5 “cuộc chiến dầu mỏ” khốc liệt nhất lịch sử

Tham vọng kiểm soát các nguồn lợi dầu mỏ của các nước luôn dẫn đến cảnh đổ máu, phá vỡ hoặc làm mất ổn định tình hình khu vực và thế giới. Lợi nhuận khổng lồ từ dầu mỏ khiến cuộc chiến giành quyền kiểm soát nguồn lợi này đã kéo dài hàng trăm năm qua.
5 “cuộc chiến dầu mỏ” khốc liệt nhất lịch sử - ảnh 1

Không quân Mỹ trong chiến dịch "Bão táp sa mạc".

Dầu mỏ luôn là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị chiến lược, quan trọng sống còn đối với các ngành công nghiệp và quân sự. Chính vì vậy, cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát dầu mỏ thường xuyên nảy sinh.

Tạp chí The National Interest (NI) đã liệt kê 5 cuộc chiến dầu mỏ có kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử.

Đứng vị trí đầu tiên trong danh sách này là cuộc chiến giành quyền kiểm soát dầu mỏ trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới lần 2. Địa điểm diễn ra cuộc chiến này là Nhật Bản.

Tháng 8/1941, Mỹ và châu Âu ban hành lệnh cấm vận chống cung cấp dầu mỏ cho Nhật Bản với lý do Quân đội Nhật xâm lược Trung Quốc và chiếm thuộc địa của Pháp ở Đông Dương.

Đây chính là sự khởi đầu cho chiến dịch xâm lược của Nhật Bản ở Thái Bình Dương, Viễn Đông và Đông Nam Á. Điều này, cùng với các lý do khác, là nhân tố thúc đẩy Nhật Bản tham gia vào Chiến tranh thế giới lần 2.

Việc Quân đội Nhật Bản phá hủy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Perl-Harbore không thể giúp Nhật Bản giải quyết được các vấn đề về dầu mỏ.

Trong khi đó, những hành động đánh chiếm các mỏ dầu ở châu Á cũng không đem đến các lợi ích cho nền kinh tế Nhật Bản vì việc chuyển dầu từ các khu vực này đến Nhật Bản là điều không dễ dàng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đến cuối chiến tranh thế giới lần 2, Nhật Bản rơi vào cảnh thiếu hụt dầu đến mức “phải đốn rừng để sản xuất nhiên liệu cho máy bay”. “Chiến tranh và tham vọng đối với trữ lượng dầu vô hạn đã dẫn đến “sự sụp đổ của một đế chế”- NI bình luận.

Đứng ở vị trí thứ hai là trận đánh ở Stalingrad và cuộc chiến của phát xít Đức xâm lược Liên Xô. Tháng 6.1942, lực lượng chủ lực của quân đội phát xít được giao nhiệm vụ đi xâm lược miền Nam nước Nga để tiếp cận với nguồn dầu mỏ khổng lồ ở khu vực Kavkaz.

Dù có lực lượng hùng hậu nhưng quân đội phát xít đã không thực hiện được bất cứ mục tiêu nào trong hai mục tiêu trên. “Trong vòng 6 tháng, quân đội phát xít được cử đánh chiếm Kavkaz đã bị đẩy lui, hơn 100 nghìn binh sỹ và sỹ quan bị bắt làm tù binh.

Đây chính là thời điểm bước ngoặt của Chiến tranh thế giới lần 2. Giấc mơ dầu mỏ đã kết thúc bằng sự sụp đổ của Giấc mơ Hitler”- NI viết.

5 “cuộc chiến dầu mỏ” khốc liệt nhất lịch sử - ảnh 2

Lính Iraq trong chiến tranh Iran - Iraq.

Cuộc chiến “tàu chở dầu” Iran-Iraq giai đoạn 1980-1988 được xếp vị trí thứ ba. Cuộc xung đột này làm suy yếu cả hai bên. Iraq là bên khởi xướng chiến tranh khi tấn công trước vào các căn cứ của ngành công nghiệp dầu mỏ và các tàu thương mại của Iran.

Iran cũng tấn công giáng trả vào các cơ sở dầu mỏ và các tàu chở dầu của Iraq và rải mìn ở vùng Vịnh Persic. Xung đột đã phá hủy của hai bên 450 tàu chiến nhưng không bên nào có thể giành chiến thắng trước đối phương.

Tuy nhiên, các tên lửa và mìn của Iran đã làm thiệt hại đến các tàu chiến của Mỹ và khiến Mỹ buộc phải hành động với Iran.

Đứng ở vị trí thứ tư trong danh sách của NI là cuộc can thiệp của Iraq vào Kuwait năm 1991. Theo NI, một trong những nguyên nhân làm bùng phát cuộc chiến này là tham vọng của Iraq trong việc kiểm soát trữ lượng dầu của nước láng giềng.

Tuy nhiên, hành động xâm lược này đã bị Mỹ, quốc gia trước đó đã ủng hộ chính Iraq trong cuộc chiến với Iran, chặn đứng.

Sau khi Iraq từ chối thực hiện tối hậu thư của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và không rút quân khỏi Kuwait, Mỹ đã quyết định đưa 500 nghìn quân đến Arab Saudi và tiến hành chiến dịch quân sự “Bão táp sa mạc” và tiêu diệt hoàn toàn Quân đội Iraq.

Thế hùng mạnh của Iraq ở Trung Đông sụp đổ và Iraq rơi vào cảnh bị cộng đồng quốc tế và khu vực cô lập.

5 “cuộc chiến dầu mỏ” khốc liệt nhất lịch sử - ảnh 3

Vị trí thứ năm trong danh sách của NI thuộc về cuộc chiến do Mỹ khởi xướng chống Iraq. Mỹ khởi xướng chiến dịch quân sự này với cái cớ giúp Kuwait nhưng thực ra mục đích chính của Mỹ cũng là nhằm chiếm lấy nguồn lợi dầu mỏ của Iraq.

“Nếu như không phải ở Trung Đông và Nigieria tấn công Cameroon thì Mỹ sẽ không bao giờ gửi số lượng quân kỷ lục như vậy đến giải quyết vấn đề”- NI nhận định.

Cuộc chiến do Mỹ phát động chống Iraq khiến cho vai trò, ảnh hưởng của Bin Laden và tổ chức khủng bố Al-Qaeda gia tăng nhanh chóng, dẫn đến tổ chức này thực hiện các vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001, đánh sập tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Quốc tế - biểu tượng của sự hùng mạnh và phồn vinh của nước Mỹ.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Đào Cảnh (Lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !