Tại sao Nhật Bản không phát triển vũ khí hạt nhân?

Thượng viện Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh cho phép quân đội nước này có thể tham chiến ở nước ngoài nếu an ninh quốc gia của Tokyo hoặc của các quốc gia đồng minh bị đe dọa.

Đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, quân đội Nhật Bản có thể triển khai các hoạt động chiến đấu ở nước ngoài với vai trò hỗ trợ các đồng minh, hay nói cách khác, là phòng vệ tập thể.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dù nỗ lực giải thích sự thay đổi này với trong nước và quốc tế nhưng công việc này cũng không mấy suôn sẻ. Ông đã phải đối mặt với sự phản đối tại quê nhà mà ví dụ điển hình là việc các nghị sĩ đã không ngần ngại xông vào nói chuyện “tay đôi” ngay trong cuộc họp nghị viện.

Về phía quốc tế, Trung Quốc, vốn bị Nhật Bản coi là mối đe dọa an ninh số một, đã coi dự luật mới này của Tokyo là tham vọng sản xuất vũ khí hạt nhân. Bản thân Bắc Kinh cũng đã sở hữu vũ khí hạt nhân với cuộc thử nghiệm đầu tiên năm 1964.

Các quan chức và chuyên gia Trung Quốc thường xuyên liên hệ tình trạng quân sự của Nhật Bản với khả năng sở hữu hạt nhân của nước này và dấy lên lo ngại rằng Tokyo có thể trở nên hiếu chiến hơn trong tương lai.

Tại sao Nhật Bản không phát triển vũ khí hạt nhân? - ảnh 1

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia tập trận với lính thủy đánh bộ Mỹ. Nguồn: SCMP

Mặc dù có rất nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh dự luật an ninh mới, tuy nhiên có một vài lý do Nhật Bản sẽ khó có khả năng xây dựng một quả bom hạt nhân.

Kể từ những năm 1960, Tokyo đã phát triển một trong những chương trình điện hạt nhân dân sự tiên tiến nhất từng xuất hiện trong cộng đồng quốc tế. Chương trình này đã sản xuất gần 1/3 lượng điện năng tiêu thụ của Nhật Bản hiện tại và theo lý thuyết cũng có thể dùng để sản xuất vật liệu cho một vũ khí hạt nhân.

Một số chuyên gia đánh giá rằng quy mô và sự hiện đại của cơ sở hạt nhân Nhật Bản có thể giúp nước này phát triển một loại vũ khí hạt nhân chỉ trong một vài tháng nếu quốc hội phê duyệt. Đối thủ chiến lược Trung Quốc cũng đã chú ý đến khả năng này, bao gồm lớn tiếng cảnh báo việc Nhật Bản đang dự trữ một lượng lớn các nguyên liệu hạt nhân.

Tuy nhiên, cần phải ghi nhớ rằng theo các quy định của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân mà Nhật Bản tham gia từ năm 1976, các quốc gia phải sử dụng công nghệ hạt nhân một cách hòa bình cho các mục đích năng lượng nếu họ đã cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Để đảm bảo các cơ sở hạt nhân của nước này được sử dụng hoàn toàn vì mục đích hòa bình, họ phải chịu sự giám sát chặt chẽ từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế tại Vienna. Cơ quan này thường xuyên đánh giá độ chính xác và hoàn thành trong các tuyên bố của Nhật Bản liên quan đến cơ sở hạt nhân, vật liệu hạt nhân cùng các hoạt động khác, đồng thời tiến hành giám sát và thanh tra các cơ sở tương ứng. Vai trò của cơ quan này tại Nhật Bản vẫn sẽ tiếp tục được duy trì nhằm xóa bỏ mọi lo lắng rằng Tokyo có thể ẩn chứa những dự định sản xuất vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên Trung Quốc và IAEA không phải là những người duy nhất theo sát các hoạt động hạt nhân của Nhật Bản. Còn hai khán giả khác cũng đáng được chú ý.

Đầu tiên chính là dân chúng Nhật Bản, những người ngày càng ý thức về các nguy cơ và hiểm họa của công nghệ hạt nhân, dù là mục đích dân sự hay quân sự, đặc biệt là sau thảm họa kép tại Fukushima năm 2011.

Thứ hai, là đồng minh thân cận nhất của Nhật Bản, Mỹ, quốc gia cũng có chung sự quan tâm dành cho chương trình hạt nhân của Tokyo. Trên thực tế, chính việc trở thành đồng minh với Mỹ của Nhật Bản càng khiến nước này ít có ý định phát triển bất kỳ loại vũ khí hạt nhân nào.

Để đảm bảo an ninh cho Nhật Bản trước các mối đe dọa chính trong khu vực, dù từ phía Trung Quốc “mới lớn” hùng hổ hay Triều Tiên với các khoe hoang về vũ khí hạt nhân, Washington thề sẽ đáp trả bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại Nhật Bản.

Với hy vọng bảo vệ được Nhật Bản, Mỹ mong muốn đánh bại mọi đối thủ tiềm tàng bằng cách tấn công phủ đầu. Lực lượng binh lính Mỹ tại Okinawa như một lời nhắc nhở của phe đồng minh và là cam kết thực thi của Hoa Kỳ.

Khi Nhật Bản còn tin tưởng vào sức mạnh của sự bảo hộ từ Mỹ thì nước này sẽ không có nhiều hứng thú trong việc phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình. Vì lý do này, cả hai quốc gia Mỹ-Nhật đều nỗ lực hết mình để đảm bảo sự hợp tác sâu rộng của liên kết đồng minh.

Bất chấp những gì mà mọi người nghĩ, chính quyền của ông Abe cho rằng dự thảo luật an ninh mới này là một phần trong nỗ lực nói trên nhằm đóng góp thêm vào mối quan hệ quân sự hai chiều chứ không hẳn là bật đèn xanh cho các hành động chiến tranh. Dự luật tạo ra một khung pháp lý cho Nhật Bản đối đáp lại những gì mà Mỹ đã cam kết bảo vệ Tokyo bằng cách đưa quân tới chi viện nếu cần thiết.

Hơn bất kỳ lý do gì, lịch sử chính là một bằng chứng sống động nhất khiến Nhật Bản không có ý định chế tạo một quả bom nguyên tử. Tokyo là nước đầu tiên và duy nhất từng bị vũ khí hạt nhân hủy diệt. Hơn 100.000 người dân Nhật Bản đã thiệt mạng trong vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945. 70 năm đã trôi qua nhưng lịch sử hạt nhân Nhật Bản sẽ không thể nào quên được nỗi đau này.

Thêm vào đó, chính bởi lịch sử mà Nhật Bản đã trở thành một trong những quốc gia tích cực nhất trong Hiệp ước Không  phổ biến vũ khí hạt nhân. Tokyo đã đầu tư một nguồn tài chính đáng kể nhằm ngăn chặn việc vận chuyển phi pháp các vật liệu và công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân, thúc đẩy các điều kiện cần để giải trừ vũ khí hạt nhân và nhắc nhở cả thế giới về hậu quả nghiêm trọng mà một quả bom nguyên tử mang lại.

Hiệp ước trên chính là cam kết mà Nhật Bản quyết tâm theo đuổi trong ngắn hạn, trung hạn và cả dài hạn. Và trái với những dự đoán từ phía các đối thủ, dự luật an ninh mới của Nhật Bản sẽ không thay đổi được quyết tâm này.

Bài viết được tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.

Tuệ Minh (Lược dịch)

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !