NATO sẽ tăng cường hệ thống phòng không 'đối đầu' tên lửa S-400 của Nga

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 1/12 đã lên tiếng khẳng định liên minh quân sự này sẽ tăng cường sự hiện diện của mình tại Trung Đông sau khi Nga quyết định bố trí hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện đại S-400 ở căn cứ quân sự Hmeymin, Syria
NATO sẽ tăng cường hệ thống phòng không 'đối đầu' tên lửa S-400 của Nga - ảnh 1

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg.

Theo khẳng định của ông Jens Stoltenberg, Nga hiện đang thực hiện hàng loạt động thái có thể đe dọa an ninh chung của NATO khi cố gắng triển khai các hệ thống phòng không hiện đại sát biên giới các nước NATO.

Ngoài Syria, Nga cũng đã bố trí các hệ thống tương tự ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải, ở bán đảo Crimea, gần các nước Baltic, ở tỉnh Kaliningrad và cả ở các khu vực biên giới phía Bắc của Nga. Đây chính là một trong nhiều nguyên nhân khiến NATO phải gia tăng sự hiện diện quân sự tại Đông Âu.

Trong Hội nghị của người đứng đầu 28 quốc gia thành viên NATO, ông Jens Stoltenberg đã tuyên bố rằng, việc triển khai S-400 tại Syria đã nằm trong chiến lược từ trước của Moscow nhằm bố trí các loại vũ khí hiện đại gần với các nước thành viên NATO.

Jens Stoltenberg khẳng định rằng NATO đã theo sát những động thái này của Moscow trong vòng nhiều năm qua và cho rằng hành động bố trí S-400 ở Syria chỉ là “một phần của kịch bản” do Moscow đang muốn thực hiện. Điều này buộc NATO phải phản ứng để thích ứng với tình hình mới.

Trước mắt, NATO sẽ tiếp tục các hành động hỗ trợ hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng Jens Stoltenberg khẳng định rằng các hành động này không liên quan đến vụ Su-24 của Nga bị bắn hạ, trái với cáo buộc của Moscow đưa ra về việc NATO đang thực hiện chính sách “hai mặt” đối với vụ việc này.

Trước đó, đại diện thường trực của Nga tại NATO Aleksandr Grushko cho rằng NATO đang cố tình bao che cho Thổ Nhĩ Kỳ nên NATO phải chịu trách nhiệm về vụ Su-24.

Ngoài ra, ông Jens Stoltenberg bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch “xây dựng các quy tắc mới trong kiểm soát hoạt động quân sự ở châu Âu, trong đó có sự tham gia của OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu)”.

NATO sẽ tăng cường hệ thống phòng không 'đối đầu' tên lửa S-400 của Nga - ảnh 2

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumph của Nga triển khai tại Syria.

Cùng với đó, NATO cũng sẽ tiến hành các cuộc tập trận bất thường như Nga thường xuyên thực hiện trong thời gian qua.

Được biết, kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraine, NATO đang cố gắng áp dụng tất cả các biện pháp để nhằm ngăn chặn những hành động “xâm lược” có thể được Nga thực hiện.

Tuy nhiên, phía Nga lên tiếng kịch liệt các hành động NATO đang áp dụng. Đại diện thường trực của Nga tại NATO đã nhiều lần lên tiếng rằng việc NATO mở rộng sang phía Đông đã giúp hệ thống cơ sở hạ tầng quân sự của khối này áp sát biên giới của Nga và đem lại cho NATO những lợi ích chiến lược.

Hiện NATO đang bố trí 30 máy bay chiến đấu, hơn 300 phương tiện quân sự và 1.500 lính lục quân, thủy quân lục chiến của Mỹ ở các nước Đông Âu trên cơ sở luân chuyển.

S-400 Triumph là hệ thống phòng không tầm xa và tầm trung thế hệ mới, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công đường không vũ trụ hiện tại và tương lai; máy bay trinh sát, máy bay ném bom chiến lược và chiến thuật, tên lửa chiến thuật và tên lửa đạn đạo tầm trung, mục tiêu siêu thanh, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không…

Hệ thống tên lửa đất đối không S-400 có thể phát hiện được các mục tiêu trên không ở cự ly cách xa 250 dặm (400 km) như các loại phi cơ ném bom, chiến đấu cơ, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.

Tổ hợp tên lửa S-400 Triumph - hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới của Nga đã được đưa vào sử dụng trọng lực lượng vũ trang trong năm 2007. S-400 sẽ trở thành vũ khí chủ lực của hệ thống phòng không Nga vào năm 2020.

Với radar phát hiện/cảnh báo sớm, S-400 có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 600 km.

Ngoài ra, S-400 Triumph còn có thể hủy diệt các mục tiêu khí động ở khoảng cách 400 km và bay với tốc độ lên đến 4,8 km/s, các mục tiêu đạn đạo chiến thuật ở phạm vi lên đến 60 km.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ “Expert- Chuyên gia”, tờ báo chuyên đưa tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thế giới, đặc biệt các tin tức liên quan tình hình các nước thuộc không gian hậu Xô Viết. Tờ báo được thành lập năm 1995.

Có thể bạn quan tâm:

*Toyota RAV4 2016, chiếc xe 'hứa hẹn' qua mặt Honda CR-V

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !