Thực hư việc Sudan đồng ý đặt căn cứ quân sự Nga trong 25 năm

RIA dẫn một số nguồn tin quân sự cho biết, chính quyền Sudan sẵn sàng đặt một căn cứ Hải quân Nga trên lãnh thổ nước này để đổi lấy hỗ trợ kinh tế.

Theo đó, các nhà chức trách Sudan muốn sửa đổi thỏa thuận đã ký kết về một căn cứ quân sự ở Port Sudan bên bờ Biển Đỏ trước khi phê chuẩn văn kiện. Sudan kỳ vọng rằng, Moscow sẽ cung cấp cho quốc gia Bắc Phi này một gói hỗ trợ kinh tế trong vòng 5 năm kể từ khi vận hành căn cứ quân sự, đồng thời sẵn sàng gia hạn thời hạn thuê lên 25 năm.

Tuy nhiên, theo nguồn tin trên phía Nga vẫn chưa phản hồi đề xuất này của Sudan. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao của Nga hay Sudan cũng chưa đưa ra bình luận nào về thông tin này.

{keywords}
Nga sẽ thành lập một căn cứ hải quân trên lãnh thổ Sudan theo một thỏa thuận song phương được công bố hồi cuối năm ngoái. (Ảnh: RIA)

Theo truyền thông Nga, căn cứ mới sẽ được xây dựng tại thành phố cảng Port Sudan bên bờ Biển Đỏ, được sử dụng để làm nơi neo đậu, sửa chữa tàu hải quân của Nga, cũng như lưu trữ nhu yếu phẩm tiếp tế cho tàu thuyền hải quân thực hiện các chuyến hải trình dài ngày.

Giới chuyên gia Nga nhận định, căn cứ mới tại Sudan sẽ có chức năng tương tự căn cứ hải quân Tartus ở Syria và nhấn mạnh việc thành lập chỉ đơn thuần mang tính chất phòng thủ.

“Căn cứ là một tiền đồn hải quân ở Sudan, sẽ mở rộng ảnh hưởng của Nga ở Bắc Phi, dọc theo các tuyến đường vận chuyển quan trọng ở Biển Đỏ và ở eo biển Bab el-Mandeb”, các chuyên gia đánh giá.

Trước đó, vào đầu tháng 6, trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Tổng Tham mưu trưởng Các Lực lượng Vũ trang Sudan, Muhammad Usman al-Hussein cho biết, Sudan đang xem xét lại thỏa thuận với Nga về việc thành lập căn cứ quân sự ở Biển Đỏ vì những điều khoản trong văn kiện có thể gây tổn hại cho đất nước.

Theo ông Usman al-Hussein, thỏa thuận đã được ký bởi chính phủ tiềm nhiệm và không được cơ quan lập pháp phê chuẩn, theo quy trình phê duyệt các điều ước quốc tế. Ông al-Hussein nhấn mạnh, thỏa thuận có thể sẽ được tiếp tục triển khai nếu có lợi cho lợi ích quốc gia.

Cuối tháng 4, kênh truyền hình Al-Arabiya dẫn một số nguồn tin cho biết, Sudan đang đóng băng thỏa thuận thành lập căn cứ quân sự ở Biển Đỏ của Nga đã ký với chính quyền trước đó. Đại sứ quán Nga tại Khartoum đã phủ nhận thông tin này.

Nga và Sudan đã ký một thỏa thuận về việc thành lập một căn cứ hậu cần - kỹ thuật cho hải quân Nga ở Biển Đỏ vào tháng 12/2020. Theo thỏa thuận, Nga có thể bố trí tại căn cứ không quá 300 nhân viên, bao gồm cả nhân viên quân sự và dân sự.

Thoả thuận có hiệu lực trong 25 năm và tự động gia hạn thêm 10 năm nếu không bên nào thông báo bằng văn bản cho bên kia về ý định chấm dứt Thoả thuận một năm trước khi hết hạn.

Vào năm 2020 Moscow đã công bố sắc lệnh về việc đồng ý ký kết Thỏa thuận giữa Nga với Sudan xây dựng một cơ sở của hải quân Nga tại Port Sudan. Sắc lệnh trao quyền cho Bộ Quốc phòng Nga thay mặt nhà nước ký thỏa thuận với phía Sudan. Theo quy định, Nga được quyền đóng trú tối đa 4 tàu chiến và duy trì 300 binh sĩ cùng lúc tại căn cứ hải quân này, trong đó có cả tàu ngầm hạt nhân.

Căn cứ ở Sudan sẽ là căn cứ hải quân đầu tiên của Nga trên lục địa châu Phi kể từ khi Liên Xô tan rã (trong giai đoạn 1964-1997, Liên Xô có căn cứ hải quân tại thành phố Berbera (bên bờ Vịnh Aden, Somalia), từ năm 1977-1991 - căn cứ Nokra ở Ethiopia (bên bờ Biển Đỏ).

Thất bại ở Afghanistan khiến châu Âu phải suy nghĩ về việc phòng thủ

Thất bại ở Afghanistan khiến châu Âu phải suy nghĩ về việc phòng thủ

Theo Washington Times, việc Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền làm dấy lên hy vọng rằng nước Mỹ sẽ khôi phục lại mối quan hệ giữa châu Âu và châu Mỹ, vốn đã bị phá hủy dưới thời cựu Thống thống Donald Trump.

Thanh Bình (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !