Khám phá sức mạnh hệ thống tên lửa Cự Lang của Trung Quốc

Các tên lửa thuộc hệ thống tên lửa đạn đạo Cự Lang (JuLang-JL) của Trung Quốc được xem là một trong những “sát thủ” của tên lửa hạt nhân chiến lược và góp phần quan trọng trong việc nâng tầm sức mạnh tên lửa của nước này sánh ngang với Mỹ, Nga.

Theo Sina, Trung Quốc đang tiếp tục nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-3 với sức tấn công mạnh hơn, tầm phóng xa hơn. Theo báo cáo của Mỹ, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm tên lửa JL-3 ở biển Hoàng Hải vào ngày 24/11/2018, JL-3 được phóng từ tàu ngầm tên lửa đạn đạo loại 032.

Theo những thông tin được tiết lộ, JL-3 là biến thể của tên lửa xuyên lục địa Đông Phong – 41 (DF-41). Trong thiết kế tổng thể, Trung Quốc đã giảm kích thước thân, loại bỏ bộ đẩy, sửa đổi nhiên liệu rắn. JL-3 có đường kính 2,2 m, khác với JL-2, JL-3 không được trang bị nắp điều chỉnh động cơ.

Ngoài ra, JL-3 còn là tên lửa đầu tiên được Trung Quốc áp dụng kỹ thuật giảm lực cản, kỹ thuật này đã được áp dụng cho tên lửa Trident của Mỹ và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm M51 của Pháp. Phải áp dụng kỹ thuật này do các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm chủ yếu sử dụng các hệ thống dẫn đường phụ, và chiều dài của các tên lửa thường được rút ngắn, do đó, đầu đạn của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm khá tròn và có lực cản lớn.

JL-3 được cho là đã thử nghiệm trên biển Hoàng Hải vào đêm 24/11/2018. Ảnh minh họa, nguồn: Sina

Thông qua áp dụng kỹ thuật tiên tiến, tên lửa JL-3 có tầm phóng lên đến 10.000-12.000 km, tăng khoảng 4.000 km so với JL-2, có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu nặng khoảng 15 tấn, dễ dàng đột phá bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào trên thế giới. Hiện nay, tên lửa này vẫn trong giai đoạn thử nghiệm.

JL-3 là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm thế hệ 3 của Trung Quốc, khi được đưa vào biên chế, sẽ làm gia tăng đáng kể khả năng của lực lượng hạt nhân chiến lược, nếu được phóng từ bờ biển Trung Quốc toàn bộ khu vực châu Âu và Mỹ đều nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa này.

Lý Kiệt, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh cho biết khả năng răn đe hạt nhân trên biển của Trung Quốc sẽ được tăng cường đáng kể khi JL-3 đạt được tầm bắn đầy đủ. “Nếu Trung Quốc có thể cải thiện khả năng tấn công của JL-3, nó sẽ tạo cho Bắc Kinh nhiều quyền lực hơn trong các vấn đề quân sự, ngoại giao và kinh tế”, chuyên gia Lý nói.

Dự kiến, khả năng này có thể được hoàn thiện trong vòng 4 năm tới, khi các tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ tiếp theo của Trung Quốc được hạ thủy.

Là một thành viên không thể thiếu trong lực lượng hạt nhân của Trung Quốc, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 không được công khai như tên lửa chiến lược trên đất liền và nó luôn được che phủ bằng một tấm màn bí ẩn. Tuy nhiên, tại lễ duyệt binh vừa qua, Trung Quốc đã lần đầu tiên công khai loại tên lửa này nhằm phô diễn sức mạnh lực lượng tên lửa hạt nhân của mình.

Tên lửa JL-2 là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm loại hình mới do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, áp dụng thiết kế có nắp che đầu và đuôi, tên lửa dài 14m, trọng lượng 40-42 tấn. JL-2 có thiết bị đẩy ba tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, vỏ tên lửa sử dụng vật liệu tổng hợp sợi carbon và sợi aramid hiệu suất cao để giảm trọng lượng và thể tích của động cơ.

JL-2 cũng sử dụng động cơ đẩy xung lực cao, giúp tăng đáng kể tầm bắn, lên tới 7.500 - 8.000 km, có thể từ bờ biển Trung Quốc phóng đến Alska, Guam, Hawai (Mỹ) và khu vực Sibiria của Nga.

Tên lửa JL-2 xuất hiện trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc. Nguồn: Sina

Trên phương diện dẫn đường, tên lửa JL-2 sử dụng hệ thống dẫn đường hỗn hợp bao gồm hệ thống dẫn đường quán tính, Hệ thống quang học Barrett (là một máy tính đạn đạo tích hợp được sản xuất bởi Barrett Firearms), quay laser và dẫn đường thiên văn, độ chính xác lên đến 300-500 m. Trên phương diện tấn công, JL-2 có thể mang 1 đầu đạn hạt nhân nặng 25 tấn hoặc 3 đầu đạn nặng 4-6 tấn, khả năng tấn công siêu mạnh.

Ngoài ra, để đảm bảo khả năng đột phá phòng ngự của các hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương, JL-2 còn ứng dụng kỹ thuật hoàn nguyên khí quyển thứ cấp, kỹ thuật thay đổi quỹ đạo động.

Ngoài tên lửa JL-2 loại cơ bản, Trung Quốc còn nghiên cứu ra 2 biến thể của JL-2 gồm JL-2A và JL-2B. Trong đó, JL-2A có tầm phóng khoảng 9.000 km, JL-2B có tầm phóng khoảng 8.000 km.

Còn đối với JL-1, tên lửa này được Trung Quốc chế tạo từ cuối những năm 80 dựa trên mẫu tên lửa Granis của Nga để trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược K092/Xia (lớp Hạ). Từ năm 1996 đến nay, Trung Quốc phát triển thêm phiên bản Julang-1A để trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược K093/Shang (lớp Thương).

Tên lửa JL-1 được chế tao từ những năm 80 nhưng đến nay vẫn là một trong những “sát thủ” của Trung Quốc. Nguồn:Sina

Tên lửa có chiều dài 10,7 m, đường kính (đoạn lớn nhất) là 1,34 m, trọng lượng 14,7 tấn, sử dụng động cơ 2 tầng đẩy, đều dùng nhiên liệu lỏng. JL-1 có tầm phóng 1.700 km, JL-1A tầm phóng 2.500 km. JL-1 và JL-1A có thẻ tự dẫn đường bằng quán tính theo quỹ đạo đường đạn căn cứ trên tính toán trước, sai số đến 10 km.

JL-1 được trang bị khả năng tự dừng hoạt động, trong đó tự động hủy khi lệch quỹ đạo đến 25 độ; tự hủy cưỡng bức theo lệnh từ căn cứ ở cự ly 500 km trước khi chạm mục tiêu. Trong tất cả các trường hợp tự hủy, ngòi nổ hạt nhân bị vô hiệu hóa.

Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: tên lửa Cự Lang tên lửa Cự Lang Trung Quốc tên lửa Trung Quốc vũ khí Trung Quốc hệ thống tên lửa quân đội Trung Quốc

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !