Thanh Hóa: Đào tạo nghề giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Các chính sách đào tạo nghề tại Thanh Hóa đã phát huy vai trò quan trọng trong công tác giải quyết việc làm, cải thiện sinh kế và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Qua đó góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo khu vực miền núi năm 2020 xuống còn 5,7% (giảm 20,09% so với đầu năm 2016).

Nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề

Giai đoạn 2016-2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khu vực miền núi đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo được cho 12.194 lao động (trình độ trung cấp là 4.123 người; trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng là 8.071 người), chủ yếu là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ bị thu hồi đất. Các ngành, nghề đào tạo tương đối đa dạng, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động, trong đó chủ yếu là nhóm nghề: Điện, Cơ khí, Chăn nuôi - Thú y, Trồng trọt và các nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số như: Dệt thổ cẩm, Đan lát …

Lao động khu vực miền núi ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục nghề nghiệp nói chung còn được hưởng các chính sách hỗ trợ đặc thù như: Chính sách hỗ trợ học bổng, các khoản kinh phí mua đồ dùng cá nhân, hỗ trợ trong dịp tết Nguyên đán và hỗ trợ đi lại đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng đối với lao động nông thôn, trong đó ưu tiên người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; chính sách miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…

Bên cạnh công tác đào tạo nghề nghiệp, tỉnh Thanh Hóa cũng đã quan tâm tổ chức các lớp đào tạo về ngoại ngữ, trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số, phục vụ công tác xuất khẩu lao động. Trung bình hằng năm, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các lớp học ngoại ngữ và trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ xuất khẩu lao động cho hơn 2.500 lao động là người dân tộc thiểu số đi làm việc ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ả rập xê út...

{keywords}
Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp giải quyết việc làm cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Mai Anh

Tiếp tục nâng cao chất lượng

Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cho rằng, các cấp, các ngành trong tỉnh cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ và các tầng lớp nhân dân về vai trò của công tác đào tạo nghề đối với lao động vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Trong đó, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp, chủ trì các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương các cấp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đồng thời, cần tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho các cơ sở đào tạo nghề nghiệp. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy nghề; đồng thời, đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp dạy nghề phù hợp cho lao động theo hướng tăng cường bài giảng tích hợp, phát huy năng lực, tăng cường tính chủ động, tích cực của người học nghề. Nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo phải phù hợp với điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đặc điểm vùng miền, đề án tái cấu trúc nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới và điều kiện của người học nghề. Bên cạnh đó, cần tăng quy mô đào tạo gắn với đầu tư cho các trường nghề dân tộc nội trú; đào tạo nghề gắn kết với doanh nghiệp và thị trường lao động để bảo đảm cho học viên dân tộc thiểu số có việc làm sau khi tham gia các khóa học nghề.

Ngoài ra, xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn các huyện miền núi, đảm bảo cân đối giữa các cấp trình độ đào tạo, các địa phương, giữa các nhóm nghề đào tạo; phối hợp, lồng ghép có hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực, đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong hoạt động dạy nghề; thực hiện rà soát, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy nghề được đầu tư, xây dựng các phương án đảm bảo sử dụng thiết bị dạy nghề có hiệu quả. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dạy nghề; tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở; đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực dạy nghề; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về dạy nghề.

Cuối cùng là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và Nhân dân trong việc thực hiện giám sát và phản biện xã hội đối với công tác đào nghề cho lao động dân tộc thiểu số, miền núi; thực hiện kiểm tra, giám sát đối trong quá trình tổ chức đào tạo, việc sử dụng kinh phí và thực hiện các chính sách của nhà nước đối với người học nghề, công tác giải quyết việc làm sau đào tạo của người học góp phần thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn tỉnh.

Mai Anh

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !