Mua sắm quốc phòng của Indonesia không gây bất ổn cho khu vực

Theo tác giả Trefor Moss, biên tập viên tuần báo Jane’s Defence, Indonesia mạnh tay mua sắm vũ khí nhưng sẽ không gây bất ổn trong khu vực.

Mua sắm quốc phòng của Indonesia không gây bất ổn cho khu vực

> Xây dựng lực lượng Hải quân hiện đại là đòi hỏi tất yếu

> "Xông đất" Sở chỉ huy bí mật Phòng không - Không quân Việt Nam

> Xem tên lửa, pháo cao xạ bảo vệ không phận Hà Nội dịp Tết

Theo tác giả Trefor Moss, biên tập viên tuần báo Jane’s Defence, Indonesia mạnh tay mua sắm vũ khí nhưng sẽ không gây bất ổn trong khu vực.

Mua sắm quốc phòng của Indonesia không gây bất ổn cho khu vực

Biên tập viên Trefor Moss của Jane’s Defence.

Dưới đây là nội dung bài viết của ông về vấn đề này:

Bộ trưởng bộ Quốc Phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro vừa công bố nước này sẽ thời điểm tập trung mua sắm vũ khí.

Theo đó, trong năm 2012, Indonesia lên kế hoạch mua xe tăng, hệ thống tên lửa đa năng, tàu khu trục, mẫu máy bay chiến đấu F-16 cũ của Mỹ cũng như mẫu máy bay vận tải C-130 của Australia.

Danh sách mua sắm của Indonesia không chỉ dừng ở 3 chiếc tàu ngầm Type-209/1400 (có giá khoảng 1,1 tỷ USD) từ Hàn Quốc mà sẽ còn kéo dài thêm cho đến cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Yudhoyono – năm 2015.
Phát biểu trong cuộc họp báo công bố việc mua 6 chiếu máy bay chiến đấu Su-30 ngày 14/1/2012, Bộ trưởng bộ Quốc phòng Indonesia cho biết việc nước này mạnh tay mua sắm quốc phòng là kết quả của nền kinh tế vững mạnh và chính sách tiết kiệm trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.

Theo ông Yusgiantoro, Indonesia có ngân sách quốc phòng khoảng 16,3 tỷ USD. Đây là mức ngân sách cho nhiều năm nhưng tháng 12/2011, Chính phủ Indonesia quyết định nâng ngân sách quốc phòng 2012 tăng khoảng 53% so với năm trước (đạt khoảng 7,9 tỷ USD).

Nếu Indonesia giữ nguyên mức tăng trưởng kinh tế khoảng 7% hàng năm thì vào năm 2015, ngân sách quốc phòng của nước này sẽ đạt khoảng 15 tỷ USD, chiếm khoảng 1,5 % GDP.

Mua sắm quốc phòng của Indonesia không gây bất ổn cho khu vực

Indonesia vừa ký hợp đồng mua thêm 3 tàu ngầm tấn công Type-209/1400 của Hàn Quốc cuối năm 2011.

Con số này sẽ đưa Indonesia lên đứng đầu khu vực Đông Nam Á trong việc chi tiêu cho quốc phòng, vượt qua Singapore cũng như bỏ xa Malaysia và Thái Lan.

Tuy nhiên, Indonesia vẫn đóng vai trò là nước lớn nhất trong khu vực nên sự lớn mạnh của Indonesia sẽ là một sự phát triển tự nhiên không gây ra chạy đua trong khu vực. Nếu Indonesia vẫn giữ vị trí trung tâm của ASEAN thì sức mạnh quân sự của nước này sẽ không gây ra sự bất ổn định trong khu vực.

Ngoài ra, với việc duy trì mối quan hệ thân thiện với Mỹ và Trung Quốc, Jakarta nhiều khả năng sẽ trở thành chiếc neo cho sự ổn định cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Hàng Trung Quốc không được chào đón

Sự đầu tư mạnh mẽ của Indonesia cho mua sắm quốc phòng đã thu hút sự chú ý của Trung Quốc. Bộ trưởng bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt đã có cuộc gặp với đại sứ Indonesia ngày 16/1/2012. Cuộc gặp được Tân Hoa Xã đưa tin với tiêu đề: “Trung Quốc, Indonesia tiến tới quan hệ quân sự gần gũi”. Động thái này cho thấy Trung Quốc đang quan tâm để thúc đẩy hợp tác quân sự với Indonesia. Tuy nhiên, đây dường như là động thái từ 1 phía của Trung Quốc.

Ngoài chương trình sản xuất tên lửa chung giữa 2 nước bắt đầu từ đầu năm 2011, Trung Quốc đang cố gắng tìm kiếm một vai trò khác nhằm tăng sức ảnh hưởng lên Indonesia. Trong khi các hợp đồng tái trang bị cho lực lượng vũ trang Indonesia phần lớn nằm trong tay các nước như Australia, Hà Lan, Nga, Hàn Quốc và Mỹ thì Trung Quốc với mẫu máy bay chiến đấu JF-17 dường như không được chào đón.

Theo Đất Việt

Theo Đất Việt

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !