"Sống xanh": Chỉ là trào lưu nhất thời?

Vấn đề bảo vệ môi trường đã được nhắc đến nhiều khi mà các hiện tượng: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, biến đổi khí hậu...vẫn đang đe dọa cuộc sống con người từng ngày. Tuy nhiên, “sống xanh” với những mặt tích cực và cả mặt tiêu cực, liệu nó có chỉ như một trào lưu nhất thời hiện nay?

Những nỗ lực của người trong cuộc

Gặp "Nhặt lá đá ống bơ" trong một phiên chợ bán các sản phẩm thân thiện với môi trường được tổ chức trong con hẻm nhỏ, yên tĩnh ở quận Tây Hồ, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi những chiếc túi, khăn, chiếc áo hay ví của các bạn ấy đều được nhuộm hoàn toàn tự nhiên từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như: củ nâu, lá mít, vỏ bơ...

Những tưởng lý do để các bạn bên Nhặt lá bắt đầu phải to tát lắm nhưng khi được hỏi thì được biết bắt nguồn từ việc bạn co - founder "Nhặt lá" bị bệnh ngoài da bẩm sinh, thường dị ứng với các loại hóa chất còn sót lại trên vải.

Từ đó cô bạn này đã tìm hiểu các loại đồ dùng được làm từ tự nhiên. “Ban đầu bạn ấy tìm hiểu đồ giặt trước như bồ hòn. Sau đấy tiếp tục tìm hiểu về lụa. Còn bản thân tôi quan tâm đến nhuộm chàm. Vì vậy chúng tôi đã cùng kết hợp để thử nghiệm cả hai song song cùng một lúc. Đồng thời bản thân chúng tôi cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề về sức khỏe, môi trường nên Nhặt lá đã ra đời”.

Cũng làm về các sản phẩm nhuộm từ thực vật như Nhặt lá, Đu Đủ chia sẻ: “Chúng tôi không nghĩ những gì Đu Đủ tạo ra là hàng tiêu dùng xanh. Chúng tôi chỉ nỗ lực để các sản phẩm ấy thân thiện hơn với môi trường khi Đu Đủ thay đổi một số khâu trong sản xuất như thay vì dùng vải công nghiệp (các chất thải sản xuất đổ ra sông hồ) thì chúng tôi dùng vải tự nhiên làm từ sợi bông mua của bà con vùng cao”

Một sản túi vải được làm từ sợi bông dệt tay, nhuộm chàm thủ công của Đu Đủ (Nguồn: Fanpage Đu Đủ)

Còn với Green Lady Việt Nam, từ nguyên liệu là vải lanh tự nhiên mua của người dân Điện Biên, những con người đến từ dự án này mong muốn có thể mang lại sản phẩm băng vệ sinh vải tốt nhất cho người phụ nữ Việt Nam.

Có cầu thì mới có cung, nếu các bên sản xuất các sản phẩm tự nhiên đều luôn muốn đem đến những đồ dùng thân thiện hơn với môi trường thì không ít người dân Việt Nam hiện nay cũng thay đổi thói quen hằng ngày của mình như thay vì dùng ống hút nhựa, họ sẽ sử dụng ống hút nhôm để giảm thiểu việc thải đồ nhựa ra môi trường; thay vì mang túi ni lông thì họ sẽ đựng đồ vào những chiếc túi vải.

Chị Bùi Thu Huyền (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) nói: “Mỗi khi đi siêu thị, tôi thường sử dụng túi vải. Lúc đầu không quen nhưng dùng một thời gian thì thấy số lượng túi ni lông mỗi lần mang về nhà giảm thiểu đáng kể và đó là điều khiến tôi cảm thấy vui mừng. Tôi cũng đã chia sẻ điều này với bạn bè của mình và mọi người xung quanh tôi đang dần tập thói quen tốt này”

Không thể phủ nhận những gì mà một bộ phận người Việt đang nỗ lực để giảm thiểu tác động xấu lên môi trường. Thế nhưng, khi nhìn theo khía cạnh khác, lại thấy cả những tiêu cực, hạn chế khiến chúng ta cảm thấy hoài nghi về lối sống này. 

Những hạn chế cần nhìn nhận

Bạn Trần Thanh Loan (sinh viên Học viện Hành chính) chia sẻ: “Bản thân tôi đã từng sử dụng ống hút nhôm. Nhưng tôi không duy trì được thói quen này lâu vì thường xuyên quên mang theo mỗi khi đi uống nước và cũng khá bất tiện trong việc cọ rửa”. Không chỉ bạn Loan mà nhiều bạn khác cũng từng “thử” lối sống thân thiện với môi trường nhưng đều bỏ cuộc. Họ có thể muốn góp một phần hành động vào việc bảo vệ môi trường song một vài hạn chế trong khả năng ứng dụng của các sản phẩm thân thiện với môi trường hiện nay khiến người dân Việt trở nên e dè và quay trở lại sử dụng những gì thuận tiện đối với cuộc sống của họ hơn.

Tính ứng dụng chưa cao và giá thành không rẻ là điểm hạn chế cần nhìn nhận của các sản phẩm thân thiện với môi trường (Nguồn: Sendo)

Bên cạnh đó, giá thành cao cũng là hạn chế của các sản phẩm ấy. “Nếu để lựa chọn giữa một chiếc áo giá thành đắt của một thương hiệu và một chiếc áo chỉ đơn giản là được nhuộm tự nhiên nhưng có giá không rẻ thì tôi sẽ lựa chọn cái áo kia. Vì ngày nay chúng ta đủ điều kiện để lựa chọn một sản phẩm chất lượng và đẹp”, chị Nguyễn Hằng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ quan điểm của mình khi được hỏi về việc chị sẽ lựa chọn các sản phẩm tự nhiên hay không khi chúng có giá thành ngang bằng hoặc thậm chí đắt hơn so với các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường hiện nay.
Nhìn vào những hạn chế đã nói đến của các sản phẩm thân thiện với môi trường, có lẽ nhiều người sẽ có chung quan điểm và hoài nghi về câu chuyện sống xanh. Liệu rằng những lý do trên có thực sự khiến lối sống xanh chỉ đang là trào lưu nhất thời chứ khó có thể duy trì thành thói quen tốt lâu dài?

Chỉ là trào lưu nhất thời?

Sống xanh có thể đúng là một trào lưu ở thời điểm hiện tại nhưng khoan hãy vội đánh giá nó chỉ nhất thời thay vì trở thành thói quen tốt của người Việt bởi những mặt hạn chế còn tồn tại trong các sản phẩm thân thiện với môi trường. Chị Dương (Facebook: Duong Dang), một người đã và đang theo đuổi lối sống xanh như một phần của cuộc sống, nói rằng sống xanh với chị thì không phải chúng ta có nên sống xanh hay không mà chúng ta buộc phải sống như vậy nếu còn muốn bản thân, con cái được sống khỏe mạnh, trong một môi trường trong lành. “Thế nên chúng ta cần chấp nhận trả đúng giá và giảm bớt sự thuận tiện lại”, chị chia sẻ quan điểm cá nhân về tính ứng dụng cũng như giá thành của các sản phẩm thân thiện với môi trường. Theo chị Dương, nếu một chiếc áo được làm công nghiệp có giá 50k mặc một lần xong vứt, thì cái giá ấy sẽ không thể hiện được tác động của hóa chất dệt nhuộm thải ra sông suối, nên cái gì trả rẻ bằng tiền thì phải trả giá đắt bằng môi trường.

“Sống xanh với tôi thì không phải chúng ta có nên sống xanh hay không mà chúng ta buộc phải sống như vậy nếu còn muốn bản thân, con cái được sống khỏe mạnh, trong một môi trường trong lành” (Nguồn: Vietravel)

Thiết nghĩ, tâm lý tiêu dùng của chúng ta vẫn thường thích những thứ gì rẻ và tiện, đồng thời sẽ không để ý đến những tác động xấu nếu chúng không ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân. Với một chiếc áo được nhuộm thực vật, từ tự nhiên, bạn có thể mua với giá thành cao nhưng sẽ dùng được rất lâu và bền. Với một chiếc băng vệ sinh bằng vải cũng vậy, bạn có thể dùng đến tận 2 năm mới cần thay cái mới. Vậy thì giá thành ở đây đâu còn quá cần “cân đo đong đếm”, hay tính thuận tiện có thể không hoàn toàn tuyệt đối giống các sản phẩm công nghiệp, nhưng lợi ích lâu dài mà nó đem lại cho bản thân mình và cho mọi người xung quanh, cho môi trường sống chúng ta đang trực tiếp phụ thuộc vào nó từng giây từng phút, chẳng phải rất đáng để “chấp nhận trả đúng giá và giảm bớt sự thuận tiện lại” như chị Dương đã nói hay sao?!

Đúng, cần nhìn nhận khách quan rằng sống xanh là một trào lưu nhưng những ai không phải a dua theo người khác mà xuất phát từ ý thức cá nhân, chắc chắn họ không bao giờ quay lại thói quen cũ và nếu mỗi người dân Việt đều như vậy, thì có lẽ chúng ta đủ tự tin để khẳng định rằng trào lưu sống xanh sẽ dần trở thành thói quen tốt của người Việt Nam.

Hà Linh
Từ khóa: sống xanh bảo vệ môi trường sản phẩm thân thiện mới môi trường

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !