Tàu TQ đâm tàu VN: "Sửa xong tàu, tôi lại ra Hoàng Sa"

Cư dân ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) thường gắn cho anh tên gọi: Lộc Hoàng Sa.
Dân làng gọi anh Nguyễn Lộc - người vừa trở về từ Hoàng Sa sau khi tàu của anh bị Trung Quốc tấn công hôm 7/5 - như vậy là bởi từ khi biết đi biển, anh chỉ chọn Hoàng Sa là phía giong thuyền ra khơi. Mọi tai ương trên biển đều không khiến chàng ngư dân trẻ này và bạn biển chùn bước…

Phút giây cân não

Trưa. Tiết trời tháng 5 nóng như đổ lửa. Từng cơn gió biển mặn chát táp liên hồi vào mặt những ngư dân đang hì hục chuẩn bị sửa soạn đồ nghề chuẩn bị vươn khơi. Lẫn trong hàng chục con tàu ở cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi là chiếc tàu cá mang số hiệu QNg-96416TS của ngư dân Nguyễn Lộc. Sáng nay, anh Lộc vừa cùng bạn biển đưa tàu từ đất đảo Lý Sơn vào cảng Sa Kỳ để sửa chữa lại sau khi bị tàu Trung Quốc đâm vào ở vùng biển Hoàng Sa hôm 7/5.

Nhặt lượm từng miếng gỗ, thiết bị máy móc bị gãy, đứt, khuôn mặt "Lộc Hoàng Sa" thoáng buồn. Anh tố cáo hành vi ngang ngược của Trung Quốc: “Tàu của tôi bị như thế này là do tàu Trung Quốc ngang ngược đâm vào khi chúng tôi đang đánh bắt hợp pháp trên ngư trường Hoàng Sa”.

Tàu TQ đâm tàu VN:

Cabin tàu của anh Nguyễn Lộc hư hỏng, vỡ kính, thiết bị trên tàu bị đứt sau vụ tấn công của tàu Trung Quốc


Anh Lộc kể lại: “Vụ việc xảy ra vào khoảng 12 giờ trưa ngày 7/5. Lúc đó, tàu chúng tôi đang đánh bắt trên biển, ở gần khu vực mà Trung Quốc đưa giàn khoan hạ đặt trái phép. Đang đánh bắt thì tàu của Trung Quốc lao tới xua đuổi. Anh em chúng tôi cho tàu chạy để né tránh. Tuy nhiên, tàu Trung Quốc vẫn ngang ngược tiếp tục đuổi theo. Chúng tôi cho tàu chạy lòng vòng nhưng chạy đến chỗ nào thì tàu Trung Quốc lại chạy theo sau áp sát chỗ đó nên chúng tôi không thể nào thả lưới đánh cá được. Chạy mãi đến gần 16 giờ chiều, khi thấy tàu cá của chúng tôi không chịu rời khỏi khu vực, phía Trung Quốc đã huy động thêm 1 tàu nữa áp sát tàu cá của chúng tôi. Rồi bất thình lình, tàu Trung Quốc chạy với tốc độ nhanh, tông trực diện vào mạn tàu cá của chúng tôi. Anh em trên tàu khi đó phải bám giữ chặt để không bị rơi xuống biển. Họ còn dùng vòi rồng phun nước vào tàu của chúng tôi. Lúc đầu, phía Trung Quốc xua đuổi, anh em tôi nói với nhau là không rời khỏi khu vực và không sợ gì tàu Trung Quốc cả. Sau khi tông tàu tôi, 2 tàu Trung Quốc bỏ đi. Lúc đó, nước tràn vào tàu. Tôi chỉ đạo anh em trên tàu đưa tôn, tre xuống vá tạm lại mạn tàu rồi cho tàu chạy vào bờ để sửa chữa. Anh em trên tàu bức xúc lắm”. Đó là những giờ phút cân não giữa biển của những ngư dân can trường trên tàu QNg-96416TS.

Anh Lộc bày tỏ: “Chúng tôi đánh bắt ở Hoàng Sa thường xuyên bị tàu Trung Quốc rượt đuổi rất vô lý. Chỉ mong Nhà nước can thiệp mạnh mẽ để ngư dân chúng tôi an tâm mưu sinh trên vùng biển quê hương”.

Tàu TQ đâm tàu VN:

Mạn tàu của anh Nguyễn Lộc bị tàu Trung Quốc đâm nên anh phải khắc phục tạm để về lại đất liền


Không chuyển ngư trường

“Hôm nay, chúng tôi đưa tàu vào đây sửa. Chi phí sửa chữa lại tàu tốn khoảng 500 triệu. Chuyến đi biển vừa rồi lỗ nặng nên chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng chúng tôi vẫn phải sửa lại tàu để đi biển chứ sao bỏ biển, bỏ Hoàng Sa được. Từ hồi nào đến giờ mình đã chọn Hoàng Sa rồi nên có khó khăn mấy cũng không chuyển ngư trường” – ngư dân Lộc quả quyết. Khi PV hỏi anh có tiền sửa không, anh Lộc trả lời: “Lấy đâu ra số tiền 500 triệu để sửa chữa hả anh. Sửa tàu thì phải đi vay mượn thôi”, vừa nói, anh Lộc vừa đăm chiêu nhìn ra hướng khơi xa.

Tàu TQ đâm tàu VN:

Nhờ được hỗ trợ hơn 400 triệu đồng nên anh Lộc đã có tiền sửa tàu để tiếp tục vươn khơi ra Hoàng Sa


Đang trong nỗi lo thì anh Lộc và anh em bạn biển nhận được tin Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đến chia sẻ khó khăn. Một đoàn công tác gồm UBMTTQ Việt Nam tỉnh và đại diện Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi xuống tận tàu gặp mặt, động viên anh Lộc và các ngư dân trên tàu. Sau đó, ông Lê Viết Chữ thay mặt cho UBMTTQVN tỉnh Quảng Ngãi trao số tiền hỗ trợ 10 triệu đồng, rồi Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã quyết định hỗ trợ toàn bộ chi phí sửa chữa tàu đối với tàu cá QNg-96416TS của ngư dân Nguyễn Lộc. Trước mắt, Quỹ hỗ trợ ngư dân trao 400 triệu đồng cho anh Lộc. Nếu sữa chữa tàu vượt quá số tiền này thì Quỹ hỗ trợ ngư dân sẽ hỗ trợ thêm. Anh Lộc và những ngư dân khác mừng rơi nước mắt. Anh Lộc gửi lời cảm ơn và hứa là sẽ quyết tâm bám biển, gìn giữ ngư trường truyền thống của cha ông ở Hoàng Sa.

Nói rồi, các thuyền viên trên tàu cá của ngư dân Lộc lại quây quần bên bữa cơm trưa đạm bạc được dọn ngay trên boong tàu. Họ ăn vội vã rồi bất chấp cái nắng nóng, các thuyền viên trên tàu nhổ neo. Anh Lộc lái con tàu đã bể nát ca bin, trống hoác, chuyển hướng rời cảng Sa Kỳ chạy về hướng sửa chữa tàu ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh.

“Lộc Hoàng Sa” không quên nói với theo chúng tôi: “Sửa xong tàu, chúng tôi lại đi Hoàng Sa ngay. Khi nào xuất hành tôi sẽ gọi điện báo anh”.

Ngày 12/5, UBMTTQVN tỉnh Quảng Ngãi, Quỹ hỗ trợ ngư dân, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi, Hội Cựu chiến binh và Hội Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi đã đi thăm hỏi, động viên, trao tiền hỗ trợ cho Vùng Cảnh sát biển 2, tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Đoàn đến thăm và trao số tiền 110 triệu đồng cho Vùng Cảnh sát biển 2, đồng thời động viên, khích lệ tinh thần đối với cán bộ chiến sĩ trên các tàu cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ.

Theo Võ Hoàng Uyên/Khám phá

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !