Xe tăng tàng hình thế hệ 4 của Hàn Quốc chỉ là “hàng trưng bày”?

Tại triển lãm phòng vệ ADEX 2019 ở Hàn Quốc vừa qua, không chỉ đưa ra mô hình máy bay chiến đấu thế hệ 5, mô hình tàu sân bay, tàu khu trục tàng hình, Hàn Quốc còn giới thiệu mẫu xe tăng chủ lực tàng hình thế hệ 4 mới nhất.

Mẫu tăng này được kỳ vọng sẽ đưa ngành công nghiệp chế tạo tăng của Hàn Quốc “bước sang trang sử mới”.

Theo báo cáo của Sohu (Trung Quốc), mẫu xe tăng tàng hình thế hệ 4 được Hàn Quốc đặt tên là “Korea scorpion” (bọ cạp Hàn Quốc), trên phương diện thiết kế đã tập hợp toàn bộ những kỹ thuật mới nhất hiện nay, nếu như đưa vào sản xuất, đây sẽ là xe tăng mang ý nghĩa thời đại, đánh dấu bước đột phá lớn về dòng xe tăng trên thế giới hiện nay và có thể phân rõ giới tuyến với xe tăng chủ lực thế hệ 3, đồng thời cũng đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia chế tạo xe tăng hiện đại số 1 châu Á.

Xe tăng tàng hình thế hệ 4 được Hàn Quốc trưng bày ơẢDEX 2019. Nguồn: Sohu

"Korea scorpion" áp dụng kỹ thuật tàng hình hiện đại, tháp pháo thấp và được sắp xếp hợp lý. Bất kể là thân xe, tháp pháo hay nòng pháo đều áp dụng thiết kế góc cạnh để giảm diện tích phản xạ radar. Bề mặt được phun các vật liệu hấp thụ sóng, có thể tránh được radar trên không và thăm dò hồng ngoại mặt đất.

Trên phương diện hỏa lực, các tháp pháo chính của xe tăng này đều là pháo 120 và 125 mm, trong thời gian tới Hàn Quốc sẽ nâng cấp tháp pháo chính thành tháp pháo không người điều khiển 130 mm. Hiện, xe tăng thế hệ 4 T14 Amata của Nga, cũng chỉ lắp đặt pháo 125 mm. Đức cũng chỉ dự kiến sẽ thay pháo 130 mm cho xe tăng Leopard 2 trong tương lai.

Pháo 130 mm sẽ có độ sát thương tăng 40% so với pháo 120 mm, nếu như xe tăng thế hệ 4 Hàn Quốc sử dụng loại pháo này thì không nghi ngờ gì sẽ là xe tăng có lực sát thương lớn nhất trên thế giới, có thể xuyên thủng hầu hết các xe tăng bọc thép hiện nay.

Xe tăng này được giới thiệu sẽ trang bị tháp pháo chính 130 mm tăng 40% khả năng sát thương so với pháo 120 mm. Nguồn: Sohu

Về khả năng cơ động, nhờ chế tạo từ vật liệu tổng hợp, nguyên mẫu xe tăng này cũng có trọng lượng rất nhẹ khoảng gần 20 tấn, so với các dòng xe tăng truyền thống như K1A1, K2 Black Panther (nặng khoảng 55 tấn) thì dòng tăng mới này có tính cơ động cao hơn. Tốc độ có thể đạt 60 km/h trên địa hình đồi núi, có thể so sánh được với những dòng tăng nhất lưu hiện nay. Xe tăng cũng được trang bị tháp pháo không người điều khiển, số lượng lớn các thiết bị thông tin điện tử và bộ nạp đạn tự động, kíp lái có từ 2-3 người, đạt được mức độ cao nhất của tự động hóa và thông minh hóa.

Nguyên mẫu xe tăng thế hệ 4 của Hàn Quốc nhận được sự chú ý của giới chuyên gia quân sự quốc tế và khu vực. Tuy nhiên đa số các chuyên gia đều bày tỏ sự nghi ngờ về tính chân thực của dòng xe tăng này và cho rằng, ngành công nghiệp quân sự của Hàn Quốc hiện nay chưa thể chế tạo được xe tăng tàng hình thế hệ 4.

Xe tăng K1 là một trong hai dòng tăng chủ lực của Hàn Quốc. Nguồn: Sohu

Hàn Quốc hiện nay mới chỉ có 2 dòng xe tăng tự nghiên cứu sản xuất đó là K1 và K2. Xe tăng K1 do Tập đoàn General Dynamics Corporation của Mỹ thiết kế, Hàn Quốc chịu trách nhiệm sản xuất. Về bản chất, xe tăng này là bản đơn giản hóa của xe tăng M1A1. Xe tăng K2 mặc dù hoàn toàn do Hàn Quốc tự thiết kế chế tạo nhưng trên thực tế cũng chỉ là sản phẩm mang tính “thương hiệu”.

Pháo chính của tăng K2 là pháo Rh120-L55 cỡ nòng 120 mm do Tập đoàn Rheinmetall của Đức chế tạo, uy lực của loại pháo này thấp hơn so với pháo 120 mm của Nga và Mỹ sản xuất, khả năng xuyên giáp cũng chỉ đạt 600 mm. Tăng K2 sử dụng động cơ MTU883 và hệ thống truyền động RENK của Đức. Lô tăng K2 đầu tiên sử dụng trang thiết bị hoàn toàn do Hàn Quốc chế tạo, tuy nhiên khả năng cơ động thấp do đó từ lô sau đều sử dụng trang thiết bị của Đức.

Đối với các hệ thống khác, các sản phẩm tự phát triển của Hàn Quốc cũng thiếu chất lượng, hệ thống điều khiển và nạp đạn tự động của K2 được mua và chuyển giao công nghệ hoàn chỉnh từ Tập đoàn Thales của Pháp. Radar điện tử do Mỹ hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, hệ thống chữa cháy do Israel chế tạo. Theo giới thiệu của Hàn Quốc, tăng K2 có thể lội nước ở độ sâu 4,2 m, nhưng thiết kế ống thông kỹ và chắn nước lại phỏng chế từ xe tăng T80U của Nga, loại tăng này chỉ có thể lội nước ở độ sâu 1,8 m.

Tăng K2 được mệnh danh là “xe tăng đắt nhất hành tinh” của Hàn Quốc. Nguồn: Sohu

Bộ phận do Hàn Quốc tự nghiên cứu chế tạo chỉ có hệ thống treo dầu thủy lực, súng máy và lớp thép bọc ngoài xe tăng. Hệ thống treo của K2 có thể được coi là hoàn hảo, đáp ứng được yêu cầu địa hình đồi núi ở bán đảo Triều Tiên, nhưng súng máy, lớp giáp ngoài lại chỉ được chế tạo với những kỹ thuật đơn giản, trong đó lớp giáp chỉ có kháng xuyên không đến 700 mm, các xe tăng thế hệ 3 trên thế giới đều có thể xuyên thủng lớp giáp này.

Phân tích 2 loại xe tăng trên cho thấy, công nghiệp chế tạo xe tăng của Hàn Quốc chưa đạt được đến trình độ hàng đầu trên thế giới, các kỹ thuật then chốt về cơ bản đều phối hợp hoặc mua trực tiếp sản phẩm tiên tiến của nước khác, về mặt số liệu trên lý thuyết đều cao nhưng thực tế lại ngược lại.

Hiện nay, Hàn Quốc công khai mẫu xe tăng thế hệ 4, về mặt ngoại hình, số liệu đều rất “đẹp mắt”, nhưng với thực lực của ngành công nghiệp quân sự Hàn Quốc hiện nay thì các hệ thống cơ bản như khống chế hỏa lực, động cơ, pháo chính đa số đều nhập khẩu, thậm chí là đạn xuyên giáp hay giáp bảo vệ cũng đều là sản phẩm nhập khẩu.

Xe tăng tàng hình thế hệ 4 của Hàn Quốc có ngoại hình giống với tăng PL-01 của Ba Lan. Nguồn: Sohu

Hiện nay các cường quốc tên thế giới vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng về xe tăng thế hệ 4, thậm chí là tăng T14 Amata của Nga cũng được một số nước cho rằng chỉ là bản cải tiến của xe tăng thế hệ 3. Đa số giới chuyên gia đều nhất trí, xe tăng thế hệ 4 của Hàn Quốc có nhiều đặc điểm vay mượn từ các dòng xe tăng tàng hình được Đức và Ba lan giới thiệu trước đó.

Năm 2013, Ba Lan từng giới thiệu xe chiến đấu tàng hình PL-1, cùng thời điểm đó, hãng chế tạo Đức Rheinmetall cũng giới thiệu dòng xe tăng tàng hình hạng nhẹ với kíp lái 2 thành viên và pháo ray điện từ sử dụng nhiên liệu hóa học. Do vậy, nhiều khả năng xe tăng tàng hình thế hệ 4 của Hàn Quốc sẽ chỉ dừng ở nguyên mẫu công nghệ và chưa được áp dụng trên các loại vũ khí thực tế.


Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: Xe tăng tàng hình thế hệ 4 Hàn Quốc triển lãm phòng vệ ADEX 2019 ở Hàn Quốc vũ khí Hàn Quốc xe tăng Hàn Quốc quân đội Hàn Quốc

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !