Thanh Hóa: Chính sách dân tộc - điểm tựa để người dân thoát nghèo

5 năm qua, nhiều chương trình, dự án đầu tư tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng làm thay đổi toàn diện đời sống đồng bào các DTTS tỉnh Thanh Hóa.

Đồng bộ nhiều chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS

Vùng dân tộc miền núi tỉnh Thanh Hóa có hơn một triệu người, trong đó đồng bào DTTS có hơn 600 nghìn người, chủ yếu là các dân tộc Mường, Thái, Thổ, H’Mông, Dao, Khơ Mú. Giai đoạn 2016 - 2020 với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới, các chương trình, chính sách của Trung ương được lồng ghép với các chương trình, chính sách của địa phương, đã giúp kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thanh Hóa từng bước phát triển.

Trong 5 năm vừa qua, tỉnh đã huy động được trên 58.000 tỷ đồng, bình quân 11.580 tỷ đồng/năm để đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ các nguồn lực này, hàng trăm công trình bao gồm: Giao thông, trường học, thủy lợi, điện, trạm y tế, nhà văn hóa, nước sinh hoạt… dành cho đồng bào DTTS được đầu tư xây dựng mới đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội vùng miền núi. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm (giai đoạn 2016 - 2020) giảm 4,02%/năm; có 1/7 huyện (huyện Như Xuân) thoát khỏi diện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; 5 xã và 50 thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020; đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng DTTS và miền núi được cải thiện rõ rệt.

Mạng lưới y tế cơ sở tại các huyện miền núi tiếp tục được củng cố, phát triển và ngày càng hoàn thiện. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực; Chất lượng khám và điều trị người bệnh ở các tuyến cơ sở được nâng lên. Trên địa bàn 11 huyện miền núi có 1 Bệnh viện đa khoa khu vực là bệnh viện tuyến tỉnh và 10 bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Đến nay, tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế đạt 81%; tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ đạt 91,4%; 88,6% số trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 76% số dịch vụ thuộc “gói dịch vụ y tế cơ bản” theo quy định của Bộ Y tế đã được thực hiện tại tuyến xã; trên 75% trạm y tế có hoạt động khám chữa bệnh y học cổ truyền.

Tỷ lệ hộ DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng từ 86,5% năm 2015 lên 91% năm 2020. Tỷ lệ hộ DTTS được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tăng từ 48% năm 2015 lên 71% năm 2020.

{keywords}
Đồng bào Mông ở xã Xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát thu hoạch lúa. Ảnh: Thu Hiền

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm nghèo thông tin

Có thể nói rằng trong việc thực hiện chính sách dân tộc vùng đồng bào DTTS và miền núi thì chính sách giáo dục là một trong những chính sách quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào. Do đó, thời gian qua, công tác phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi đã được Thanh Hóa đặc biệt quan tâm. Đến nay, khu vực 11 huyện miền núi có 664 trường, trong đó, Mầm non: 204 trường; Tiểu học: 216 trường; Trung học cơ sở: 214 trường; Trung học phổ thông: 30 trường; 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; 02 trường Trung cấp nghề, 175 trung tâm học tập cộng đồng. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 58,1%, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 80,4%. Chất lượng giáo dục, đào tạo ở các huyện miền núi từng bước được nâng lên; đã có 7/11 huyện hoàn thành phổ cập giáo dục THCS mức độ 2. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức là người DTTS tham gia bộ máy chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh là 320 người, chiếm 9,2%; cán bộ, công chức xã 2.484 người chiếm 21%; viên chức 4.501 người, chiếm 7,9%.

5 năm qua, hạ tầng bưu chính viễn thông ở các huyện miền núi tiếp tục được quan tâm đầu tư. Hiện có 100% số xã có điểm phục vụ, với 217 điểm và 02 thùng thư công cộng độc lập/điểm; phát hành báo chí đạt 45 triệu tờ/cuốn báo và tạp chí các loại. Dịch vụ viễn thông cũng phát triển nhanh hơn; đến nay, có 83.855 thuê bao Internet băng rộng cố định; có 629.837 thuê bao điện thoại di động; 100% trung tâm xã, thị trấn có mạng Internet; 100% trung tâm các xã có mạng truyền dẫn cáp quang và được phủ sóng thông tin di động; 98% hộ đồng bào được xem truyền hình, 95% được nghe đài phát thanh…

Hệ thống truyền thanh được đầu tư, nâng cấp. Hiện nay, 100% số xã trên địa bàn các huyện miền núi đã được đầu tư Đài truyền thanh; 100% số huyện có đài truyền thanh để phục vụ thông tin, tuyên truyền đến người nhân dân.

Quốc phòng - an ninh trên địa bàn khu vực miền núi ngày một được tăng cường và củng cố. Đến nay, đã đầu tư xây dựng 07 đồn biên phòng, 200 km đường tuần tra biên giới, đường đến Đồn biên phòng góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, xây dựng vững chắc khu vực phòng thủ, góp phần bảo vệ an ninh biên giới và giữ vững chủ quyền quốc gia.

{keywords}
Đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng DTTS và miền núi được cải thiện rõ rệt. Ảnh: Thu Hiền

Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình

Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, tỉnh Thanh Hóa tăng cường vận động đồng bào các dân tộc tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt, có hiệu quả các chính sách dân tộc. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền đồng bào dân tộc Mông không di cư tự do, không truyền đạo trái phép; đẩy mạnh công tác tuyên truyền xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc. Đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi; tuyển dụng bố trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp hệ cử tuyển, đảm bảo hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tham gia vào các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường đôn đốc các huyện, xã thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc của Trung ương và của tỉnh ban hành đảm bảo đúng địa bàn, đúng đối tượng, đẩy nhanh tiến độ và đạt hiệu quả cao.

Theo đó, tỉnh để nghị Chính phủ cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/NĐ-CP trong tình hình mới; theo đó thực hiện rà soát các chính sách đang triển khai thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các Bộ, ngành; từ đó phân loại từng nhóm chính sách thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các Bộ, ngành được giao tại Nghị định. Đưa ra khỏi Nghị định những chính sách thực hiện hiệu quả không cao, không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương cần có chủ trương, giải pháp đồng bộ, toàn diện, có tính chiến lược về công tác dân tộc và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đề nghị UBND các huyện, xã bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc phải đủ năng lực, trình độ đáp ứng nhiệm vụ được giao. Đề nghị Trung ương bố trí đủ nguồn lực để thực hiện các chính sách được ban hành nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Thu Hiền

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !