DF-26 của Trung Quốc “ăn đứt” siêu tên lửa Avangard của Nga?

Tên lửa hạt nhân DF-26 của Trung Quốc đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm và đã đi vào trực chiến. Sức công phá của DF-26 được nước này giới thiệu thậm chí còn gấp 2 lần siêu tên lửa Avangard của Nga.

Là tên lửa đạn đạo chống hạm di động thứ hai do Trung Quốc sản xuất, tên lửa DF-26 (Đông Phong – 26) có tầm phóng tối đa hơn 5.000 – 6.000 km và có thể mang đầu đạn 1.500 kg hoặc ba đầu đạn hạt nhân để có độ chính xác cao, tên lửa dài 16,8 m, đường kính 1,4 m.

Tên lửa hạt nhân DF-26 của Trung Quốc đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm và đã đi vào trực chiến. Nguồn: Sina.

Tên lửa được trang bị trên xe phóng di động, tác dụng răn đe thực tế của tên lửa này không yếu hơn tên lửa DF-17, thậm chí có phần vượt trội do tên lửa DF-16 có khả năng cơ động mạnh, hơn nữa, đây là loại tên lửa sử dụng hoàn toàn nhiên liệu rắn, trước khi phóng không cần phải thêm thuốc dẫn, đồng thời có hệ thống niêm phong bảo quản nhiên liệu đặc biệt, cải thiện đáng kể chu kỳ lưu trữ của tên lửa.

Hệ thống lưu trữ nhiên liệu của DF-16 được bố trí trên xe phóng cơ động trên mọi địa hình, thường có thể được giấu trong các đường hầm dưới lòng đất và hang núi. Sau khi nhận được mệnh lệnh tấn công, có thể ngay lập tức cơ động đến địa điểm phóng và tiến hành phóng bất cứ lúc nào. Sau khi tấn công xong cũng có thể nhanh chóng rút lui, do vậy khả năng sinh tồn lớn.

Phạm vi tấn công của DF-26 bao trùm cả đảo Guam và căn cứ Diego Garcia của Mỹ ở Ấn Độ Dương. Nguồn: Sina.

Một điểm mạnh nữa của loại tên lửa này đó là phạm vi tấn công đặc biệt lớn. Phạm vi tấn công của DF-26 bao trùm cả đảo Guam và căn cứ Diego Garcia của Mỹ ở Ấn Độ Dương. Ngoài ra, nó có thể tấn công bất kỳ mục tiêu tàu mặt nước nào, bao gồm cả tàu sân bay với độ chính xác cao, thậm chí còn cao hơn cả tên lửa hạt nhân thuần túy. Theo nhận định của National Interest, DF-26 không chỉ nhắm tới Guam mà còn đe dọa các tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz và Ford của Mỹ.

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, DF-26 là thế hệ tên lửa tầm trung-tầm xa mới của Trung Quốc. DF-26 được nghiên cứu, phát triển và sản xuất độc lập tại Trung Quốc, có thể tấn công nhanh bằng hạt nhân hoặc tấn công chính xác bằng các đầu đạn thông thường ở tầm trung và xa. Ngoài ra, DF-26 có thể dùng để phát động tấn công chính xác đối với các mục tiêu quan trọng trên đất liền và đối với tàu cỡ vừa và cỡ lớn trên biển. Nhiều công nghệ mới đã được áp dụng đối với tên lửa DF-26, giúp gia tăng mức độ ứng dụng và cải thiện tính tích hợp và tính “thông tin hóa”.

Đầu đạn của DF-26 không chỉ được trang bị radar dẫn đường mà còn có khả năng thay đổi quỹ đạo bay. Nguồn: Sina.

Sai số xác xuất vòng tròn của tên lửa hạt nhân này khoảng vài trăm mét, cự ly này không ảnh hưởng đến hiệu quả sát thương của tên lửa. Đối với đầu đạn thông thường, để đạt được lực phá hủy lý tưởng, sai số xác xuất vòng tròn phải được kiểm soát ở mức vài mét, nếu không có độ chính xác cao, thì tên lửa đó không có khả năng răn đe.

Đầu đạn của DF-26 không chỉ được trang bị radar dẫn đường mà còn có khả năng thay đổi quỹ đạo bay. Tốc độ tấn công của giai đoạn cuối lên đến Mach 18, tải trọng đầu đạn là 2.000 kg, bất kể đó là hệ thống đánh chặn của Đức hay của Mỹ đều không thể làm gì được tên lửa này.

Sức công phá của DF-16 thậm chí gấp đôi siêu tên lửa Avangard của Nga? Nguồn: Sina.

Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, chỉ cần 1 tên lửa DF-26 với đầu đạn thông thường đã có thể tiêu diệt tàu sân bay trọng tải 100.000 tấn trở lên. Nếu sử dụng đầu đạn hạt nhân, sức công phá của tên lửa này tương đương với 4 megaton (4 triệu tấn TNT) đủ để hủy diệt hoàn toàn bất cứ mục tiêu nào.

Nếu con số nêu trên là đúng, thì sức công phá của DF-16 thậm chí gấp đôi siêu tên lửa gắn trên thiết bị bay vượt siêu thanh (HGV) Avangard của Nga. Đầu đạn hạt nhân của Avangard có sức công phá khoảng 2 megaton, trong khi đó quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến 2 chỉ tương đương 15 kiloton (15.000 tấn TNT).

Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: Trung Quốc Nga tên lửa hạt nhân DF-26 Avangard tàu sân bay đầu đạn Đức Mỹ DF-17

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !