Tên lửa Trung Quốc ở Biển Đông khiến chính quyền Obama chịu “sức ép ngàn cân”?

Việc Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không ra đảo ở Biển Đông đã khiến đảng Cộng hòa Mỹ lên tiếng phê phán Tổng thống Barack Obama rằng chính sách của ông đã khiến Bắc Kinh đẩy mạnh hoạt động trong vùng tranh chấp.

“Hoa Kỳ cần phải xem xét thêm những lựa chọn cần thiết nhằm trừng phạt những hành vi của Trung Quốc”, thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Lực lượng Vũ trang Thượng viện Mỹ cho biết.

Tên lửa Trung Quốc ở Biển Đông khiến chính quyền Obama chịu “sức ép ngàn cân”? - ảnh 1

Tàu USS Lassen của Mỹ đã tiến vào vùng biển 12 hải lý của một hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng.

Các chiến dịch tuần tra nhằm đảm bảo tự do đi lại trên biển của Mỹ, bao gồm đưa tàu chiến vào trong khu vực 12 hải lý của các đảo Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông, là một trong những bước đi quan trọng của Mỹ nhằm cản trở Bắc Kinh tiếp tục hoạt động của mình. Tuy nhiên cho đến nay mới chỉ có 2 lần tàu chiến Mỹ thực hiện tuần tra và không mang lại kết quả rõ rệt. “Hiện những hoạt động tuần tra tự do đi lại trên biển của Hoa Kỳ là chưa đủ”, ông McCain nói.

Thượng nghị sĩ McCain cũng bày tỏ ý kiến không hài lòng với cuộc họp giữa Tổng thống Obama với nguyên thủ các nước thành viên ASEAN tại bang California vào ngày 15 và 16/2 vừa qua. Cuộc họp được tổ chức nhằm tìm biện pháp gây sức ép lên Trung Quốc, đồng thời nâng cao quan hệ với những nước này. Tuy nhiên, tuyên bố chung sau cuộc họp thượng đỉnh không hề nhắc đến hay chỉ trích Trung Quốc.

Thành viên của đảng Cộng hòa từ lâu đã chỉ trích chính sách đối ngoại với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Obama là quá mềm yếu và thiếu nhất quán, lấy dẫn chứng rằng từ thời điểm Bộ Quốc phòng Mỹ hứa sẽ đưa tàu tiếp cận các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng cho đến khi thực hiện đã mất 5 tháng.

Đảng Cộng hòa cũng cho rằng chính quyền Obama đang tìm cách xoa dịu Bắc Kinh, qua đó khiến căng thẳng ở Biển Đông tăng lên. Người đứng đầu Bộ Tham mưu Mỹ, khu vực Thái Bình Dương là tướng Harry Harris sẽ phải trình bày về những bước đi đáp trả đối với việc Trung Quốc đưa tên lửa ra Biển Đông vào ngày 23/2 tới.

Vấn đề tên lửa Trung Quốc cũng là một chủ đề nóng trong cuộc đua tranh cử Tổng thống năm 2016. Các ứng cử viên của đảng Cộng hòa luôn có quan điểm phản đối Trung Quốc và chắc chắn họ sẽ có những phát biểu mạnh mẽ sau sự việc trên. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ứng viên đảng Dân chủ, đang chuẩn bị những biện luận nhằm tránh bị coi là có bước đi mềm yếu đối với Trung Quốc.

Trong một cuộc họp báo ngày 17/2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Washington và Bắc Kinh “sẽ có một cuộc đàm thoại nghiêm túc, sâu sắc” về vấn đề tên lửa Trung Quốc ở Biển Đông trong vài ngày tới. Trong chuyến thăm lần trước vào tháng 9/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định nước này “sẽ không quân sự hóa Biển Đông”. Nhưng theo ông Kerry, một số bằng chứng xác đáng cho thấy “hoạt động quân sự đang gia tăng”.

Các cuộc đối thoại giữa Mỹ và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không thể thay đổi lập trường của Bắc Kinh khi họ đã bỏ qua những lời cảnh báo từ chính quyền Obama về việc ngừng các hoạt động quân sự. Không những vậy, nhiều người tin rằng cuộc họp như vậy đang giúp Bắc Kinh có thêm thời gian để củng cố sức mạnh trong khu vực tranh chấp trên biển. Việc các tên lửa Trung Quốc điều ra Biển Đông cho thấy chính sách đối ngoại với Trung Quốc của Mỹ đã thất bại và khiến Tổng thống Obama phải chịu sức ép lớn.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin Nikkei Asian Review, ấn bản tiếng Anh chuyên về kinh tế - chính trị của tập đoàn truyền thông Nikkei của Nhật, ra đời từ năm 2013.

Anh Tuấn (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !