“Huyền thoại” xe tăng T-34: Chặng đường 80 năm hoàn thiện và phát triển

80 năm trước vào tháng 12/1939 mẫu xe tăng T-34 nổi tiếng nhất của thế kỷ XX đã được tiếp nhận vào đội ngũ trang bị quân sự.

Ngay đêm trước Thế chiến II, Liên Xô đã chế tạo được phương tiện chiến đấu độc đáo này rồi trong quá trình chiến đấu tiếp tục đưa mẫu xe tăng đến sự hoàn hảo vượt bậc và T-34 đã tồn tại đến những năm 2010 như thế nào.

Xây dựng từ bánh đến xích

Tháng 10/1937, Cục thiết kế kỹ thuật Kharkov đứng đầu là chuyên gia thiết kế tài năng Mikhail Koshkin được giao nhiệm vụ phát triển mẫu xe tăng. Các nhà thiết kế đã làm việc cùng lúc với hai mẫu máy: vừa có bánh xe vừa có bánh xích, và hoàn toàn bánh xích. Vào mùa xuân năm 1938, chiếc xe tăng nguyên mẫu A-20 được tạo ra với lớp vỏ thép chống đạn. Lần đầu tiên trong thực tế chế tạo xe tăng thế giới, trên chiếc xe tăng này lắp đặt động cơ diesel V12 B-2 tốc độ cao với công suất 500 mã lực: đây chính là điểm ưu việt kỹ thuật đi trước thời đại.

Xe tăng hạng nhẹ nguyên mẫu A-20 phiên bản thử nghiệm. Ảnh: RIA.

Sau đó xuất hiện xe tăng A-32 với bánh xích thuần túy, có trang bị pháo 76 mm. Thoạt đầu, giới quân sự chê bai A-32, thế nhưng cỗ máy này sở hữu tiềm năng hiện đại hóa lớn và nổi bật bởi khả năng cơ động vượt địa hình rất xuất sắc.

Vào cuối tháng 12/1939, Ủy ban Quốc phòng thuộc Hội đồng Nhân dân Liên Xô đã ra nghị định tiếp nhận mẫu xe tăng mới này vào hệ trang bị với mã hiệu T-34. Xe có lớp giáp dày hơn và trang bị pháo 76 mm cải tiến cùng với hai súng phóng lựu cỡ nòng 7,62 mm.

“Chặng đua xe tăng Kharkov – Moscow”

Xe tăng Panzerkampfwagen III cửa Đức. Ảnh: RIA.

Mùa đông 1939-1940, nhà phụ trách dự án Mikhail Koshkin đã chỉ huy cuộc chạy thử giữa hai chiếc T-34 từ Kharkov đến Moscow (và ngược lại) để chứng thực với lãnh đạo tối cao của đất nước. Cuộc chạy đường trường đã chứng tỏ những đặc tính vận hành hiệu suất cao của những cỗ xe tăng. Còn kết quả chịu hỏa lực của T-34 trước súng chống tăng trên thao trường ngoại ô Moscow đã phô trương rằng về mức độ bảo vệ thì mẫu xe tăng mới gần như không thể bị tổn thương. T-34 sánh ngang được với Pz.III (Panzerkampfwagen III) xe tăng chủ lực của Đức tại thời điểm đó.

Cỗ máy của Đức vượt trội hơn về thiết bị so với xe tăng Liên Xô, nhưng T-34 được trang bị vũ trang tốt hơn và có độ bảo vệ cao hơn, khả năng cơ động vượt địa hình tốt hơn và không hề thua kém về tốc độ.

Con đường hoàn thiện và phát triển

Những chiếc xe tăng T-34 trên con đường cải tiến. Ảnh: RIA.

Loạt sản phẩm mới được khởi động hồi mùa hè năm 1940, nhưng từ các phản hồi từ các đơn vị chiến đấu nêu nhiều ý kiến về chiếc xe vẫn còn “khô cứng”. Đầu năm 1941, các nhà thiết kế bắt đầu phát triển chiếc T-34M cải tiến. Xe tăng có dung lượng kích thước hơi khác, trang bị pháo 76 mm và cơ số đạn 100 viên. Hộp số đã hoàn chỉnh, động cơ tăng lên 600 mã lực.

Đáng tiếc là sau cuộc tấn công của Đức Quốc xã vào Liên Xô, việc chế tạo mẫu xe mới đã là không thành. Các nhà máy tiếp tục lắp ráp mẫu T-34 của lần sửa đổi đầu tiên, nhưng trực tiếp loại bỏ những thiếu sót trên băng tải.

Khối lượng sản xuất đang dần tăng lên. Những chiếc T-34 đã được sản xuất tại một số doanh nghiệp ở Nizhny Tagil, Gorky, Chelyabinsk và Omsk. Năm 1942, hơn 12 nghìn xe tăng đã rời khỏi dây chuyền lắp ráp. Đồng thời, các thiết kế liên tục được cập nhật. Sau đó, tất cả các sửa đổi ban đầu của xe tăng đã được tinh chỉnh với T-34-76.

Hiện đại hóa xe tăng T-34-85

T-34 đã được hiện đại hóa trong thời hạn ngắn nhất có thể, xe tăng nhận được lớp giáp 90 mm phía trước và 75 mm thân xe, tháp pháo mới và pháo nòng dài 85 mm. T-34-85 đã có thể giao tranh ngang sức với “Panther” về mọi chỉ số và lao vào cuộc đối đầu với “Tiger”, khai thác lợi thế của nó về khả năng cơ động linh hoạt và tốc độ. Trên cơ sở T-34, đã tạo ra các giá treo pháo tự hành SU-85 và SU-100. Mẫu thứ hai chính là dành cho cuộc chiến chống xe tăng hạng nặng của Đức.

Hội nhập toàn cầu   

Xe tăng T-34 tại lễ duyệt binh ở Nga. Ảnh: RIA.

T-34-85 trở thành lực lượng tấn công chính của Hồng quân ở giai đoạn cuối của Thế chiến II. Vào mùa xuân năm 1945, những cỗ chiến xa đã tấn công Berlin. Năm 1950, ở Liên Xô ngừng sản xuất xe tăng T-34-85, thế nhưng mẫu tăng này được cấp phép sản xuất ở Ba Lan và Tiệp Khắc cho đến năm 1958. Trong thời gian, có hơn 84 nghìn xe tăng T-34 với nhiều biến thể khác nhau đã được chế tạo.

Xe tăng T-34-85 đã tham gia vào hầu hết các cuộc xung đột vũ trang của nửa sau thế kỷ 20 và thậm chí sống sót đến tận thế kỷ 21. Cỗ chiến xa đã xung trận ở Triều Tiên, Việt Nam, Trung Đông, tại châu Phi và châu Mỹ Latinh. Nhìn tổng thể về chất lượng chiến đấu, tính đơn giản trong sản xuất và vận hành dễ dàng, nhiều chuyên gia quân sự kể cả của phương Tây đều thừa nhận T-34 là xe tăng hạng trung xuất sắc nhất của Thế chiến II và là một trong những mẫu xe tăng tốt nhất của thế kỷ 20.

Còn động cơ diesel V-2 sau khi trải qua vô số đợt nâng cấp vẫn được sản xuất trong phiên bản dân dụng cho đến ngày nay. Các biến thể quân sự hiện đại của loại động cơ này là V-92S2 tuabin (1.000 mã lực) và V-92S2F2 (1.130 mã lực) thì đang được trang bị cho xe tăng T-72 đời cuối và toàn bộ mẫu T-90 nói chung.

Thanh Bình (lược dịch)
Từ khóa: xe tăng T-34 Nga quân đội Nga T-34 80 tuổi Bộ Quốc Phòng Nga Liên Xô Thế chiến II

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !