Hải quân Nga đang trở lại mạnh mẽ?

Trong vòng 18 tháng qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chứng minh cho thế giới sức mạnh quân sự đáng ngạc nhiên của Hải quân Nga.

Có hai sự kiện cho thấy sức mạnh của Hải quân Nga đang dần phục hồi, đó là bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga và chính phủ nước này công bố Học thuyết Trên biển của Liên bang Nga năm 2020 vào tháng 7 vừa qua.

Hải quân Nga đang trở lại mạnh mẽ? - ảnh 1

Nga có nhiều loại tàu ngầm mới và hiện đại, cho thấy sức mạnh của Hải quân nước này.

Việc Crimea trở thành lãnh thổ của Nga đã giúp nước này kiểm soát thành phố cảng Sevastopol, nơi là nhà của Hạm đội Biển Đen và Xưởng đóng tàu Sevastopol nổi tiếng. Xưởng Sevastopol đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc hiện đại hóa Hải quân Nga trong vòng một thập kỷ qua. Mặc dù nằm ở lãnh thổ Ukraine, nhưng xưởng này được Nga thuê lại theo Thỏa thuận Hạm đội Biển Đen năm 1997.

Trong khi dó, Học thuyết Trên biển của Liên bang Nga năm 2020 chia chiến lược trên biển của Nga thành sáu khu vực: Đại Tây Dương, Bắc Cực, Nam Cực, biển hồ Caspi, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Vào thời điểm học thuyết này được công bố, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nói rằng “Đại Tây Dương là một khu vực quan trọng bởi NATO đang mở rộng dần tầm ảnh hưởng, cũng như việc tái hòa nhập bán đảo Crimea và thành phố Sevastopol vào nền kinh tế Nga và tạo dựng sự hiện diện của Nga trên biển Địa Trung Hải”.

Những gì ông Rogozin nói là một tín hiệu cho thấy một trong những mục tiêu của quân đội Nga tại Syria đó là bảo vệ các cảng quân sự quan trọng của Nga tại Tartus và Latakia (Syria). Tướng Philip Breedlove, Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ tại Châu Âu nói rằng ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Putin là bảo vệ các sân bay và cảng biển mà Nga có quyền hoạt động ở phía Đông Địa Trung Hải. Ngoài ra, nó cũng sẽ củng cố chế độ Tổng thống Bashar al-Assad. Thêm nữa, Nga có thể sẽ tiến hành một số chiến dịch chống IS để hợp pháp hóa hoạt động của mình tại Syria.

Sau khi chi tiêu quốc phòng của Nga xuống mức thấp nhất vào năm 1998, một thập kỷ đầu tư vào việc hiện đại hóa và bảo dưỡng quân sự đã giúp Nga có lại tham vọng khẳng định tầm ảnh hưởng ra thế giới bằng lực lượng hải quân. Lực lượng này nay đã tương đối lớn, song các tàu vẫn cần có những căn cứ quốc tế để hỗ trợ hậu cần. Mặc dù Hải quân Nga chưa thể điều động quân đội mình như Hải quân Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh, nó giúp nước này có thể đảm bảo sự hiện diện của mình tại nơi mà lợi ích quốc gia đang bị đe dọa, ví dụ như ở Syria.

Trong thời Chiến tranh Lạnh, Hải quân Liên Xô có thể tiếp cận các căn cứ tại Algeria, Libya, Ai Cập và Nam Tư để giữ vững tầm ảnh hưởng của mình trên biển Địa Trung Hải. Dựa trên những sự kiện gần đây, chính sách của Hải quân Nga sẽ giống với những gì đã từng diễn ra. Vào cuối tháng 8/2015, Nga đã thuyết phục Tây Ban Nha, một thành viên của NATO, cho phép một tàu ngầm lớp Kilo được tiếp nhiên liệu và nhu yếu phẩm tại đảo Ceuta khi nó được thuyên chuyển từ Hạm đội Phương Bắc sang Hạm đội Biển Đen.

Ngoài ra, Nga cũng sẽ theo dõi Libya để tìm cách tiếp cận các cảng của nước này. Mặc dù tình hình chính trị tại Libya đang biến động, điều kiện hiện tại rất lý tưởng để Nga khôi phục sự có mặt của mình tại các căn cứ hải quân ở Libya và củng cố vị thế của mình hơn nữa ở Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Anh Tuấn (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !