Thái Lan: Chán biểu tình, đệ đơn kiện Yingluck
![]() |
Biểu tình không kết quả thì kiện?
Ngày 4/2, Ủy ban bầu cử (EC) của Thái Lan cho biết, họ sẽ tiếp tục điều tra để phát hiện những sự bất thường tại các điểm bầu cử nhằm tiến tới đưa ra một kết quả cuối cùng trong thời gian sớm nhất và hy vọng sẽ chấm dứt những căng thẳng chính trị tại quốc gia này.
Trong khi chờ đợi kết quả bầu cử, Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra đã đón nhận một tin vui khi số lượng người biểu tình chống chính phủ, những người tham gia chặn các nút giao thông lớn của Bangkok để “đóng cửa thủ đô” trong nhiều tuần qua, đã giảm đi một cách đáng kể.
Phát ngôn viên Chavanond Intarakomalyasut của Đảng Dân chủ, phe đã tẩy chay cuộc bầu cử, tuyên bố sẽ nộp hai đơn khiếu nại với Tòa án Hiến pháp.
"Việc đầu tiên liên quan đến việc bầu cử trực tiếp. Chúng tôi sẽ lập luận rằng cuộc bầu cử đã vi phạm hiến pháp, đặc biệt là Điều 68 ngăn cấm người phá hoại chế độ quân chủ lập hiến và cố gắng để lấy quyền lực thông qua biện pháp vi hiến", người phát ngôn của đảng Dân chủ nói, "Trong một bản kiến nghị riêng biệt, chúng tôi sẽ nộp đơn xin giải thể của đảng Puea Thai (đảng của bà Yingluck) vì cho công bố tình trạng khẩn cấp có nghĩa là cuộc bầu cử không thể được tổ chức trong những hoàn cảnh bình thường".
Chính phủ áp đặt tình trạng khẩn cấp vào tháng trước để cố gắng kiểm soát các cuộc biểu tình.
Cuộc bầu cử hôm Chủ Nhật (2/2) vừa qua đã diễn ra trong hòa bình, không có sự lặp lại của sự hỗn loạn nhìn thấy ngày hôm trước, khi những người ủng hộ và phản đối Yingluck đụng độ ở phía bắc Bangkok.
Nhưng ai cũng hiểu, bất cứ kết quả của cuộc bầu cử ra sao thì nó cũng không thể thay đổi được hiện trạng rối loạn của một đất nước Thái Lan đang dần dần tàn lụi bởi 8 năm chia rẽ và bất ổn.
Ủy ban cho biết họ đang xem xét các khiếu nại liên quan đến cáo buộc lạm dụng quyền lực của chính phủ trong cuộc bầu cử.
![]() |
Chán biểu tình?
Theo quan sát của các phóng viên quốc tế đang ở Bangkok, những người biểu tình chống chính phủ đã phải đóng cửa hai trung tâm biểu tình kể từ hôm 3/2. Các cuộc tuần hành vẫn diễn ra tại công viên Lumpini, nhưng số lượng người tham gia đã ít đi trông thấy.
Những người biểu tình đã phong tỏa khoảng 1/5 số điểm bỏ phiếu trong ngày Chủ nhật, đồng thời luôn miệng yêu cầu bà Yingluck phải từ chức để nhường chỗ cho một cái gọi là "hội đồng nhân dân" do đảng Dân chủ của ông Suthep cầm đầu, để “đại tu hệ thống chính trị” mà họ nói đã bị làm hỏng bởi người anh tỷ phú của bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Dù chưa có kết quả cuối cùng nhưng cuộc bầu cử là gần như chắc chắn sẽ giúp bà Yingluck trở lại nắm quyền.
Ủy ban bầu cử cho biết, việc bỏ phiếu đã bị gián đoạn đối với khoảng 18% cử tri, 67 trong số 375 điểm bầu cử bị phe Áo vàng phá hoại. Những người biểu tình nói rằng cựu tài phiệt viễn thông Thaksin đã phá vỡ một nền dân chủ mong manh với nền chính trị dân túy như trợ cấp, các khoản vay giá rẻ và chăm sóc sức khỏe để thu hút người nghèo và đảm bảo chiến thắng cho bên mình trong mỗi cuộc bầu cử từ năm 2001.
Cựu Thủ tướng Thái Lan, Thaksin đã sống ở nước ngoài kể từ năm 2008 để tránh án tù vì bị kết tội tham nhũng. Ông khẳng định bản án này nhằm vào ông với động cơ chính trị. Những người chỉ trích nói rằng Yingluck chỉ là một “con rối” trong tay ông.
Người ủng hộ ông Thaksin cáo buộc quân đội và việc thành lập, bao gồm các cơ quan tư pháp, thông đồng trong những năm qua để lật đổ chính phủ của ông.
Quân đội đã tổ chức nhiều cuộc đảo chính kể từ khi Thái Lan đã trở thành một chế độ quân chủ lập hiến năm 1932, lật đổ ông Thaksin năm 2006.