Nhật Bản quyết không để Trung Quốc "qua mặt" về quân sự

Lực lượng quân sự của Nhật Bản hiện đang tiếp tục phát triển sức mạnh của riêng mình, trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa Nhật và Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Đã từ rất lâu, lực lượng quân sự Nhật Bản là một ví dụ của sự mâu thuẫn. Mặc dù Nhật Bản là một trong những nước đầu tư vào quân sự cao nhất thế giới (đạt gần 50 tỉ USD vào năm 2013), hiến pháp nước này đặc biệt cấm các hoạt động gây chiến (kể cả việc bảo dưỡng khí tài trên bộ, trên biển và trên không).

Tuy nhiên, vào tháng 7 năm nay, nội các của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã phê chuẩn sự diễn giải lại Điều 9 trong Hiến pháp, cho phép đất nước này có thể viện trợ một đồng minh khi bị tấn công.

Nhật Bản quyết không để Trung Quốc

Một cuộc tập trận quân sự của Nhật Bản.

Nhật Bản đã dành một khoản tương đương 1% GDP vào quốc phòng, con số này có thể tăng lên sau một thập kỷ giữ nguyên. Năm ngoái, nội các của Thủ tướng Abe đã đồng ý kế hoạch chi tiêu kéo dài 5 năm nhằm thay thế khí tài quân sự hiện tại, gồm việc mua 3 máy bay do thám, phi cơ tàng hình, 52 tàu đổ bộ, 28 máy bay chiến đấu thế hệ 5 (F-35) và 17 trực thăng Osprey.

Tổng chi phí của kế hoạch này dự kiến đạt từ 232 tỉ đến 240 tỉ USD.

Bên cạnh việc mua các sản phẩm bên ngoài, Nhật Bản đã tiến hành phát triển phi cơ chiến đấu của riêng mình. Máy bay ATD-X được coi là một loại phi cơ tàng hình rất mạnh có thể triển khai nhằm tự vệ khỏi những cuộc tấn công của máy bay thế hệ thứ năm của Trung Quốc hay Nga.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự định sẽ dùng kết quả nghiên cứu chế tạo máy bay ATD-X làm bàn đạp để phát triển phi cơ thế hệ thứ 6 được thiết kế chuyên để chống máy bay tàng hình.

Nhật Bản cũng muốn mở rộng hạm đội tàu ngầm, nâng lên từ 16 lên 24 chiếc, loại vũ khí mà Nhật có nhiều kinh nghiệm tác chiến. Tạp chí National Interest giải thích rằng Nhật neo đậu tàu ngầm “ở những tuyến xâm lược chính vào Nhật Bản. Những bến tàu này đã có từ thời Chiến tranh Lạnh, khi Nhật tin rằng Liên Xô có thể xâm lược nếu chiến tranh nổ ra”.

Cộng tác viên của BBC tại Tokyo đồng ý rằng quân đội Nhật đã từng là lực lượng phòng vệ chính chống lại những mối đe dọa từ Liên Xô, “họ được lập ra từ những ngày Chiến tranh Lạnh nhằm bảo vệ khỏi nguy cơ xâm lược của Nga ở phía Bắc”.

Hiện mối đe dọa mới của Nhật Bản là Trung Quốc, một đất nước mà Nhật Bản chưa từng có mối quan hệ ngoại giao bền vững kể từ cuộc xâm lược vào thời Phát xít Nhật trước và trong Thế chiến II. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã mang lại cho nước này ngân sách quốc phòng khổng lồ, hiện đang gia tăng nhanh chóng kể từ năm 2000 (hiện đã lên đến 132 tỉ USD).

Vào năm 2010, tranh chấp lãnh thổ vùng đảo Senkaku (Điếu Ngư) khiến quan hệ Nhật và Trung Quốc trở nên căng thẳng. Gần đây, Trung Quốc đã dùng chiến lược đưa ngư dân ra đảo hàng loạt nhằm khẳng định chủ quyền với đảo của mình.

Trược cuộc họp thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vừa qua tại Bắc Kinh, dù hai nguyên thủ quốc gia bắt tay nhau hờ hững trước camera, Thủ tướng Nhật Bản ít nhất đã để ngỏ việc đàm phán với Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ.

Tuy vậy, một cuộc xung đột vũ trang trong vùng tranh chấp vẫn là điều có thể xảy ra.

Gordon Arthur, một phóng viên chuyên về Quốc phòng vùng Châu Á – Thái Bình Dương, trả lời báo Business Insider rằng: "Tại những điểm nóng ở khu vực, đâu là điểm chung lớn nhất? Đó là Trung Quốc. Tôi nghĩ họ đã trở nên mạnh bạo hơn dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, cho nên rất có thể một sự kiện không may hay leo thang căng thẳng có thể xảy ra”.

Đó chính là nguyên nhân Nhật Bản đã đặt những ưu tiên quân sự mới và bắt đầu phát triển khả năng tấn công trên bộ và dưới nước, và hiện đã có một trạm rađa ở Tây nam Nhật Bản.

Một báo cáo Bộ Quốc phòng Nhật Bản ghi rằng: “Để đề phòng nhiều tình huống bất ngờ, việc phản ứng hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại bằng cách nắm được ưu thế trên biển và trên không là cần thiết”.

Cùng với việc chi tiêu quân sự, đất nước đang thiết lập mối quan hệ đồng minh với các nước khác trong khu vực và củng cố quan hệ lâu dài vốn có với Mỹ.

Steven Herman, trưởng phân nhánh Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ở Băng Cốc cho biết: “Anh không thể coi lực lượng quân sự Nhật Bản chỉ gồm toàn quân Nhật. Bất cứ những gì họ có để nhằm hỗ trợ Lực lượng Tự vệ Nhật Bản, tất cả những thứ ấy đều có bàn tay của Mỹ đứng sau chúng”.

Một trong những công thức gây ra chiến tranh thế giới, đó là những tranh chấp nhỏ giữa những nước được hỗ trợ bởi những đồng minh hùng mạnh. Một luận văn tiến sĩ tại một trường quân đội Trung Quốc viết rằng ”rất có thể sẽ có chiến tranh thế giới lần thứ ba chiến đầu vì chủ quyền lãnh hải”. Bản thân ông Shinzo Abe cũng đã so sánh quan hệ giữa Nhật và Trung Quốc với Anh và Đức trước Thế chiến I.

Nhật Bản quyết không để Trung Quốc

Lực lượng Bộ binh Tự vệ Nhật Bản đang diễn tập chiến đấu.

Khả năng về một cuộc chiến tranh vẫn chưa chấm dứt. Cộng đồng Nhật Bản phần lớn vẫn không muốn chiến tranh. Trong một cuộc khảo sát vào năm 2013, 56% dân số Nhật nói rằng họ phản đối bất kỳ hoạt động quân sự nào của đất nước ngoại trừ quốc phòng, tuy nhiên một xu hướng chấp nhận hành động quân sự táo bạo hơn đang dần xuất hiện.

Căng thẳng giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang trở nên nghiêm trọng hơn cả những năm 80, khi những vết thương có từ Thế chiến thứ II vẫn còn chưa phai. Steven Herman nói rằng “những gì chúng ta thấy là những giọng nói ngày một quyết liệt hơn giữa các nước”,và giọng nói cổ vũ cho sự cảm thông lẫn nhau “đang bị chà đạp nhiều hơn so với trước đây”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…

Anh Tuấn (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !