So sánh Luật Biển quốc tế và Luật Biển VN?

Luật Biển VN được ban hành là sự kiện pháp lý rất cần thiết và quan trọng của qui trình xây dựng luật pháp của Nhà nước VN trong mối liên quan với các Điều ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết, tham gia.

So sánh Luật Biển quốc tế và Luật Biển VN? - ảnh 1

TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ

TS Trần Công Trục trả lời: Luật Biển Việt Nam được ban hành là sự kiện pháp lý rất cần thiết và quan trọng của qui trình xây dựng luật pháp của Nhà nước Việt Nam trong mối liên quan với các Điều ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết hoặc tham gia.

Có 3 lý do để lý giải về sự kiện này, đồng thời cũng cho thấy mối quan hệ giữa Luật Biển Việt Nam và Luật Biển quốc tế:

Thứ nhất: Sau khi ký Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS), năm 1994, Quốc hội đã phê chuẩn và đã chính thức trở thành thành viên Công ước. Việc nhanh chóng nội luật hóa, biến các quy định UNCLOS thành quy định cụ thể là yêu cầu tất yếu, bất kỳ quốc gia nào cũng  phải có nghĩa vụ thực hiện. Tất nhiên, mọi quy định của Luật Biển Việt Nam không được trái với nhưng quy định của Luật Biển quốc tế mà chỉ được phép cụ thể hoá các chế định, quy định của Luật Biển quốc tế.

Thứ hai là, trước Hội nghị Luật Biển LHQ lần 3 ký kết UNCLOS 1982, để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động trên biển Việt Nam đã có những văn bản quy phạm pháp luật về biển, nhưng chưa đầy đủ, toàn diện, chưa thích hợp để xử lý mối quan hệ ngày càng phát triển, các hoạt động kinh tế xã hội quốc phòng an ninh trên biển, đặc biệt trong tình hình tranh chấp phức tạp thì các văn bản đó chưa đáp ứng được. Do vậy không thể không có Luật Biển quốc gia để đáp ứng tất cả đòi hỏi đó và hơn nữa, điều đó cũng thể hiện trách nhiệm và tính nghiêm túc của Việt Nam với tư cách là thành viên chính thức của Công ước Luật Biển của LHQ năm 1982.

Thứ ba, xu hướng thế giới hiện nay là hướng ra biển và đại dương. Trên thực tế việc khai thác nguồn lợi đại dương, từ giao thông hàng hải, tài nguyên sinh vật và không sinh vật, khai thác dầu khí càng ngày càng phát triển, đưa đến lợi ích rất lớn với quốc gia, đặc biệt quốc gia ven biển như Việt Nam, một quốc gia ven biển có bờ biển dài, vùng biển rộng. Sự nghiêp phát triển kinh tế gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trong tình hình hiện nay đòi hỏi Việt Nam phải vươn ra biển để khai thác và bảo vệ, quản lý biển là đòi hỏi tất yếu. Nếu không kịp thời có luật điều chỉnh ngay những hoạt động đó phù hợp luật pháp quốc tế, phù hợp quan hệ chính trị ngoại giao trong khu vực và các nước thì dẫn tới xung đột, mà nguy cơ xung đột không chỉ ảnh hưởng tới khu vực và thế giới, mà chính là lợi ích của đất nước và người dân.

Hồng Chuyên (chọn đăng)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !