Tập huấn tuyên truyền biển đảo, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa năm 2017

Sáng 29/9, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tập huấn tuyên truyền biển đảo, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa năm 2017 tại TP. Quy Nhơn, Bình Định.

Đây là một trong 6 hội nghị tập huấn dành cho các bộ thông tin cơ sở do Bộ TT&TT thực hiện tại 6 tỉnh, thành phố ven biển.

Ông Hoàng Minh Phương, Phó Cục trưởng Cục thông tin cơ sở, Bộ TT&TT phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn, nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia với bờ biển dài 3260 km, đứng thứ 26 trong 150 quốc gia biển.

Trong  63 tỉnh thành thì có 28 tỉnh thành phố có biển.  Việt Nam có trên 3000 đảo lớn nhỏ với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Vì vậy, vươn ra biển làm giàu từ biển là chủ trương chiến lược đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chúng ta cần tăng cường hơn nữa khả năng quản lý làm chủ, vươn ra biển làm động lực phát triển các vùng khác phát triển, huy động mọi nguồn lực, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế biển với an ninh quốc phòng, giữ vững môi trường hòa bình ổn định tạo điều kiện phát triển kinh tế biển tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm làm ăn yên ổn làm ăn góp phần bảo vệ biển đảo Tổ quốc. Góp phần đấu tranh dư luận nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Giảng viên cao cấp Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 21/3/2017 Bộ trưởng Bộ TTT&TT ban hành quyết định 470 về kế hoạch Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền biển đảo, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa 2017, theo đó sẽ tổ chức 6 tập huấn tại 6 tỉnh ven biển là Quảng Ninh, Thái Bình, Bình Định, Quảng Bình, Tiền Giang và Bến Tre.

Hội nghị tập trung vào các nội dung chủ quyền biển đảo đặc biệt là chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thế mạnh biển đảo với phát triển KTXH,  nhiệm vụ phát triển khu vực biển đảo, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bất lợi của biến đổi khí hậu, các bất lợi của biến đổi khí hậu đối với người dân ven biển và giải pháp để người dân tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ biển đảo.

Khoảng 200 đại biểu dự Tập huấn tuyên truyền biển đảo, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa năm 2017 tại TP. Quy Nhơn, Bình Định.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Giảng viên cao cấp Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày các vấn đề về tầm quan trọng của đại dương, chủ quyền biển đảo, đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, tiềm năng thế mạnh của biển đảo trong sự phát triển kinh tế xã hội, thách thức về chủ quyền Việt Nam trên biển Đông.

Thách thức của biến đổi khí hậu, biến đổi đại dương và ứng phó với biến đổi khí hậu. Vai trò của ngư dân trong phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và là quốc gia duy nhất chiếm hữu, quản lý thực sự hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục, hòa bình và phù hợp với các quy định luật pháp quốc tế khi các quần đảo này chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào. Nhà nước Việt Nam luôn luôn bảo vệ tích cực các quyền và danh nghĩa của mình trước mọi mưu đồ và hành động xâm lược tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .

Hoàng Thanh - Trần Huệ

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !