Những vụ rò rỉ phóng xạ ít được biết đến trên thế giới

Vào ngày 26/4/1986, một lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine đã phát nổ, gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất từ trước tới nay trên thế giới, hậu quả của vụ việc vẫn còn kéo dài đến nay.

Những loại vũ khí cổ đại kỳ dị nhất lịch sử thế giới

Những loại vũ khí cổ đại kỳ dị nhất lịch sử thế giới

Vũ khí là một trong những cải tiến không thể thiếu đối với võ thuật, quân sự. Bên cạnh chiến thuật, số lượng vũ khí được cho là có vai trò quan trọng khi giao đấu thời xa xưa, đặc biệt là những trận tỷ thí võ thuật.

Có nhiều tai nạn như Three Mile Island, Fukushima và một số vụ việc khác cũng nổi tiếng với sức phá hủy và gây ảnh hưởng đến tận ngày nay. Tuy nhiên, cũng có nhiều tai nạn hạt nhân vẫn đang được che giấu với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Sau đây là những vụ rò rỉ hạt nhân ít được biết đến trên thế giới theo trang popmech.ru tổng hợp:

{keywords}
Vụ tai nạn tại nhà máy Năng lượng thấp số 1 (SL-1), đây là một nhà máy điện hạt nhân thử nghiệm ở Idaho, Mỹ. Tai nạn xảy ra vào ngày 3/1/1961 khi 3 nhân viên của nhà máy hạt nhân tham gia kết nối các thanh điều khiển với cơ cấu truyền động dẫn đến vụ nổ. Hậu quả khiến 3 người thiệt mạng. Các thi thể 3 nhân viên này được chôn cất trong quan tài chì do mức độ phóng xạ rất cao. Sau này, các nghiên cứu kết luận rằng một vụ nổ đã xảy ra khi Byrnes (1 trong 3 nhân viên) đã di chuyển cần điều khiển trung tâm của SL-1 quá xa so với mức cần thiết để tái khởi động lò, khiến phản ứng vượt tầm kiểm soát.
{keywords}
Một rò rỉ nước thải ở thị trấn Church Rock, New Mexico, Hoa Kỳ, vào ngày 16/7/1979. Thị trấn nhỏ này từng là nơi khai thác các mỏ uranium lớn nhất trong cả nước và chất thải phóng xạ thường được đổ trong các ao hồ trong khu vực. Trong vụ tai nạn, một đập nước thải đã bị vỡ, khiến 94 triệu gallon nước thải ô nhiễm và 1.100 tấn chất thải phóng xạ đã đổ vào sông Puerco. 6h30 sáng hôm đó, một cư dân của thị trấn Church Rock là Robinson Kelly ra sông Puerco và nhận thấy con sông vốn đang mùa cạn kiệt bỗng tràn đầy một thứ nước màu vàng, “có mùi hôi thối chưa từng thấy”, theo miêu tả của Kelly. Mức độ phóng xạ trong dòng sông vượt quá định mức 6.000 lần, nhưng, bất chấp yêu cầu của người dân địa phương, khu vực Church Rock không được tuyên bố là khu vực nguy hiểm.
{keywords}
Vụ tai nạn tại lò phản ứng NRX, Canada, vào ngày 12/12/1957, xảy ra do lỗi trong thiết kế hệ thống làm mát que thử nghiệm, cũng như các hành động không chính xác của người vận hành. Do quá nóng, một phần nhiên liệu bị nóng chảy, bể chứa dung dịch đã vỡ dẫn đến xảy ra rò rỉ. Nước sau đó đã chảy vào khu vực nước thải và may mắn thay không có ai bị thương, mặc dù chỉ một chút nữa thôi thảm họa thực sự đã xảy ra.
{keywords}
Vụ rò rỉ phóng xạ sau vụ nổ thử bom Baneberry tại một phần của điểm thử hạt nhân Nevada, Mỹ, vào ngày 18/12/1970. Khá nhiều thử nghiệm ngầm thông thường về một quả bom có ​​sức mạnh 10 kiloton đã được thực hiện, tuy nhiên, 3 phút sau, một khe nứt xuất hiện ở độ sâu 90m trong lòng đất ngay tại điểm chôn trái bom, khiến bụi phóng xạ và khí gas phun lên bầu trời. Hiện tượng này tiếp diễn, ngay cả sau khi mặt đất phía trên vụ nổ sụp xuống (sự sụp mặt đất là bình thường đối với các vụ nổ ngầm dưới đất). Khí gas tiếp tục phun lên trong 24 giờ sau đó. Tai nạn khiến 86 người thử nghiệm bị ảnh hưởng bởi rò rỉ phóng xạ, 2 trong số họ đã chết vài năm sau đó vì ung thu máu.
{keywords}
Tai nạn tại nhà máy chế biến kim loại Acerinox, Tây Ban Nha, vào tháng 5/1998. Không rõ bằng cách nào, một nguồn phóng xạ Cesiom-137 đã được tập kết tại nhà máy tái chế kim loại của công ty này tại Los Barrios, Cadiz. Chúng được đặt lộn xộn giữa các mảnh vụn kim loại và không bị phát hiện bởi các máy dò. Mặc dù nhà máy có các thiết bị dò tìm những nguồn nguy hiểm, tuy nhiên, nguồn phóng xạ này đã vượt qua các máy dò và được đun chảy tại một trong các lò đốt. Ngay lập tức, một đám mây phóng xạ thoát lên bầu khí quyển. Kết quả là 40 mét khối nước bị ô nhiễm, 2.000 tấn tro phóng xạ thải ra không trung, 150 tấn thiết bị bị nhiễm xạ. Quá trình vệ sinh nhà máy ước tính khoảng 26 triệu USD.
{keywords}
Một trận động đất gần nhà máy năng lượng hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa (KKNPP) ở quận Niigata, Nhật Bản vào ngày 16/7/2007, đây là nhà máy sản xuất lượng năng lượng lớn hơn bất kỳ nhà máy năng lượng nào trên thế giới. Trận động đất 6,8 độ richter này chỉ cách nhà máy 24 km ngoài khơi đã gây ra thiệt hại đáng kể cho nhà máy, dẫn đến rò rỉ phóng xạ và bụi phóng xạ ra bên ngoài nhà máy. Một phần nước phóng xạ bị cuốn trôi ra biển, cùng hàng chục thùng chất thải hạt nhân đã bị tung ra sau động đất. Ước tính trận động đất này gây thiệt hại lên tới khoảng 12,5 tỉ USD.
{keywords}
Vụ tai nạn trên tàu ngầm hạt nhân K-431, cảng Chazhma, Liên Xô, vào ngày 10/8/1985. Do không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn trong quá trình nạp lại lõi lò phản ứng và đi qua tàu ngư lôi gần tàu ngầm, một vụ nổ nhiệt cực lớn đã xảy ra. Vụ nổ đã thổi bay nắp lò phản ứng hạt nhân nặng 12 tấn trên tàu, tạo ra áp lực cực lớn lên thân tàu và khiến thân tàu bị vỡ từ bên trong vỡ ra. Lõi phản ứng hạt nhân bị phá hủy hoàn toàn. Mười thủy thủ và sĩ quan đã chết ngay lập tức, và mọi người phải dập tắt đám cháy mà không có bộ đồ bảo hộ tiêu chuẩn, cũng như kỹ năng chống phóng xạ. Do đó, số nạn nhân đã lên tới gần 300 người, một trung tâm ô nhiễm phóng xạ được hình thành ở cảng và thu gom bụi phóng xạ rơi xuống biển trên bờ vịnh Ussuri (gần Vladivostok).
{keywords}
Tai nạn tại nhà máy Rocky Flats gần thành phố Denver, Colorado, Mỹ, vào ngày 11/9/1957. Nhà máy sản xuất plutonium cấp độ vũ khí và các bộ phận để sản xuất vũ khí hạt nhân cho quân đội Mỹ. Trong một trận hỏa hoạn lớn, họ đã cố gắng dập tắt các khu vực bị ô nhiễm bằng nước thông thường, kết quả là hơn 100 m khối nước chảy vào cống thoát nước địa phương. Một cột bụi phóng xạ cao khoảng 50 m đến thành phố Denver nằm gần đó. Trước khi nhà máy đóng cửa vào năm 1992, khoảng 200 vụ rò rỉ phóng xạ khác đã xảy ra, nhưng mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng và sự thật về các vấn đề đã được che giấu.
{keywords}
Tai nạn tại Khu tổ hợp Hóa học Siberia (SCC), Seversk, Nga, vào ngày 6/4/1993. Các công nhân của SCC đã đưa dung dịch axit nitric (HNO3) vào trong bể ngầm có tên Object 15 để tách plutonium khỏi nhiên liệu hạt nhân được đã sử dụng. Khi đó, Object 15 chứa khoảng 8.700 kg Uranium và 450 gram Plutonium. Khí nén được bơm vào bể để đảm bảo rằng axit nitric và nhiên liệu được sử dụng có thể trộn lẫn vào nhau. Tuy nhiên, các công nhân đã không bơm đủ khí nén vào trong bể khiến dung dịch này nằm cố định trên các lớp bên trong bể chứa thay vì hòa lẫn vào với nhau. Các phản ứng hóa học trong lớp axit nitric khiến nhiệt độ và áp suất bên trong bể tăng lên. Object 15 được xây dựng để chịu được áp suất 12 atm (atmôtphe). Và khi áp suất lên 18 atm, bể chứa phát nổ. Khu rừng phía đông bắc của nhà máy, các khu công nghiệp lân cận và đất nông nghiệp bị ô nhiễm. Khoảng 2.000 người dân đã bị ảnh hưởng.
{keywords}
Tai nạn tại phòng thí nghiệm thực địa Santa Susanna , Hoa Kỳ, vào ngày 13/7/1959. Địa điểm nằm gần Los Angeles, được dùng làm thử nghiệm bởi các công ty động cơ tên lửa tư nhân cho NASA. Có nhiều tai nạn, nhưng tồi tệ nhất là thảm họa dẫn đến sự tan chảy một phần của lò phản ứng hạt nhân lớn nhất. Để ngăn chặn vụ nổ, khí phóng xạ đã được thải vào không khí, và công việc sửa chữa (và rò rỉ khí) kéo dài vài tuần. Cho đến năm 1979, vụ việc đã được che giấu cẩn thận.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !