9 quốc gia "ghét" nước Mỹ nhất thế giới

Trong khi nhiều người dân trên thế giới có cái nhìn tích cực về giới lãnh đạo Mỹ thì một số quốc gia lại "căm ghét" nước Mỹ. Khu vực tập trung nhiều quốc gia ghét nước Mỹ nhất là Trung Đông và Bắc Phi.

Lâu nay, đường lối lãnh đạo của chính quyền Mỹ đã tạo nên mối quan hệ chính trị căng thẳng với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Iran. Iran vốn là quốc gia không đặt quan hệ ngoại giao với Mỹ kể từ năm 1980. Tuy nhiên, tham vọng hạt nhân và chính sách nhân quyền tại quốc gia Hồi giáo lại luôn là điểm nhấn mà Mỹ quan tâm.

Trong khi đó, tại Pakistan, Mỹ đã triển khai hàng loạt chiến dịch tấn công chống khủng bố và quân nổi dậy. Mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước được đẩy lên đỉnh điểm khi Mỹ truy quét và tiêu diệt trùm khủng bổ Osama bin Laden vào năm 2011. 

Đáng nói, Trung Đông và Bắc Phi là 2 khu vực tập trung nhiều quốc gia bất đồng quan điểm với Mỹ nhiều nhất. Điển hình, 57% người dân Slovenia không thích đường lối lãnh đạo của Mỹ mặc dù cả 2 quốc gia là đồng minh chủ chốt trong khối NATO và thành viên của Liên ninh châu Âu (EU). 

Ngoài ra, trong danh sách 4/9 quốc gia thù ghét nhất nước Mỹ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo đầu người vào năm 2013 đều dưới mức 10.000 USD. Trong khi đó, hồi năm ngoái, GDP của Mỹ là hơn 50.000 USD/người. 

Dưới đây là danh sách 9 quốc gia "ghét" nước Mỹ nhất thế giới được tờ 24/7 Wall St. đăng tải:

1. Palestine

9 quốc gia

- Tỷ lệ không chấp thuận: 80% 

- GDP bình quân đầu người: Chưa xác định

- Tỷ lệ thất nghiệp: Chưa xác định

- Tuổi thọ trung bình: 73 (đứng thứ 95)

4 trong số 5 người Palestine được hỏi đều không chấp thuận sự lãnh đạo của Mỹ. Đây là quốc gia có quan điểm nhìn nhận tiêu cực nhất về Mỹ. 

Một trong những nguyên nhân khiến thái độ thù địch gia tăng với Mỹ chính là cuộc xung đột giữa Palestine với Israel. Hamas – một tổ chức kiểm soát dải Gaza rất hiệu quả từ năm 2007 đã bị Mỹ và EU coi là lực lượng khủng bố. 

2. Pakistan

9 quốc gia

- Tỷ lệ không chấp thuận: 73%

- GDP bình quân đầu người: 3.144 USD (đứng thứ 48 từ dưới lên)

- Tỷ lệ thất nghiệp: 6,7% (đứng thứ 47 từ dưới lên)

- Tuổi thọ trung bình: 66 (đứng thứ 46 từ dưới lên)

Trong năm 2013, 73% người được hỏi tại Pakistan không chấp thuận sự lãnh đạo của Mỹ. Tuy nhiên, con số này đã cải thiện tới 6% so với năm 2012.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Pakistan trở nên căng thẳng kể từ vụ tấn công khủng bố của lực lượng al-Qaeda vào ngày 11/9/2001. Chỉ một thời gian ngắn sau vụ tấn công, Mỹ biến Pakistan trở thành căn cứ để săn lùng trùm khủng bố al-Qaeda, Osama bin Laden và cuộc chiến tại Afghanistan chống lại Taliban.

Năm 2009, một cuộc điều tra cho thấy 59% người Pakistan xem Mỹ như một kẻ bắt nạt và thậm chí là mối đe dọa lớn hơn cả al-Qaeda. 

Quan điểm tiêu cực về Mỹ càng nghiêm trọng hơn khi nền kinh tế Pakistan gặp nhiều khó khăn và sự quản lý yếu kém của chính phủ. Chỉ 1/10 người Pakistan cho biết họ sống thoải mái với thu nhập trong năm 2012. Ngoài ra, chỉ 23% người Pakistan bày tỏ tin tưởng vào chính phủ.

3. Lebanon

9 quốc gia

- Tỷ lệ không chấp thuận: 71%

- GDP bình quân đầu người: 15.832 USD (đứng thứ 66)

- Tỷ lệ thất nghiệp: Chưa xác định

- Tuổi thọ trung bình: 80 (đứng thứ 23)

Giống như nhiều quốc gia không đồng tình với sự lãnh đạo của Mỹ, Lebanon có một lịch sử lâu dài xung đột với Israel. Hezbollah, một nhóm chiến binh và đảng phái chính trị đã bị Mỹ và EU xem như tổ chức khủng bố và hoạt động tại Lebanon trong nhiều thập kỷ qua.

Lebanon cũng đang chìm trong nợ nần. Tổng nợ của Lebanon vào năm ngoái chiếm gần 143% GDP – mức cao thứ 3 trên thế giới.

4. Yemen

9 quốc gia

- Tỷ lệ không chấp thuận: 69%

- GDP bình quân đầu người: 2.348 USD (đứng thứ 38 từ dưới lên)

- Tỷ lệ thất nghiệp: Chưa xác định

- Tuổi thọ trung bình: 63 (đứng thứ 38 từ dưới lên)

Hơn 100 công dân Yemen đang bị giam giữ tại vịnh Guantanamo trong nhiều năm qua. Mỹ cũng đặc biệt quan tâm tới hoạt động khủng bố tại Yemen. Đây chính là lý do khiến 2 nước có mối quan hệ căng thẳng và gần 70%  người dân không chấp thuận sự lãnh đạo của Mỹ. 

Ngoài gia, chỉ 9% người dân Yemen chấp thuận Mỹ - mức thấp nhất trong các quốc gia được tổ chức Gallup khảo sát.  

Với nền kinh tế nghèo nàn, GDP bình quân đầu người tại Yemen chỉ đạt 2.348 USD vào năm 2013. Theo Ngân hàng thế giới, hơn một nửa dân số Yemen sống trong nghèo đói vào năm 2012.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng khuyến cáo công dân mình không tới yemen do mối đe dọa an ninh cực kỳ nguy hiểm. 

5. Iraq

9 quốc gia

- Tỷ lệ không chấp thuận: 67%

- GDP bình quân đầu người: 7.132 USD (đứng thứ 79)

- Tỷ lệ thất nghiệp: Không xác định

- Tuổi thọ trung bình: 69 (đứng thứ 57 từ dưới lên)

Mỹ và Iraq vốn có lịch sử xung đột lâu dài. Sau cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, chiến tranh Iraq lại bắt đầu năm 2003 và kéo tới tận tháng 12/2011 khi quân đội Mỹ rời khỏi Iraq. Mặc dù, chiến tranh đã kết thúc nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn cảnh báo người dân không đi du lịch tới Iraq. Bởi công dân Mỹ có thể đối mặt với các mối đe dọa như bắt cóc hay khủng bố.

Sự hiện diện lâu nay của quân đội Mỹ và nhiều năm chìm trong xung đột với hàng trăm ngàn người Iraq thiệt mạng bao gồm dân thường dường như là nguyên nhân dẫn đến cái nhìn tiêu cực dành cho nước Mỹ.

Thậm chí, nhiều người dân cũng không chấp nhận chính quyền của Thủ tướng Nouri al-Maliki -  người được bầu vào năm 2010 trong cuộc bầu cử tự do được Mỹ giám sát.

6. Ai Cập

9 quốc gia

- Tỷ lệ không chấp thuận: 57%

- GDP bình quân đầu người: 6.553 USD (đứng thứ 76)

- Tỷ lệ thất nghiệp: 13% (đứng thứ 20)

- Tuổi thọ trung bình: 71 (đứng thứ 82)

Tổ chức Gallup đã thu thập dữ liệu tại Ai Cập trước thời điểm Tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ và Mỹ cắt giảm viện trợ cho quốc gia này vào cuối năm. Hiện nay, ngày càng nhiều người dân Ai Cập phản đối đường lối lãnh đạo của Mỹ.

Những bất ổn chính trị càng trở nên căng thẳng khi căn bệnh dịch hạch tại Ai Cập bùng phát sau thời điểm người biểu tình lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak vào năm 2011. Những người được hỏi thường xuyên bày tỏ thái độ tiêu cực như cảm thấy buồn, căng thẳng, đau đớn về thể xác hay tức giận. Hơn một nửa trong số này cho biết họ cảm thấy lo lắng nhiều hơn so với giai đoạn trước năm 2012. 

Bộ Ngoại giao Mỹ hiện đang khuyến cáo công dân nước mình không nên đi du lịch đến Ai Cập do bất ổn và bạo lực trên khắp quốc gia này.

7. Slovenia

9 quốc gia

- Tỷ lệ không chấp thuận: 57 %

- GDP bình quân đầu người: 27.417 USD (đứng thứ 36)

- Tỷ lệ thất nghiệp : 10,3% (đứng thứ 33)

- Tuổi thọ trung bình: 80% (đứng thứ 23)

Slovenia tách ra khỏi Nam Tư vào năm 1992 và hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài trong nhiều năm. Nỗ lực cải cách các tổ chức tài chính yếu kém đã khiến Slovenia chi một khoản tiền lớn. Trong năm 2009, nợ công của chính phủ Slovenia đã chiếm 35% tổng GDP và con số này là khoảng 71,5% vào năm ngoái.

Trong số các quốc gia có tỷ lệ căm ghét Mỹ cao nhất, Slovenia là quốc gia độc đáo nhất bởi họ là thành viên của NATO. Bộ ngoại giao Mỹ cũng khẳng định 2 nước có mối quan hệ khăng khít.

8. Iran

9 quốc gia

- Tỷ lệ không chấp thuận: 56 %

- GDP bình quân đầu người: 12.804 USD (đứng thứ 78)

- Tỷ lệ thất nghiệp: 13,2% (đứng thứ 18)

- Tuổi thọ trung bình: 73 (đứng thứ 72)

Lâu nay, Iran đã mâu thuẫn với Mỹ đặc biệt liên quan tới chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo. Hai nước đã không thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1980 khi Iran bắt giữ hơn 50 công dân Mỹ tại đại sứ quán Mỹ ở Tehran làm con tin.

Ngoài gia, theo giới phân tích chính sách, việc Mỹ và EU thi hành những biện pháp trừng phạt đã khiến nền kinh tế Iran gặp vô vàn khó khăn. Theo IMF, giá tiêu dùng ở Iran đã tăng lên 30,5% trong năm 2012 và 42,3% vào năm ngoái – mức cao đứng đầu thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân Iran. 

Chỉ 53% người dân đủ tiền để trả phí cư trú – mức  thấp nhất trong số 17 quốc gia trong khu vực. Chỉ 54% người dân đủ tiền mua đồ ăn. Khả năng, nền kinh tế nghèo nàn đã khiến người dân Iran căm ghét Mỹ nhiều hơn với tỷ lệ lên tới 56%.

9. Tunisia

9 quốc gia

- Tỷ lệ không chấp thuận Mỹ: 54 %

- GDP bình quân đầu người: 9.447 USD (đứng thứ 90)

- Tỷ lệ thất nghiệp: 16,7 % (đứng thứ 12)

- Tuổi thọ trung bình: 75 (đứng thứ 47)

Căng thẳng giữa Tunisia và Mỹ lên tới đỉnh điểm vào năm 2012 khi những người Hồi giáo cực đoan cầm đầu tiến hành một cuộc lục soát đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Tunis. Trước đó, người dân Tunisia đã xuống được biểu tình phản đối chính phủ do tỷ lệ thất nghiệp cao lên tới 18,3% hồi năm 2011. 

Cuộc tấn công vào đại sứ quán Mỹ xảy ra 1 năm sau – thời điểm những người biểu tình đã lật đổ thành công Tổng thống Zine El-Abidine Ben Ali. Mặc dù, Mỹ đã lên tiếng hỗ trợ nền dân chủ tại Tunisia và tài trợ 400 triệu USD cho quốc gia này từ năm 2011 song hơn một nửa dân số vẫn không chấp nhận lãnh đạo Mỹ.

MINH THU (lược dịch)

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Đang cập nhật dữ liệu !