Quảng Ninh phạt bà Yến 5 triệu đồng, tiếp tục điều tra thông tin chùa Ba Vàng

Sau gần 1 tuần sự việc chùa Ba Vàng tổ chức 'thỉnh vong', 'cúng oan gia trái chủ' gây xôn xao, sáng 26/3, TP Uông Bí tổ chức thông tin về vụ việc.

Chủ trì cuộc họp là ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP. Uông Bí cùng đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, UBND TP Uông Bí, Công an TP Uông Bí.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP Uông Bí và đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh.

Đây là buổi họp báo của chính quyền để cung cấp thông tin cho báo chí nên không có sự tham dự của trụ trì chùa Ba Vàng và phật tử Phạm Thị Yến.

Theo nội dung công bố tại cuộc họp, UBND TP Uông Bí đã ra quyết định xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm nếp sống văn hóa của bà Yến. Mức phạt là 5 triệu đồng. Cơ quan chức năng đang làm rõ các hành vi vi phạm tiếp theo như: Thông tin, trục lợi..., của bà Yến. Đồng thời, đề nghị cơ quan công an tiếp tục thu thập chứng cứ, thông tin rộng rãi những ai thuộc đối tượng bị hại để có thêm chứng cứ.

Đại diện Công an TP Uông Bí tham dự cuộc họp.

UBND Thành phố đã có văn bản yêu cầu hoạt động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ không có trong danh mục đăng ký hoạt động với nhà nước, yêu cầu dừng các hoạt động của các trang web.

Sở Nội vụ làm việc với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) nhắc nhở hoạt động tại chùa Ba Vàng; xác định thân nhân lai lịch những người xuất hiện trong clip báo Lao động đưa; kiểm tra tạm trú tạm vắng với những người tu tập tại Ba Vàng.

'Về văn bản 125, của Ban trị sự GHPGVN chúng tôi sẽ cung cấp cho báo chí thêm thông tin', ông Hà nói.

Đối với hoạt động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ tại chùa Ba Vàng, ông Hà khẳng định, sau khi nhận được thông tin đã làm việc khẩn trương, xác minh làm việc với chùa Ba Vàng. Hiện, sự việc vẫn đang được cơ quan công an thu thập chứng cứ, xác minh.

Đối với sư trụ trì chùa Ba Vàng, ông Hà khẳng định hoạt động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ thuộc khuôn viên chùa, trụ trì phải chịu trách nhiệm.

Quảng Ninh trễ họp báo hơn 40 phút vụ chùa Ba Vàng.

Lúc 10h, đại diện một số ban ngành đã có mặt tại buổi họp, nhưng bất ngờ không ai còn ngồi tại ghế đại biểu.

Phóng viên các báo đổ về Quảng Ninh.

Theo lịch họp là 10h, tuy nhiên có một vài đại biểu đến muộn nên cuộc họp bị dời lại ít phút.

10h46, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP Uông Bí đã có mặt tại buổi họp báo.Ông Hà xin lỗi PV báo chí vì cuộc họp diễn ra muộn do cập nhật thêm thông tin. Về mặt văn bản, ông Hà nói sẽ gửi tới tất cả phóng viên.

Đối với bà Yến, theo ông Hà, hiện nay TP Uông Bí đã thực hiện rà soát tạm trú đối với bà Yến. Thực tế bà yến đã trở về nơi cư trú.

TP Uông Bí xin dừng buổi thông tin lúc 12h15'. Chủ tịch thành phố cảm ơn báo chí đã thông tin kịp thời với nhân dân.

Cũng tại buổi họp, Lãnh đạo Sở TT-TT khẳng định, trong buổi làm việc trước đó, sư trụ trì chùa Ba Vàng thừa nhận, hoạt động thỉnh vong, oan gia trái chủ như báo Lao động phản ánh xảy ra tại chùa và clip được báo đăng có sự cắt ghép. 
Tuy nhiên, trong tất cả các văn bản UBND TP Uông Bí không nêu clip có sự cắt ghép.

Ông Hà thông tin thêm, trong buổi làm việc chiều 20/3, trụ trì Thích Trúc Thái Minh có ghi lại trong biên bản 3 nội dung: Các phản ánh trong clip hoàn toàn đúng; các nội dung được cắt xén có dụng ý; việc thu tiền là do cúng dường và vong gọi.

Ông Hà cũng cho biết, từ trước đến nay, chưa hề nhận được phản ánh của nhân dân về việc bị cưỡng ép thu tiền mà đều nói cúng dường.




Cập nhật diễn biến cuộc họp báo:

12h10:


Trả lời câu hỏi về việc xử lý bà Phạm Thị Yến với các phát ngôn xúc phạm, ông Nguyễn Mạnh Hà nói: ‘Chúng tôi phản đối mạnh mẽ những phát ngôn gây xúc phạm anh hùng liệt sĩ và nạn nhân vụ giết người, cưỡng hiếp dã man.

Chúng tôi sẽ đề nghị cơ quan công an xử lý nghiêm với các hành động phát ngôn của bà Yến’.

Trả lời thêm về câu hỏi tại sao những hoạt động này đã diễn ra từ lâu mà chính quyền không xử lý, ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết, năm 2015, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo đã có văn bản gửi UBND thành phố nhưng trong quá trình làm việc, sư trụ trì Thích Trúc Thái Minh phủ nhận các hoạt động gọi vong, thỉnh oan gia trái chủ tại chùa.

Ngoài ra, việc che giấu các hoạt động của chùa Ba Vàng rất kỹ lưỡng nên việc phát hiện, xử lý gặp nhiều khó khăn. Việc kiểm soát ghi âm, ghi hình những người vào hành lễ bên trong rất kỹ càng, chỉ khi các phóng viên báo chí vào cuộc, các hoạt động trong chùa mới được hé lộ.




12h03:


Báo VietNamNet đặt câu hỏi: Chủ tịch TP Uông Bí rất ngợi các báo dấn thân trong vụ chùa Ba Vàng, vậy chính quyền địa phương ở đâu trong vụ việc này? TP Uông Bí có phải là ‘nạn nhân’ của chùa Ba Vàng?

Ông Nguyễn Mạnh Hà nói: Xin phép không trả lời sâu về câu này. Ông Hà khẳng định, các lực lượng chức năng đều có quyền và nghĩa vụ phát hiện các vấn đề xã hội. Ai phát hiện ra trước, có những động tác về cộng đồng trước đều đáng ghi nhận. Phát hiện sớm, phát hiện muộn, chưa thể đánh giá lỗi tại ai.

11h50:


Trả lời câu hỏi về vị trí trụ trì của Đại đức Thích Thái Trúc Minh, ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết, trước đây chùa Ba Vàng là một phế tích, được đầu tư như ngày nay là công lao của phật tử và du khách.

'Việc bổ nhiệm sư thầy không bằng cấp là việc của Trung ương Giáo hội Phật giáo VN, chúng tôi không có ý kiến. Về số tiền thực sự thu tại Ba Vàng là bao nhiêu, chính quyền, nhân dân đều muốn một cơ chế để công khai minh bạch đóng góp tại cơ sở di tích', ông Hà nói.

Phóng viên đặt câu hỏi: Việc phát ngôn của của bà Yến xung quanh vụ nữ sinh bán gà (Điện Biên) và các phát ngôn khác liên quan đến ‘vong báo oán’, phía cơ quan chức năng nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Giám đốc Sở TTTT bà Lê Ngọc Hân cho hay: 'Các phát ngôn của bà Yến, Sở đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, để thẩm định các phát ngôn đó có vi phạm hay không, nếu có vi phạm thì chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý'.




11h30: 


Chia sẻ tại buổi họp báo, Giám đốc Sở TTTT Quảng Ninh - bà Lê Ngọc Hân cũng cho biết, trang thông tin của chùa Ba Vàng, trang web cá nhân của thầy Thích Trúc Thái Minh và bà Phạm Thị Yến là trái pháp luật nên đã bị dừng hoạt động.

Bà Hân cho hay: 'Theo quy định có những trang thông tin điện tử không phải cấp phép là trang thông tin điện tử cá nhân và nội bộ. Tuy nhiên, hai trang web của bà Yến, và trụ trì chùa Ba Vàng sử dụng tên miền quốc tế nên phải khai báo với Bộ Thông tin Truyền thông.

Trang web chùa Ba Vàng là trang nội bộ, nhưng qua kiểm tra, chúng tôi thấy trang này hoạt động như trang thông tin điện tử tổng hợp các tin bài từ các trang khác về. Vì vậy, chúng tôi đã yêu cầu dừng hoạt động.

Việc các trang web này hoạt động cách đây 4 năm thì chúng tôi không nhận được văn bản nào từ Ban Trị sự, các văn bản gửi tới Sở cũng không đề cập đến các trang thông tin này'.




11h21: 


Trả lời VietNamNet về vấn đề tạm trú của bà Yến, ông Hà khẳng định bà Yến là 1 công dân sinh sống tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) thỉnh thoảng lên chùa làm việc của phật tử, hiện, bà Yến đã trở về TP Hạ Long.

Nói về trách nhiệm của UBND TP Uông Bí đối với sự việc tại chùa Ba Vàng gây xôn xao vừa qua, ông Hà cho biết, hoạt động thỉnh vong không nằm trong hoạt động đăng ký, chúng tôi đã yêu cầu dừng ngay.

Riêng Văn bản năm 2015 có nhiều nội dung, trách nhiệm của sư trụ trì và quản lý Phật sự, ban Trị sự Giáo hội Phật giáo của tỉnh.

Ban Trị sự nói bà Yến thường xuyên có hoạt động bắt ma, TP đã làm việc với chùa Ba Vàng, nhưng trụ trì nói không có chuyện đó.

Ông Hà cũng khẳng định, liên quan tới tôn giáo, phải làm nhanh nhưng thận trọng. Hoạt động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ có được coi là mê tín dị đoan hay không phải có trả lời từ TW GHPGVN.




11h08:


PV Báo VietNamNet đặt câu hỏi về tung tích bà Phạm Thị Yến và trách nhiệm vụ việc.

* Trước đó, dư luận xôn xao sau phóng sự của báo Lao Động phản ánh hoạt động 'thỉnh vong', 'gọi hồn' tại chùa Ba Vàng. Theo báo Lao Động, mỗi năm chùa Ba Vàng thu hàng trăm tỷ đồng từ hoạt động này. Phóng sự cho thấy chùa Ba Vàng có đủ cách để "hút" tiền từ các phật tử, thông qua hình thức đưa tiền mặt hoặc chuyển khoản, thậm chí trả góp. Với những người không có tiền, chùa nhận vào làm việc không công, gọi là "làm công quả".

Ngay sau đó, Bộ VHTT&DL, Ban tôn giáo Chính phủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan chức năng có công văn chỉ đạo làm rõ vụ việc. Tỉnh Quảng Ninh yêu cầu TP Uông Bí thông tin cho các cơ quan báo chí biết kết quả giải quyết, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25/3.

Ngày 22/3, UBND TP Uông Bí (Quảng Ninh) ra văn bản gửi trụ trì chùa Ba Vàng yêu cầu chấm dứt các hoạt động 'thỉnh vong', 'cúng oan gia trái chủ' và các hoạt động giảng pháp do phật tử Phạm Thị Yến thực hiện.

Nguyên nhân là các hoạt động này không có trong danh mục hoạt động tôn giáo năm 2019 đã đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Việc tuyên truyền giảng pháp của phật tử Phạm Thị Yến đã gây ra những bất bình trong dư luận nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

UBND TP Uông Bí yêu cầu chùa Ba Vàng có biện pháp chấn chỉnh việc giảng pháp của tăng ni, phật tử chùa Ba Vàng trên các phương tiện thông tin đại chúng do nhà chùa quản lý theo đúng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nội quy Ban Tăng sự và các quy định của luật Tín ngưỡng tôn giáo. Đồng thời, giáo dục tăng ni, phật tử thực hiện nghiêm giáo lý của nhà phật và các quy định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trong khuôn viên chùa Ba Vàng.

Ban Đời sống Vietnamnet

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !