So kè dàn tiêm kích 'khủng' áp sát biên giới tranh chấp Trung - Ấn

Quân đội Trung - Ấn tiếp tục điều động các tiêm kích hiện đại tới những căn cứ không quân nằm gần khu vực tranh chấp trên dãy núi Himalayas.

 

Theo Forbes, những bức ảnh vệ tinh thương mại gần đây hé lộ sự xuất hiện của 2 tiêm kích tàng hình J-20 tại căn cứ không quân Hotan, nằm ở khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Hotan là căn cứ quân sự Trung Quốc nằm gần nhất với vùng tranh chấp Aksai Chin, nhưng cũng cách gần 320 km.

Căng thẳng tranh chấp biên giới Trung - Ấn nằm dọc Đường Kiểm soát thực tế (LAC) bùng phát kể từ tháng Sáu, sau vụ đụng độ đẫm máu ở thung lũng Galwan khiến ít nhất 20 quân nhân Ấn Độ tử vong vào ngày 15/6. Đây được xem là cuộc xung đột biên giới nghiêm trọng nhất kể từ sau vụ tranh chấp kéo dài 70 ngày tại cao nguyên Doklam hồi năm 2017. LAC nằm giữa khu vực Ladakh do Ấn Độ quản lý và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát. 

{keywords}
Quân đội Trung - Ấn điều tiêm kích J-20 và Rafale áp sát biên giới tranh chấp trên dãy núi Himalayas. (Ảnh minh họa)

Còn hồi tuần trước, tờ Hindustan Times đưa tin Ấn Độ đã điều động thêm 5 chiến đấu cơ Dassault Rafale tới khu vực Ladakh. Ngoài ra, các tiêm kích Rafale cũng đã thực hành kỹ năng bay trong đêm trên địa hình đồi núi Himachal Pradesh.

Giới chuyên gia quân sự nhận định, trong cuộc đua vũ trang giành ưu thế trên nóc nhà thế giới, Trung Quốc đang vượt Ấn Độ về số lượng chiến đấu cơ triển khai.

Trong đó, các tiêm kích một chỗ ngồi J-20 của Trung Quốc có thể chiếm ưu thế trên không nhờ khả năng tàng hình, tránh mọi radar theo dõi và đạt tốc độ siêu thanh.

Trong khi đó, các chiến đấu cơ một và hai chỗ ngồi Rafale mới chỉ được Pháp bàn giao cho quân đội Ấn Độ vào ngày 29/7. Song Rafale cũng được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) tương tự như J-20. Do đó, Rafale hoàn toàn có thể phát hiện nhiều mục tiêu cùng lúc trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, tiêm kích Rafale có thiết kế nhẹ hơn và nhỏ hơn so với J-20 của Trung Quốc.

Được đưa vào sử dụng từ năm 2001, Rafale có thể đạt tốc độ Mach 1.8 cùng phạm vi hoạt động là 1.850 km. Còn J-20 mới được đưa vào hoạt động từ năm 2017 nhưng có thể đạt tốc độ bay Mach 2 và phạm vi hoạt động là 2.000 km.

Khi hoạt động trên dãy núi Himalayas, nơi có độ cao trên 8.000 m, trần bay đối với các tiêm kích là yếu tố quan trọng. Trần bay của Rafale là khoảng 16.000 m và J-20 là hơn 20.000 m.

Theo nhà bình luận quân sự ở Hong Kong Song Zhongping, tiêm kích tàng hình J-20 có thể cùng hoạt động với hàng loạt máy bay quân sự khác của quân đội Trung Quốc.

“J-20 có thể phối hợp hoạt động với các chiến đấu cơ chuyên dụng để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau nhằm hoàn thành sứ mệnh tốt hơn”, ông Song nói.

Song vấn đề mà J-20 gặp phải là phần động cơ vẫn đang cản trở tính linh hoạt và khả năng tàng hình của tiêm kích.

Không quân Ấn Độ ký kết hợp đồng với Pháp vào năm 2016 để mua 36 tiêm kích Rafale với tổng trị giá 9,4 tỉ USD. Quá trình chuyển giao toàn bộ đơn hàng cho Ấn Độ sẽ được Pháp hoàn thành vào năm 2021.

Đáng nói, không quân Trung Quốc hiện không công bố chính xác số lượng tiêm kích tàng hình J-20 mà lực lượng này sở hữu, nhưng khả năng ít nhất là 50 chiếc.

Video: Quân đội Trung Quốc tăng cường huấn luyện địa hình ở Tây Tạng

Vì sao Trung Quốc né làm căng tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản?

Vì sao Trung Quốc né làm căng tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản?

Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ né tránh làm gia tăng thêm căng thẳng tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản, do mối quan hệ giữa Mỹ - Trung đang ngày càng xấu đi. 

Minh Thu (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !