Ngoài kiến nghị xem xét lại kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2017, HĐXX còn kiến nghị Bộ Công an trực tiếp điều tra dấu hiệu đưa và nhận hối lộ trong việc nâng điểm thi tốt nghiệp năm 2018 tại Hà Giang.
Sáng 16/10, sau khi kết thúc thẩm vấn các bị cáo, HĐXX phiên tòa xét xử vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang chuyển sang phần thẩm vấn các nhân chứng.
Tiếp tục phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử tại Hà Giang, sáng 16/10, HĐXX làm rõ những lời khai mâu thuẫn nhau giữa bị cáo Nguyễn Thanh Hoài và cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang Triệu Thị Chính.
Trả lời HĐXX phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử tại Hà Giang, chiều 15/10, bị cáo Triệu Thị Chính – nguyên Phó Giám đốc (PGĐ) Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang phản bác mọi lời khai của cấp dưới là Nguyễn Thanh Hoài. Bị cáo Chính cũng không nhất trí với nhiều nội dung của cáo trạng.
Trong số 5 bị cáo bị truy tố trong vụ gian lận thi cử tại Hà Giang, có một nữ công an là Lê Thị Dung (nguyên Phó đội trưởng thuộc Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang). Đáng nói, Dung đã 2 lần nhờ Hoài nâng điểm cho tổng cộng 20 thí sinh, có thí sinh được nâng đến gần 30 điểm.
Lời khai của Nguyễn Thanh Hoài tại cơ quan điều tra và tại tòa cho thấy, Hoài không chỉ quanh co chối tội, cố tình đổ trách nhiệm cho cấp trên theo kiểu “trạng chết chúa cũng băng hà” mà còn hé lộ ra sự thật kinh khủng: Có một đường dây chạy điểm vào trường THPT Chuyên của tỉnh Hà Giang!
Chiều 14/10, HĐXX xét hỏi đối với bị cáo Nguyễn Thanh Hoài – Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang để làm rõ danh sách những người có con/em được nâng điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.