Đoàn tàu mang tên lửa hạt nhân của Nga sắp thành hiện thực

Nga sẽ sở hữu “Đoàn tàu tử thần” Barguzin mới trong một thời gian ngắn tới đây nếu được thông qua, đây sẽ là lời đáp trả mạnh mẽ nhằm vào Mỹ.

Theo báo cáo của Sputnik Nga ngày 23/7, cựu chỉ huy của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RVSN) và là chuyên gia trong lĩnh vực vũ khí chiến lược, ông Vladimir Evseev tiết lộ, nếu như Lãnh đạo cấp cao của Quân đội Nga thông qua quyết định, lực lượng tên lửa chiến lược của Nga sẽ nhận được hệ thống tác chiến tên lửa đường sắt Barguzin mới (hay còn gọi là “đoàn tàu tên lửa” Barguzin) trong 3-5 năm tiếp theo.

{keywords}
“Đoàn tàu tử thần” mang tên Barguzin của Nga. Nguồn: huanqiu.

Nhiều ý kiến cho rằng, Nga vẫn phát triển “đoàn tàu tên lửa” Barguzin cho đến năm 2018, tuy nhiên thời báo Rossiyskaya Gazeta của Chính phủ Nga tuyên bố rằng, từ năm 2017 Nga đã tạm dừng phát triển hệ thống chiến đấu đáng sợ này. Một số nguồn tin cho biết khả năng tác chiến của Barguzin vượt xa hệ thống tên lửa hạt nhân đường sắt Molodets thời Liên Xô. Hệ thống này được trang bị tên lửa quá nặng để có thể chứa trong các toa tàu thông thường, điều này làm nó dễ dàng bị lộ trước các phương tiện trinh sát hiện nay.

Các tên lửa trên “đoàn tàu” Barguzin là phiên bản hạng nhẹ, có thể được đặt trong các toa tàu thông thường, do vậy nó có thể được phóng trên bất kỳ đoạn đường sắt nào ở Nga. Nếu trong trường hợp cần tấn công, Barguzin sẽ hiệu quả hơn các hệ thống tên lửa mặt đất di động như Topol và Yars. Hai hệ thống này buộc phải di chuyển vào khu vực chiến đấu mới có thể phóng tên lửa, vì vậy chúng sẽ dễ dàng bị đối phương tấn công trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo báo cáo, các điều khoản của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược giai đoạn 2 quy định, hệ thống tên lửa đường sắt Molodets của Liên Xô ngừng hoạt động vào năm 2005. Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược giai đoạn ba (Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới) được ký kết sau đó không cấm phát triển hệ thống tên lửa mới này.

Bề ngoài của Barguzin không khác gì các tàu chở hàng thông thường, nhưng cỗ máy này được trang bị 3 hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và 30 đầu đạn hạt nhân, với đương lượng nổ 550 kiloton mỗi quả. Ngoài ra, còn có các sở chỉ huy, hệ thống kỹ thuật, thiết bị liên lạc và binh lính trên tàu.

Theo tiết lộ của Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, đoàn tàu này sẽ được trang bị tên lửa RS-24 Yars đủ nhỏ gọn để bố trí trong các toa tàu. Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars có tầm bắn lên tới hàng chục nghìn km. Trung bình mỗi tên lửa của hệ thống này sẽ có 10 đầu đạn độc lập đa mục tiêu (MIRV) với sức công phá 2 megaton.

{keywords}
Barguzin được coi là lời đáp trả mạnh mẽ nhất của Nga nhằm vào Mỹ. Nguồn: Huanqiu.

Trong trường hợp có nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đoàn tàu này sẽ đi tuần tra trên các đường sắt ở Nga và trà trộn với các đoàn tàu thông thường khác. Sau khi nhận được mệnh lện tấn công, nóc của 3 toa tàu trên cùng sẽ được mở ra để khởi động bệ phóng tên lửa thẳng đứng, quá trình phóng có thể được hoàn thành trong vài phút.

Được biết, Barguzin không phải hệ thống hoàn toàn mới. Nó là dự án hồi sinh các đoàn tàu mang phóng ICBM được Liên Xô triển khai từ thập niên 1960. Tổng cộng có 12 đoàn tàu đã được biên chế, mỗi tàu chở được 3 tên lửa RT-23 Molodets có tầm bắn 11.000 km. Nga đã loại biên hệ thống này từ năm 2005.

Các chuyên gia quân sự cho rằng việc định vị chính xác tọa độ phóng tên lửa của đoàn tàu này là bất khả thi, do vậy chúng được gọi là "đoàn tàu ma" hoặc "đoàn tàu tử thần". Tổ hợp Barguzin không đòi hỏi toa tàu kích thước lớn bất thường, bệ phóng tên lửa có thể nằm gọn trong các toa tàu bình thường, giúp chúng ẩn mình trước các hệ thống trinh sát và do thám của đối phương.

Hệ thống này cũng có thể phóng tên lửa từ mọi địa điểm trên hệ thống đường sắt của Nga, thay vì các khu vực đặc biệt như trước đây. Tuy nhiên, việc chỉ hoạt động được trên đường sắt cũng là điểm yếu của đoàn tàu Barguzin, bởi khả năng vận hành của chúng bị hạn chế đáng kể khi hệ thống đường sắt bị đánh phá trong thời chiến.

Ông Igor Korotchenko, một chuyên gia quân sự và là tổng biên tập tạp chí Quốc phòng Nga cho biết, hệ thống Barguzin được coi như là việc đáp trả Mỹ rút khỏi các Hiệp ước kiểm soát vũ khí và tên lửa, cũng như kế hoạch triển khai các hệ thống tên lửa tầm trung không chỉ ở châu Âu, mà cả ở châu Á. Sẽ rất khó khăn cho các vệ tinh Mỹ khi phát hiện một đoàn tàu tên lửa di chuyển giữa Moscow và Vladivostok thông qua các khu vực rộng lớn của Nga.

Ngoài ra, không loại trừ khả năng Nga sẽ tạo ra một hệ thống tên lửa di động mặt đất tầm trung mới, tương tự như hệ thống tên lửa di động RSD-10 Pioneer của Liên Xô. Đây sẽ là một dự án mới, nhưng do Nga đã có hệ thống RSD-10 Pioneer nên các cơ sở thiết kế và sản xuất được bảo tồn, Nga có thể nhanh chóng tạo ra loại hệ thống mới nhưng ở một cấp độ phát triển công nghệ mới.

Siêu pháo tự hành của Nga làm Mỹ ‘choáng váng’

Siêu pháo tự hành của Nga làm Mỹ ‘choáng váng’

Nga vừa công bố hình ảnh về loại pháo tự hành mạnh nhất thế giới, loại pháo này được cho là sẽ “thống trị” thị trường pháo tự hành.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !