So kè với Trung Quốc, kho tên lửa Đài Loan có gì 'khủng'?

Đối mặt với mối đe dọa quân sự ngày càng lớn từ phía Trung Quốc, Đài Loan được cho sẽ nâng cấp kho tên lửa.

 

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong bài phát biểu nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai vào tuần trước, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã nhấn mạnh tới việc tăng cường năng lực phòng thủ thông qua chương trình phát triển chiến tranh bất đối xứng. Tuyên bố của bà Thái có thể là điềm báo cho mối quan hệ căng thẳng không ngừng gia tăng giữa Trung Quốc và Đài Loan trong 4 năm tới.

{keywords}
Tên lửa Hsiung Feng-3 của Đài Loan. (Ảnh: The Drive)

Trong chiến tranh bất đối xứng, một bên sẽ sử dụng các loại vũ khí phi truyền thống để chống lại kẻ địch mạnh hơn. Giới phân tích cho rằng, việc thúc đẩy chương trình phát triển tên lửa sẽ giúp Đài Loan nắm giữ ưu thế trước khi Mỹ kịp ra tay hỗ trợ trong trường hợp không may Trung Quốc - Đài Loan xảy ra xung đột. 

“Các loại vũ khí nằm trong danh sách chiến tranh bất đối xứng gồm tên lửa, ngư lôi, máy bay không người lái (UAV), UAV hải quân và chiến tranh mạng. Song tên lửa dường như là hiệu quả nhất trong tấn công và hăm dọa kẻ thù”, ông Chieh Chung, một chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại tổ chức National Policy Foundation ở Đài Bắc nhận định.

Cũng theo ông Chieh, không có gì ngạc nhiên khi Đài Loan muốn tăng cường chương trình phát triển tên lửa để đảm bảo năng lực tấn công trong trường hợp xung đột bùng nổ ở eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc đang sở hữu sức mạnh lớn hơn rất nhiều so với Đài Loan, trong khi ngân sách quốc phòng của Đài Bắc cũng hạn hẹp để có thể chạy đua vũ trang với Bắc Kinh.

Còn trong bài phát biểu nhân phiên họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hôm 22/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định kiên quyết phản đối và răn đe mọi hành động ly khai đòi độc lập cho Đài Loan đồng thời hướng tới thắt chặt quan hệ giữa hai bên eo biển Đài Loan để sáp nhập. 

Kho tên lửa Đài Loan "khủng" cỡ nào?

Viện Khoa học và Công nghệ Chung-shan được xem là cái nôi phát triển tên lửa của Đài Loan đã hợp tác với quân đội từ thập niên 70 để cho ra đời hàng loạt tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

{keywords}
Quân đội Đài Loan tập trận hồi đầu năm. (Ảnh: AP)

Trong chuyến thăm Viện Chung-shan hồi tháng Một, bà Thái đã yêu cầu người đứng đầu Cơ quan Quốc phòng Đài Loan và lãnh đạo Viện Chung-shan đẩy mạnh kế hoạch sản xuất quy mô lớn các phiên bản cải tiến của tên lửa Tien Kung-3 và tên lửa siêu thanh Hsiung Feng-3 nhằm nâng cao năng lực phòng thủ cho Đài Loan.

Hồi tháng Tư, Viện Chung-shan đã cho tiến hành các cuộc thử nghiệm đối với nhiều loại tên lửa bao gồm Tien Kung-3 và một tên lửa tấn công mặt đất có tầm bắn vươn tới Trung Quốc đại lục.

Theo truyền thông Đài Loan, tên lửa đất đối không Tien Kung-3 và tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm trung Yun Feng được phóng thử nghiệm trong khoảng thời gian từ ngày 5/4 – 23/4 tại căn cứ quân sự Jiupeng ở Pingtung thuộc cực nam Đài Loan.

Tuy nhiên, Viện Chung-shan từ chối bình luận về các vụ phóng thử tên lửa. Song hồi tháng Tư, cơ quan này đã ra thông báo về thời gian thử nghiệm vũ khí cũng như cảnh báo các tàu và máy bay tránh lại gần vùng phong tỏa. 

Cũng theo truyền thông Đài Loan, phiên bản mới nhất phóng từ trên tàu của tên lửa Tien Kung-3 đã được phóng thử trong hai ngày 9 – 10/4.

Chương trình phát triển tên lửa Tien Kung-3 được công bố lần đầu tiên trong phiên họp đánh giá ngân sách quốc phòng năm 2014. Theo đó, Tien Kung-3 được đưa vào danh sách 1 trong 10 vũ khí do Đài Loan tự phát triển thuộc dự án mang tên Chiang Kung có tổng trị giá 7,02 tỉ Đài tệ (233 triệu USD). Tờ Liberty Times cho hay, tên lửa Tien Kung-3 sẽ được sản xuất đại trà vào năm 2021.

Ông Chang Cheng, một kỹ sư nghỉ hưu và từng là người đứng đầu chương trình phát triển tên lửa Hsiung Feng-3 ở Viện Chung-shan cho hay, tầm bắn của tên lửa Tien Kung-3 đã được nâng lên từ 45 km thành 70 km, cho phép nó đánh chặn các tên lửa dẫn hướng của quân đội Trung Quốc.

“Song một số báo cáo đã nói sai khi cho rằng, Tien Kung-3 có thể đánh chặn tên lửa Dongfeng của quân đội Trung Quốc”, ông Chang nhấn mạnh.

Còn theo United Daily News, Viện Chung-shan đã cho thử nghiệm cả tên lửa hành trình siêu thanh tấn công mặt đất Yun Feng vào ngày 14 – 15/4 tại căn cứ Jiupeng.

Giới chuyên gia quân sự Đài Loan nhận định với tầm bắn 1.500 km, tên lửa Yun Feng có thể tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc như thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thiên Tân ở phía bắc, thành phố Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô, thành phố Thượng Hải ở phía đông cùng Vũ Hán, thành phố Trường Sa của tỉnh Hồ Nam và đập Tam Hiệp ở miền trung.

Còn hiện tại, Viện Chung-shan vẫn hoàn toàn kín tiếng về chương trình phát triển tên lửa Yun Feng, song khả năng tên lửa sẽ được đưa vào sản xuất vào cuối năm nay.

Những thông tin về chương trình phát triển tên lửa Yun Feng lần đầu tiên được tiết lộ vào tháng 12/2012. Nhưng quá trình phát triển tên lửa được cho  đã trải qua 4 đời lãnh đạo Đài Loan và được giữ bí mật do Mỹ lo ngại thông tin về tên lửa Yun Feng có thể khiến Trung Quốc tức giận và đưa ra phản ứng mạnh mẽ.

Theo ông Su Tzu-yun, nhà phân tích cấp cao tại Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng Đài Loan, tên lửa Yun Feng có thể được triển khai để làm suy yếu năng lực chiến đấu của quân đội Trung Quốc.

“Vũ khí này có thể tấn công các mục tiêu chiến lược như sân bay, cầu cảng và cả căn cứ chỉ huy quân sự ở miền trung của Trung Quốc”, ông Su khẳng định tên lửa Yun Feng là một phần quan trọng trong chiến tranh bất đối xứng của Đài Loan.

Cũng theo ông Su, không quân Trung Quốc hiện được xem là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với Đài Loan, do dó nếu các căn cứ không quân Trung Quốc bị phá hủy, Đài Loan sẽ có cơ hội bảo vệ mình.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Tung Li-wen cho biết thêm các tên lửa Hsiung Feng-2E của Đài Loan cũng đã được nâng tầm bắn lên 1.000 km và đủ mạnh để de dọa khu vực đồng bằng sông Dương Tử và đồng bằng Châu Giang của Trung Quốc.

“Đây là hai vùng kinh tế trọng điểm của Trung Quốc, do đó bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào hai khu vực này cũng sẽ làm tê liệt hoạt động”, ông Tung nói.

Bản nâng cấp của tên lửa hành trình hạ âm tấn công mặt đất Hsiung Feng-2E cũng đã được thử nghiệm vào ngày 14 – 15/5, theo truyền thông Đài Loan.

Viện Chung-shan hiện còn là nơi phát triển một số tên lửa khác cho quân đội Đài Loan bao gồm tên lửa không đối không Tien Chien có tầm bắn 120 km, tên lửa chống hạm hạ âm Hsiung Feng 1, 2, 3 và tên lửa hành trình hạ âm không đối đất Wan Chien có tầm bắn 240 km.

Thêm tàu chiến Mỹ vừa đi qua eo biển Đài Loan

Thêm tàu chiến Mỹ vừa đi qua eo biển Đài Loan

Hôm nay (14/5), Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ thông báo thêm một tàu chiến hải quân Mỹ di chuyển qua eo biển Đài Loan, ngay trước một tuần bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai.  

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !