Tên lửa đạn đạo của Nga có thể thay đổi cán cân sức mạnh

Mới đây, chuyên gia của tạp chí Mỹ National Interest, ông Caleb Larson đã đưa nhận định về tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga.

Theo ông Larson, các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM - Intercontinental ballistic missile) đầy hứa hẹn của Nga đã được phát triển trong nhiều thập kỷ. Việc tạo ra chúng là vô cùng khó khăn, nhưng sau khi các tên lửa mới đi vào hoạt động, chúng có thể thay đổi cán cân sức mạnh có lợi cho Nga.

{keywords}
Tên lửa đạn đạo của Nga có thể thay đổi cán cân sức mạnh. (Ảnh: RIA)

Một trong những ICBM đáng gờm nhất của Nga là R-36M2 được NATO gọi là SS-18 Satan. SS-18 Satan nổi tiếng với khả năng mang theo các đầu đạn phân hướng MIRV có thể chia thành 10 đầu đạn có sức nổ 750 kiloton. Mặc dù có đặc điểm kỹ thuật ấn tượng và khả năng chiến đấu cao, nhưng tên lửa này với phiên bản đầu tiên được phát triển khoảng 50 năm trước hiện nay đã lỗi thời.

Được biết, hai tên lửa R-36M2, hiện đang được lưu kho tại tổ hợp quân sự của Nga ở Urals, dự kiến sẽ bị hủy vào cuối tháng 11/2020. Các tên lửa này sẽ được chia thành từng mảnh nhỏ, do chúng chứa khá nhiều các vật liệu có giá trị.

Mỗi tên lửa Satan có thể chứa ít nhất 1,2 kg vàng, khoảng 19 kg bạc, một vài gram Paltinim cũng như gần 6 tấn sắt và 20 tấn kim loại khác. Phần còn lại của tên lửa như sợi thủy tinh, hỗn hợp cao su và các vật liệu khác có thể tái chế.

R-36M2 được xem là mạnh nhất trong số các ICBM, dù loại vũ khí đáng sợ này đã khá cũ. Việc phá hủy 2 tên lửa Satan sẽ tuân theo quy trình trong Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START mới), thỏa thuận kiểm soát vũ khí gần đây nhất còn hiệu lực giữa Nga và Mỹ. Hiệp ước này dự kiến hết hạn vào năm 2021.

Các tên lửa thời Liên Xô cũ được thay thế bằng các loại đạn RS-28 Sarmat mới được thử nghiệm thành công. Các tên lửa Sarmat sẽ có khả năng mang theo bất kỳ loại đầu đạn hạt nhân nào, bao gồm cả tàu lượn siêu âm Avangard tiên tiến, được quân đội Nga thông qua vào cuối năm 2019.

“Sự thay thế của tên lửa Satan sẽ là tên lửa Sarmat, có thể có phạm vi thậm chí còn lớn hơn”, ông Larson nhận định.

“Mặc dù các đặc điểm cụ thể của vũ khí này vẫn chưa được biết, nhưng nhiều giả định rằng ICBM mới có thể bao phủ 18 nghìn km. Theo các báo cáo, tên lửa có thể mang 10 đầu đạn lớn hoặc 16 với trọng lượng nhỏ hơn. Ngoài ra, Sarmat có thể trang bị vũ khí siêu thanh đang trong quá trình phát triển”, ông Larson lưu ý.

Cũng theo ông Larson, trong quá trình tạo ra Sarmat, nhiều vấn đề phức tạp đã nảy sinh. Việc chuyển giao hàng loạt tên lửa này cho các đơn vị Lực lượng Tên lửa Hạt nhân Chiến lược Nga đã bị hoãn nhiều lần, hiện tại nó đã bị hoãn đến năm 2021.

RS-28 Sarmat đủ sức chống chịu sức công phá của 7 đầu đạn hạt nhân, nhằm gia tăng khả năng sống sót khi bị tấn công phủ đầu. Trong khi đó, hầm phóng tên lửa Minuteman III của Mỹ chỉ chịu được sức công phá của tối đa hai đầu đạn hạt nhân.

Tên lửa RS-28 Sarmat dài 36,3m, đường kính 3m, nặng 210 tấn với tầm bắn ít nhất 11.000 km. RS-28 Sarmat mang được 10-15 đầu đạn hạt nhân với tổng sức mạnh tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, cùng nhiều thiết bị mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng thủ đối phương.

Ngoài ra, chuyên gia tạp chí Mỹ cho biết, một ICBM đầy hứa hẹn khác là tổ hợp di động RS-26 Rubezh, được vận chuyển trên xe bệ phóng cơ động mặt đất chứ không có biến thể lắp trong giếng phóng. Như trong trường hợp của Sarmat, tên lửa này có một số vấn đề trong quá trình thử nghiệm sơ bộ. Đồng thời, tổ hợp này sử dụng đầu đạn có tầm bay khoảng 5,8 nghìn km, vi phạm các điều khoản của Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF). Sau đó, một đầu đạn nặng hơn với tầm bắn ngắn hơn đã được sử dụng.

Đặc biệt, điều làm nên uy lực của tên lửa RS-26 Rubezh chính là khả năng sống sót rất cao nhờ vào tính cơ động, nó rất khó khăn để phát hiện sự di chuyển hoặc khai hỏa. Khi ở trạng thái báo động cao, tên lửa RS-26 Rubezh có thể di chuyển rời xa các căn cứ và hoạt động tại các khu vực rừng núi.

Top 10 tàu ngầm thất bại thảm hại nhất lịch sử

Top 10 tàu ngầm thất bại thảm hại nhất lịch sử

Tàu ngầm hoạt động đầu tiên được chế tạo bởi người Hà Lan Cornelius Drebbel vào năm 1620. Kể từ đó, nhiều tàu ngầm nguyên bản và thử nghiệm đã xuất hiện, và có nhiều phiên bản được coi là thảm hại.

Thanh Bình (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !