Nga sẽ nối lại hoạt động thử nghiệm vũ khí hạt nhân để ‘trả đũa’ Mỹ?

Nga được cho là sẽ khôi phục lại địa điểm thử hạt nhân và sẽ tiến hành thử nghiệm nếu Mỹ nối lại chương trình thử nghiệm loại vũ khí “tận thế” này.

Theo báo cáo mới đây của RIA Novosti, Nga có thể khôi phục lại căn cứ thử nghiệm vũ khí hạt nhân ở khu vực Novaya Zemlya trong một khoảng thời gian ngắn. Đây là một quần đảo thuộc Bắc Băng Dương phía bắc liên bang Nga và nằm tại cực đông bắc châu Âu ở mũi Zhelaniya.

{keywords}
Quần đảo Novaya Zemlya (vùng đất mới) là bãi thử nghiệm hạt nhân bí ẩn của Nga. Nguồn: huanqiu.

Một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực vũ khí chiến lược và là cựu tướng lĩnh của lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, ông Vladimir Yevseyev cho rằng, đây là hành động nhằm trả đũa tuyên bố của Mỹ về việc tái thử nghiệm vũ khí hạt nhân thời gian gần đây.

Vị chuyên gia này khẳng định, nếu Mỹ bắt đầu các vụ thử hạt nhân ở Nevada hoặc kiểm nghiệm tính năng kỹ chiến thuật của đầu đạn hạt nhân mới ở khu vực này, Nga có thể ngay lập tức khôi phục địa điểm thử hạt nhân Novaya Zemlya trong thời gian ngắn và sẽ tiến hành các vụ thử hạt nhân tương tự.

Theo báo cáo, Mỹ gần đây đã tuyên bố, Washington có kế hoạch tái thử nghiệm vũ khí hạt nhân, kể từ sau khi chấm dứt chương trình này năm 1992. Drew Walter, Phó Trợ lý Bộ trưởng phụ trách các vấn đề hạt nhân của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, nếu như Tổng thống Mỹ ra lệnh, các cơ quan có liên quan của Washington sẽ có thể tiến hành các vụ thử hạt nhân chỉ trong vòng vài tháng.

Ông Yevseyev cho biết, Khu thử nghiệm Semipalatinsk (hay còn gọi là Polygon) được sử dụng trong thời Liên Xô có quy mô tương tự như khu thử nghiệm Nevada ở Mỹ, đây là địa điểm chính cho các vụ thử hạt nhân của Liên Xô. Nga cũng có một địa điểm thử hạt nhân tương tự ở Novaya Zemlya, nơi đã tiến hành các vụ thử bom hydro.

{keywords}
Vụ thử quả bom nhiệt hạch mạnh nhất thế giới Tsar Bomb tại đảo Novaya Zemlya. Nguồn: huanqiu.

Mặc dù các vụ thử hạt nhân không còn được tiến hành trên đảo Novaya Zemlya, nhưng địa điểm thử nghiệm này vẫn được bảo lưu nguyên vẹn và các vụ thử hạt nhân có thể được nối lại bất cứ lúc nào. Ông nhấn mạnh rằng, việc nối lại thử nghiệm hạt nhân sẽ là một quyết định chính trị lớn. Quyết định này chỉ được đưa ra khi Mỹ rút khỏi hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Nga New START để mở rộng quy mô vũ khí hạt nhân và tiếp tục thử hạt nhân ở Nevada.

Hiện, Nga không có nhu cầu cấp thiết trong việc tái thử nghiệm vũ khí hạt nhân ở Novaya Zemlya. Nhất là trong bối cảnh Nga đang xúc tiến việc mở các tuyến đường biển Bắc Cực, việc nối lại thử nghiệm hạt nhân sẽ tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho kế hoạch này. Do đó, quyết định mở địa điểm thử hạt nhân ở Novaya Zemlya sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của Mỹ.

Được biết, khoảng hai phần ba các vụ thử hạt nhân thời Liên Xô đã được tiến hành tại khu thử nghiệm hạt nhân Semipalatinsk. Tuy nhiên, cơ sở này đã không thể tiếp tục tiến hành các vụ thử nghiệm trong tương lai, do các trang thiết bị tại đây đã bị phá hủy, đồng thời, lãnh đạo của Kazakhstan cũng kiên quyết phản đối việc nối lại hoạt động tại địa điểm này. Do đó, Novaya Zemlya hiện là nơi thử nghiệm hạt nhân duy nhất có sẵn ở Nga.

Novaya Zemlya nằm ở Bắc Băng Dương, giữa Biển Barents và Biển Kara, có diện tích 82.600 km2. Nó bao gồm hai hòn đảo lớn và một số đảo nhỏ khác, kéo dài 1.000 km từ phía đông bắc đến tây nam. Địa điểm thử hạt nhân Novaya Zemlya cũng là một trong những địa điểm thử nghiệm vũ khí hạt nhân quan trọng của Liên Xô.

Từ năm 1955 đến năm 1991, Liên Xô đã tiến hành 130 vụ thử hạt nhân tại khu thử nghiệm này, 88 vụ trong số đó là thử hạt nhân trong khí quyển, 39 vụ thử hạt nhân dưới lòng đất và 3 vụ thử hạt nhân dưới nước. Tháng 10/1990, Liên Xô đã tiến hành một vụ thử hạt nhân trên Novaya Zemlya và đã bị các nước Bắc Âu phản đối mạnh mẽ.

Dưới áp lực quốc tế, Liên Xô đã công bố lệnh cấm thử hạt nhân. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga tiếp tục đình chỉ thử nghiệm hạt nhân. Hiện tại, các chuyên gia Nga vẫn có thể tiến hành các thử nghiệm hạt nhân cận lâm sàng tại khu thử nghiệm này.

Chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Mỹ sẽ mở ra viễn cảnh đen tối?

Chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Mỹ sẽ mở ra viễn cảnh đen tối?

Nội bộ Mỹ đang bất đồng về chương trình thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Tổng thống Trump, chương trình này có thể sẽ mở ra một viễn cảnh đen tối cho tương lai thế giới.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !