12 sự kiện chính trị nổi bật trong 1 năm nhậm chức của Tổng thống Trump

Hãng tin ABC News mới đây đã điểm lại 12 sự kiện nổi bật nhất diễn ra trong khoảng thời gian kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/1/2017.

1. Lệnh cấm nhập cảnh đối với một số nước được đưa ra

Đề xuất nhằm cấm công dân của một số nước được nhập cảnh vào Mỹ đã gặp phải nhiều rào cản và sửa đổi nhiều lần, tuy nhiên nó đã được công bố qua một mệnh lệnh hành pháp của Tổng thống Trump vào ngày 27/1.

Mệnh lệnh này có tên là “Bảo vệ Quốc gia khỏi Các phần tử Khủng bố Nước ngoài vào Hoa Kỳ”, và đã có hiệu lực ngay lập tức nhằm ngừng cấp visa đối với tất cả các công dân từ 7 nước gồm Iraq, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yemen trong vòng 90 ngày. Thêm vào đó, lệnh này còn cấm người tị nạn từ bất kỳ đầu trên thế giới trong 120 ngày và cấm người tị nạn Syria vô thời hạn.

Tuy nhiên các thẩm phán liên bang đã ngăn không cho lệnh này được thực thi. Một mệnh lệnh hành pháp thứ hai có nội dung tương tự cũng được ban hành, song lại bị chặn. Tòa án Tối cao Mỹ sau đó tuyên bố rằng họ sẽ cho phép một phần của lệnh được thực thi, trong đó bao gồm lệnh cấm người tị nạn vào Mỹ trong 120 ngày.

2. Bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án tối cao mới

Ông Neil Gorsuch (giữa) được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ.

Một trong những thành công trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump tính đến thời điểm hiện tại đó là việc bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Tối cao Neil Gorsuch, mặc dù động thái này làm dấy lên một số tranh cãi. Để ông Gorsuch được nhậm chức, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu để thay đổi quá trình bổ nhiệm đã có từ lâu, từ bỏ ngưỡng 60 lá phiếu ủng hộ và thay vào đó người được xem xét chỉ cần có số phiếu ủng hộ đa số (do đảng Cộng hòa không nắm đủ 60 ghế trong Thượng viện). Điều này có nghĩa là từ nay bất kỳ quyết định mới nào sẽ chỉ cần 51 phiếu thuận từ Thượng viện để được chấp nhận.

3. Rút lui khỏi thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris

Tổng thống Trump tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris. “Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Hiệp định Paris về Khí hậu, tuy nhiên việc đàm phán để quay trở lại hiệp ước này hoặc tham gia một thỏa thuận mới có những điều kiện có lợi hơn cho Hoa Kỳ sẽ được thực hiện”, ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng.

Với quyết định này, ông Trump đã thực hiện được lời hứa của mình khi còn vận động tranh cử, đồng thời lật ngược lại chính sách của người tiền nhiệm Barack Obama.

4. Thay đổi nhân sự lớn trong nội bộ Nhà Trắng

Một loạt nhân viên và quan chức Nhà Trắng đã đồng loạt từ chức trong khoảng thời gian từ cuối tháng 7 và giữa tháng 8.

Người đầu tiên từ chức là phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer khi ông rời vị trí của mình vào ngày 21/7. Sau đó đúng một tuần, tham mưu trưởng Reince Priebus cũng từ chức. Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng Anthony Scaramucci đã bị sa thải vào ngày 31/7 khi mới chỉ nhậm chức được 11 ngày, và ông Steve Bannon từ chức cố vấn cấp cao của Nhà Trắng vào ngày 18/8.

5. Chính sách y tế mới thay thế Obamacare thất bại

Thượng nghị sĩ John McCain (trái) sau khi bỏ phiếu về chính sách y tế mới.

Những nỗ lực để thông qua một chính sách y tế mới khác với Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền, hay còn gọi là Obamacare, đã thất bại với số phiếu thuận - chống là 49 – 51 của Thượng viện Mỹ. Một tiếng sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, Tổng thống Trump viết trên trang Twitter của mình rằng: “3 nghị sĩ đảng Cộng hòa và 48 người đảng Dân chủ đã làm người dân Mỹ thất vọng. Như tôi đã từng nói, các anh hãy cứ để Obamacare sụp đổ rồi cứ tự mình lo liệu”.

Thượng nghị sĩ John McCain là một trong số 3 nghị sĩ đảng Cộng hòa bỏ phiếu chống. Đã có những tràng vỗ tay lớn trong Thượng viện sau khi ông McCain bỏ phiếu. Hai người còn lại là Thượng nghị sĩ Susan Collins và Lisa Murkowski.

6. Biểu tình ở Charlottesville, ông Trump nhận xét “hai phía đều có người tốt”

Tổng thống Mỹ đã bị chỉ trích trước động thái ngăn chặn các cuộc biểu tình bùng nổ tại Charlottesville, bang Virginia (Mỹ) nhằm phản đối loại bỏ bức tượng của một vị tướng thời Nội chiến Mỹ. Tuy nhiên câu trả lời mà ông đưa ra trước những chỉ trích trên khiến tình hình trở nên xấu đi.

Cụ thể, ông Trump đã chỉ trích “cả hai phía” của cuộc biểu tình và hai bên “đều có những người tốt”, mặc dù trong số này có những người ủng hộ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc da trắng thượng đẳng. “Tôi cho rằng cả hai bên đều có lỗi”, ông Trump nói.

Tổng thống Mỹ sau đó đã đưa ra tuyên bố lên án các nhóm da trắng thượng đẳng, song phát biểu trước đó của ông đã khiến hai đảng Cộng hòa và Dân chủ phản đối dữ dội.

7. Các mẫu tường ngăn cách biên giới phía Nam xuất hiện

Cục Hải quan và Bảo vệ Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) tuyên bố vào ngày 1/9 rằng đã có 4 công ty được chọn để thiết kế và xây dựng mẫu tường ngăn cách biên giới Mỹ - Mexico.

Mỗi công ty đều có nhiệm vụ xây dựng một mẫu tường bằng bê tông chịu lực ở khu vực biên giới giáp với thành phố San Diego (Mỹ). CBP sau đó sẽ quyết định thêm ít nhất 4 doanh nghiệp nữa để xây dựng một bức tường làm bằng các chất liệu khác. Ngay từ khi ông Trump vận động tranh cử, ông đã hứa xây dựng một bức tường lớn ngăn cách biên giới Mỹ và Mexico để ngăn người nhập cư trái phép xâm nhập vào Mỹ.

8. Tổng thống Mỹ đe dọa sẽ “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc

Tổng thống Trump phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Trong bài phát biểu đầu tiên tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Trump đã chỉ trích lãnh đạo Kim Jong-un. Ban đầu ông không nêu đích danh lãnh đạo Triều Tiên, sau đó ông đặt biệt danh “Người Tên Lửa” để ám chỉ ông Kim.

“Hoa Kỳ luôn sở hữu sức mạnh và sự kiên nhẫn vĩ đại, nhưng nếu cần phải tự bảo vệ mình hoặc các nước đồng minh, chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên. Người Tên Lửa đang đưa mình vào thế tự sát cho bản thân và chính quyền của mình. Hoa Kỳ luôn sẵn sàng làm vậy và hi vọng rằng hành động này là không cần thiết”, ông Trump nói.

Phát biểu này được đưa ra sau khi Triều Tiên gia tăng căng thẳng trong khu vực bằng các cuộc thử nghiệm tên lửa và đầu đạn hạt nhân.

9. Nội bộ đảng Cộng hòa lục đục

Giữa Tổng thống Trump và thành viên đảng Cộng hòa đã xảy ra nhiều tranh cãi trong 1 năm qua, nhưng đến tháng 10 nó đã đạt đỉnh điểm khi ông Trump và thượng nghị sĩ Bob Corker đã chỉ trích nhau. Ông Corker, một chủ tịch của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và là một đồng minh của ông Trump trong cuộc bầu cử, đã gọi Nhà Trắng dưới thời Trump là một “trung tâm nuôi dạy trẻ cho người lớn”.

Cùng lúc đó, nghị sĩ Jeff Flake tuyên bố rằng ông sẽ không tham gia tranh cử Thượng nghị sĩ lần nữa và đã có bài phát biểu chỉ trích chính quyền Trump trước Quốc hội.

“Tôi đứng đây để nói rằng, đủ rồi”, ông Flake nói. “Chúng ta phải nỗ lực để đảm bảo rằng những gì bất thường sẽ không trở thành chuyện thường. Tôi phải nói chúng ta không thể tiếp tục tự lừa dối bản thân rằng sự ổn định và tốt đẹp đang hiện hữu trước mắt”.

10. Cố vấn tranh cử của ông Trump bị bắt

Cựu cố vấn tranh cử của ông Trump là ông Paul Manafort.

Cuộc điều tra các cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 đã được khởi động từ tháng 5/2017 dưới sự chỉ đạo của ông Robert Mueller, nhưng phải đến tháng 10 mới có những người đầu tiên bị khởi tố.

Một cựu cố vấn của ông Trump là ông George Papadopoulos đã bị tuyên án có tội khi đã khai man trước các đặc vụ FBI. Thêm vào đó, giám đốc chiến dịch vận động Paul Manafort và người đồng sự Rick Gates cũng bị cảnh sát bắt giữ với nhiều tội danh khác nhau, trong đó có âm mưu chống lại nước Mỹ, rửa tiền và làm gián điệp nước ngoài. Cả hai đều phủ nhận tội trạng của mình.

Vào tháng 12, cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn cũng đã bị tuyên có tội khi đã giấu diếm các lần gặp mặt của mình với đại sứ Nga Sergey Kislyak.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Trump cho biết giữa nhóm vận động của ông và Nga không có mối liên hệ nào, và ông tin ông Mueller sẽ hành xử công bằng. Ông Trump cũng nói rằng ông sẽ không sa thải ông Mueller mặc dù ông nghi ngờ sự trong sạch của các điều tra viên.

11. Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Ông Trump tuyên bố rằng Mỹ chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô Israel, đồng thời bắt đầu di dời đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về thành phố này. Động thái này đi ngược lại với chính sách đối ngoại của Mỹ tại vùng Trung Đông.

“Tuyên bố của tôi hôm nay đánh dấu sự khởi đầu cho các chính sách mới nhằm giải quyết xung đột giữa Israel và Palestine”, ông Trump phát biểu từ Nhà Trắng. Tổng thống Mỹ gọi đây là “bước đi đáng lẽ phải làm từ lâu để thúc đẩy tiến trình hòa bình”.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã phản đối quyết định này của ông Trump, khi trong cuộc bỏ phiếu lấy ý kiến có đến 128 nước thành viên ủng hộ nghị quyết phản đối tuyên bố Jerusalem của Liên Hợp Quốc.

12. Tổng thống Trump ký kết đạo luật thuế mới

Được coi là chiến thắng pháp lý lớn nhất của chính quyền Trump trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống, ông Trump đã ký quyết định giảm thuế sau khi nhận được sự đồng thuận của Thượng viện và Hạ viện Mỹ, qua đó cắt giảm 1,5 nghìn tỷ USD tổng số tiền thuế phải trả.

“Tất cả nội dung của quyết định này sẽ mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp, cho người dân, những người tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động. Tôi coi đây là một đạo luật giúp thúc đẩy việc làm, các tập đoàn lớn đều rất hào hứng trước quyết định này”, ông Trump phát biểu tại phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng.

Theo một khảo sát được công bố 3 ngày trước khi ông Trump ký quyết định, có 55% số người Mỹ được hỏi bày tỏ sự không hài lòng trước đạo luật mới, trong khi số người ủng hộ đạt 33%.

Anh Tuấn (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !