Thanh Hóa: Thi công kênh thủy lợi, hơn trăm ngôi nhà bị nứt toác, có nguy cơ sập

Việc thi công kênh thủy lợi Bắc sông Chu-Nam sông Mã đã khiến cho hàng trăm nhà dân trên địa bàn huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) bị nứt nẻ… Còn người dân thì luôn nơm nớp lo sợ vì những ngôi nhà của họ có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Kênh thủy lợi Bắc sông Chu-Nam sông Mã đang được thi công.

Nhà ở của hơn 160 hộ dân nứt toác

Nhiều tháng nay nhà của hơn 160 hộ dân ở các thôn Liên Cơ 1, Liên Cơ 3, Minh Thành, Nán của xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) bị nứt toác, hư hỏng, nhiều giếng nước bị cạn, nhiều hố đất sụn lún sâu ở ngoài ruộng cạnh khu vực thi công kênh.

Theo nhiều người dân phản ánh, nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do việc xây dựng hệ thống kênh chính hợp phần kênh Bắc sông Chu- Nam sông Mã chạy qua địa bàn xã.

Việc nổ mìn thi công khiến cho nhà của hàng trăm hộ dân dọc kênh bị hư hỏng.

Người dân địa phương phản ánh, từ tháng 6/2016 khi thi công kênh đoạn chạy qua địa bàn xã thì đơn vị thi công đã nổ mìn phá đá dưới lòng đất để xây dựng kênh khiến cho khu vực nhà dân bị rung lắc mạnh, nhiều giếng nước bị tụt nước và đá bay cả vào nhà dân gây hư hỏng.

Có mặt tại địa phương chúng tôi chứng kiến cảnh hàng trăm ngôi nhà từ cấp 4, nhà cao tầng với đủ các vết nứt nhỏ, chân chim đến nứt toác với những vết nứt lớn rộng vài cm, vết kéo dài cả vài mét, nhiều vết nứt lớn có thể nhìn thấy nhà bên cạnh, nhiều cây cột bị gãy, nhiều mảng tường bong ra…

Gia đình anh Hà Sỹ Sơn đã phải di chuyển đi nơi khác ở vì sợ sập nhà.

Theo anh Hà Sỹ Sơn (trú ở thôn Liên Cơ 1) cho biết: “Nhà tôi 3 tầng có tổng diện tích tầng 1 là 120m², tầng 2 cũng 120 m², trước đây do nổ mìn ở sau nhà tôi nhưng nó chỉ bị ảnh hưởng nhẹ nên công ty đã đến tự thỏa thuận với 3 nhà dân với số tiền mỗi nhà từ 45 đến 50 triệu đồng để tự sửa chữa nhà và họ nói nếu như ảnh hưởng nữa họ sẽ đền bù sau, nhưng từ đầu tháng đến giờ nhà bỗng nhiên nứt toác và các trụ cột bê tông bị gãy hết”.

Hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng từ việc thi công kênh khiến cho đời sống sinh hoạt bị đảo lộn, người dân nơm nớp lo sợ khi sống trong nhà, nhiều hộ đã phải di dời đi nơi khác để ở.

Những vết nứt toác kéo dài cả mét.

Đem vấn đề này trao đổi với ông Lương Chí Kiên - Chủ tịch UBND xã Nguyệt Ấn, ông cho biết: “Trước đó chỉ có 150 hộ bị ảnh hưởng, nhưng đến bây giờ đã hơn 160 hộ dân bị ảnh hưởng, và các hộ bị ảnh hưởng tăng lên hàng ngày, trong đó có 3 hộ sắp sập hoàn toàn. Hiện xã đã lập danh sách yêu cầu các hộ kê khai thiệt hại do việc thi công kênh thủy lợi gây ra. Xã đã lập danh sách báo cáo huyện, huyện cũng đã báo cáo tỉnh và Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng đã đến địa phương làm việc và thông báo kết luận rất cụ thể”.

Theo ông Kiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân chính vẫn là thi công bằng phương pháp nổ mìn và do địa chất. 

Nhiều cột nhà bị gãy nứt.

Tường nhà ở của các hộ dân bị nứt nẻ, đứng trước nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Không dám ở trong nhà

Không chỉ hơn 160 hộ dân bị ảnh hưởng nứt nhà ở trong đó có 3 ngôi nhà bị ảnh hưởng nặng khi các mố, cột và tường nứt toác có nguy cơ sụp đổ bất cứ khi nào khiến gia đình phải di chuyển đi nơi khác ở nhờ.

Theo chị Oanh ở thôn Liên Cơ 1 cho biết: “Nhà nứt từ khi nổ mìn, ban đầu nứt nhỏ sau đó gãy cả dầm, nhà tôi là nhà 3 tầng, lúc làm nhà hết 1,3 tỷ đồng nhưng giờ tường nhà bị nứt hết nên gia đình đã di chuyển đi nơi khác ở hơn 10 ngày nay do sợ nhà sập, khi đi nơi khác ở đã báo cáo chính quyền địa phương nhưng đến thời điểm hiện tại chưa nhận được văn bản hay thông tin nào từ chính quyền”.

Tương tự như nhà chị Oanh và anh Hà Sỹ Sơn, nhà ông Nguyễn Ngọc Đức cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi sống trong lo sợ nhà sẽ sập xuống bất kỳ lúc nào.

Sợ nhà sẽ sập bất cứ lúc nào nên gia đình ông Đức phải ở phía trước nhà để khi nào nhà sập thì có thể chạy nhanh ra ngoài thoát thân.

Ông Đức cho biết: “Nói mồm (miệng) là di dời chứ chưa có hướng đền bù, chúng tôi muốn phải có thông tin rõ ràng, cụ thể, vì nếu bị thiên tai thì khác, nhưng đây là nổ mìn để làm kênh thủy lợi, do đó chúng tôi yêu cầu phải được được đền bù. Tuy hiện nay chưa được đền bù nhưng chính quyền phải có tính toán thực tế và có quyết định thực tế. Nếu di dời phải đi đâu, đến chỗ nào để có thể sinh sống, có thể làm ăn để duy trì cuộc sống được nữa chứ, đâu phải đơn giản chỉ mỗi 1 cái nhà như vậy".

"Gia đình tôi có 5 người bây giờ chỉ dám ở phía mé trước nhà, hàng hóa cũng chuyển ra hết phía trước để khi nào nhà đổ lúc nào thì chạy ra lúc ấy luôn chứ không còn cách nào khác.", ông Đức cho biết thêm.

Tường nhà cũng bị bong tróc.

Còn anh Hà Sỹ Sơn cho biết: “Nhà tôi làm cùng với thời điểm nổ mìn vào cuối tháng 6 đầu tháng 7/2016, huyện và tỉnh cũng đã có công văn xin lấy 3 nhà này ra làm thí điểm nếu như có mệnh hệ gì thì sẽ đền bù nhà cho dân và gia đình tôi phải chuyển đi ở nhờ từ hôm mùng 3 đến bây giờ”.

Vết nứt nẻ kéo dài.

Ông Lương Chí Kiên - Chủ tịch UBND xã Nguyệt Ấn cho hay: “ Hiện giờ việc thi công vẫn bình thường, còn công tác đền bù giải phóng mặt bằng đã hoàn chỉnh rồi, và chờ thi công xong vào ngày 1/1/2018, sau đó sẽ tiến hành kiểm đếm những hộ bị ảnh hưởng từ nhỏ đến lớn đều được đền bù”.

Hiện nay UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các đơn vị thi công hoàn thành kênh Bắc trước ngày 31/12/2017 và hoàn thiện báo cáo thiệt hại bắt đầu từ tháng 1/2018.

Ông Phạm Công Cúc – Phó chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc cho biết: “Nếu dừng thi công thì đời sống nhân dân sẽ bị ảnh hưởng vì một số nhà sẽ tiếp tục bị sụt lún nếu mực nước rút xuống. Trong quá trình thi công dự án kênh thủy lợi thì mực nước xuống giảm nhưng gặp mưa bão nên một số nhà của các hộ dân bị sụt lún, nứt nhà do đó tất cả các nhà cũng bị ảnh hưởng. Chúng tôi sẽ phải bố trí cho công tác di dân để đảm bảo an toàn, đồng thời toàn bộ số nhà bị nứt sẽ kiểm đếm cụ thể đền bù thỏa đáng theo quy định pháp luật”.

Liên quan đến việc hàng trăm nhà dân bị nứt nẻ do thi công kênh thủy lợi Bắc sông Chu - Nam sông Mã qua địa bàn xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa), sáng 14/11 đoàn công tác của Bộ NN&PTNN đã đến địa phương tiến hành kiểm tra tình hình và xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên.

Cũng trong chiều ngày 14/11 Ban Quản lý dự án, UBND huyện đã về UBND xã làm việc với địa phương. 
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạo các Sở, Ban, ngành và chủ đầu tư nhanh chóng thi công đảm bảo gói thầu hoàn thành chậm nhất đến ngày 31/12/2017 và bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng do thi công kênh và hướng dẫn các hộ dân khai báo thiệt hại từ tháng 1/2018.

Dự án đầu tư hệ thống kênh thủy lợi Bắc sông Chu-Nam sông Mã đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt với tổng mức đầu tư 4.315 tỷ đồng với kênh chính dài 16,510 km, kênh chính Bắc dài 58,4998km, kênh chính Nam dài 43,348km.

Sau khi hoàn thành hệ thống kênh thủy lợi Bắc sông Chu-Nam sông Mã sẽ phát huy hiệu quả đồng bộ của Công trình Thủy lợi-Thủy điện Cửa Đạt phục vụ sản xuất, dân sinh.

Sau khi hoàn thành hệ thống kênh thủy lợi Bắc sông Chu-Nam sông Mã chủ động tưới tự chảy cho gần 32.000 ha (thay thế hơn 100 trạm bơm lớn, nhỏ dọc sông Chu, sông Mã, sông Cầu Chày).

Trần Nghị

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Đang cập nhật dữ liệu !