Tiết lộ "sốc" về sức công phá của bom H Triều Tiên

Sức công phá của bom H được Triều Tiên thử nghiệm hồi năm 2017 được cho mạnh gấp 17 lần so với quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima vào năm 1945.

Sputnik đưa tin, theo ước tính ban đầu, sức công phá của quả bom nhiệt hạch hay còn gọi là bom H mà Triều Tiên thử nghiệm vào ngày 3/9/2017 là từ 50.000 - 70.000 kiloton. Sau đó, một số báo cáo cho rằng, sức công phá của bom H phải lên tới 400.000 kiloton.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thị sát một loại vũ khí do nước này sản xuất. (Ảnh: AP)

Song theo ước tính mới nhất dựa vào sự dịch chuyển mặt đất từ hình ảnh vệ tinh của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO), sức công phá từ quả bom mà Triều Tiên thử nghiệm là từ 245.000 - 271.000 kiloton.

Nói cách khác, với sức công phá như trên, bom H của Triều Tiên mạnh gấp 17 lần so với quả bom nguyên tử có tên “Little Boy” mà Mỹ đã thả xuống thành phố Hiroshima củaNhật Bản hồi tháng 8/1945.

Nhưng so với bom H từng được Mỹthử nghiệm thì bom H của Triều Tiên "chưa là gì". Cụ thể, Mỹ từng thử nghiệm lần đầu tiên một quả bom H vào năm 1952 với sức công phá lên tới 10,2 megaton, mạnh gấp 700 lần so với “Little Boy". 

Đây là kết luận của một nhóm nhà khoa học của Trung tâm Ứng dụng Không gian thuộc ISRO do Tiến sĩ K. M. Sreejith dẫn đầu và công bố trên tạp chí Geophysical Journal International của Anh.

Trước đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu dựa vào dữ liệu từ Vệ tinh Giám sát mặt đất tiên tiến 2 (ALOS-2), một vệ tinh do Nhật sản xuất. Vệ tinh này đã cung cấp các thông tin đo lường sự dịch chuyển trên bề mặt núi Mantap, nơi quả bom nhiệt hạch H được Triều Tiên thử nghiệm.

Sau vụ nổ của bom H, vệ tinh ALOS-2 đo được sự dịch chuyển trên bề mặt núi Mantap là vài mét. Vụ nổ cũng di chuyển sườn của đỉnh núi Mantap khoảng 0,5 m. Ngoài ra, vụ nổ của bom H được cho xảy ra cách bề mặt núi Mantap 540 m và tạo ra một lỗ hổng có bán kính 66 m bên trong ngọn núi.

Vụ thử bom H được Triều Tiên thực hiện dưới mặt đất với những tiêu chuẩn nhằm giảm tối thiểu sự rò rỉ phóng xạ. Song không ít chuyên gia từng lo ngại, vụ thử này có thể khiến núi Mantap bị sụp đổ dẫn tới lượng lớn phóng xạ sẽ bị rò rỉ ra bên ngoài.

Minh Thu (lược dịch)
Từ khóa: tiết lộ sốc sức công phá bom H Triều Tiên bom nhiệt hạch thảm họa Hiroshima mỹ ném bom xuống nhật bản vệ tinh núi Mantap rò rỉ phóng xạ bom Little Boy

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !