Cuộc trao đổi điệp viên lịch sử

Ngày 17/12/2014, Cu-ba vui mừng chào đón sự trở về của 3 thành viên trong "Bộ ngũ Cu-ba", một huyền thoại sống tồn tại gần 20 năm qua tại nước này.

Cu-ba và Mỹ đã cùng lật sang một chương mới, sau hơn nửa thế kỷ thù địch với thông báo tiến tới bình thường hóa quan hệ và những điệp viên lợi hại nhất trong cuộc chiến tình báo Cu-ba - Mỹ đã được trao trả.

Gần 3 năm trước, đầu năm 2012, A.Pê-rết (Adriana Pérez) ngồi buồn bã trong căn hộ của mình ở La Ha-ba-na và hôn bức ảnh người chồng G. Héc-nan-đết (Gerardo Hernández). Bà nhìn thấy ông lần cuối cùng trước đây 14 năm. Thỉnh thoảng, bà được phép gửi cho ông một bức thư điện tử. Ông thường nhận được những bức thư tình của bà sau nhiều tháng và Cơ quan FBI cùng đọc thư. Cũng khoảng thời gian đó, G.Héc-nan-đết ngồi trong một nhà tù có mức an ninh cao tại Ca-li-phoóc-ni-a, cùng với những kẻ buôn thuốc phiện, giết người và những trọng phạm khác. Ông bị bắt vì cáo buộc lãnh đạo một mạng lưới điệp viên Cu-ba trong nước Mỹ, với nhiệm vụ thâm nhập vào các tổ chức cực đoan của những người Cu-ba lưu vong ở Phlo-ri-đa vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước.

Từ rất lâu trước ngày 17-12-2014, ở các trường đại học và một số điểm công cộng, Cu-ba đã treo những khẩu hiệu và bức ảnh với tiêu đề “Ô-ba-ma, trả lại 5 người của chúng tôi!" nhằm đấu tranh, giành lại những người đã có công lao với đất nước. Con số 5 ở đây tượng trưng cho 5 người bị Mỹ bắt với cáo buộc làm gián điệp cho Cu-ba.

G. Héc-nan-đết và 4 người nữa, gồm A. Ghê-rê-rô (Antonio Guerrero), R. La-ba-ni-nô (Ramon Labanino), Rê-nê Gôn-da-lết (Rene Gonzalez) và Phéc-nan-đô Gôn-da-lết (Fernando Gonzalez), được biết đến với tên gọi “Nhóm 5 người”, có nhiệm vụ theo dõi và ngăn chặn các hành động khủng bố nhằm vào Cu-ba của các nhóm phản động gốc Cu-ba ở miền Nam bang Phlo-ri-đa.

Cuộc trao đổi điệp viên lịch sử - ảnh 1

Áp phích trên đường phố thủ đô La Ha-ba-na bày tỏ tình đoàn kết với các chiến sĩ Cu-ba bị kết án tù. Ảnh: Der Spiegel.

Theo hồ sơ từ phía Mỹ, là thành viên thuộc "Mạng lưới Ong vò vẽ", Bộ ngũ Cu-ba đã trà trộn thành công vào các tổ chức người Cu-ba lưu vong và chuyển thông tin về nước này bằng điện đàm vô tuyến tần số cao, phần mềm mã hóa và các thông điệp điện thoại gắn mã. Các thành viên của mạng bị cáo buộc từng cố gắng xâm nhập vào Bộ chỉ huy miền nam nước Mỹ, cơ quan giám sát hoạt động quân sự của Oa-sinh-tơn ở châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê. Họ còn bị cáo buộc thâm nhập một số căn cứ quân sự Mỹ ở Phlo-ri-đa dưới vỏ bọc lao công và từng chuyển về nước thông tin liên quan tới việc triển khai máy bay quân sự cũng như sơ đồ kết cấu của căn cứ không quân Key West Naval Air Station.

Các chiến sĩ tình báo Cu-ba đã hoạt động tại Mỹ trong nhiều năm. Tuy nhiên, sau khi Cu-ba bắn rơi hai chiếc máy bay của nhóm lưu vong "Brothers to the Rescue" chống chính quyền La Ha-ba-na năm 1996, FBI bắt giữ "Nhóm 5 người Cu-ba" tại Mai-a-mi vào tháng 9-1998. Đến năm 2001, họ bị đưa ra xét xử trong một phiên tòa ở chính nơi vẫn được coi là thành trì của các nhóm phản cách mạng Cu-ba, thành phố Mai-a-mi.

Phiên xét xử các thành viên thuộc "Nhóm 5 người Cu-ba" làm bùng nổ nhiều cuộc tranh luận. Cộng đồng lưu vong Cu-ba ở Mai-a-mi cho rằng, những người này phải bị kết án nặng hơn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng, phiên tòa mang màu sắc chính trị. Trong miêu tả của báo giới thời bấy giờ, vụ án đó giống như một cuộc săn lùng phù thủy: Những người Cu-ba lưu vong cực đoan xô đẩy các thành viên của tư pháp, trong các hành lang của tòa án đã xảy ra những cuộc náo động. “Có những nhà báo được Bộ Ngoại giao trả tiền cho các tường thuật của họ về vụ án” và “Vụ án này đã bị chính trị hóa hoàn toàn”-R.Clắc (Richard Klugh), luật sư người Mỹ của G.Héc-nan-đết quả quyết.

Khi phiên tòa diễn ra, Cu-ba thừa nhận “Nhóm 5 người” là nhân viên tình báo, nhưng khẳng định, họ không nhằm vào Chính phủ Mỹ mà nhận nhiệm vụ theo dõi các nhóm người Cu-ba lưu vong sau một số vụ đánh bom khủng bố tại La Ha-ba-na. G.Héc-nan-đết lúc đó đã nói rằng, sứ mạng của nhóm là tìm ra những kẻ lưu vong tại bang Phlo-ri-đa chủ mưu hàng loạt vụ khủng bố gây tang thương cho nhân dân Cu-ba. Nhóm lưu vong này được cho là đã tổ chức đánh bom chuyến bay Cu-ba số hiệu 455 trên bầu trời vùng biển Ca-ri-bê năm 1976 làm 73 người thiệt mạng, trong đó có đội đấu kiếm trẻ quốc gia Cu-ba.

Dù vậy, sau phiên xét xử kéo dài 7 tháng, "Bộ ngũ" đã lĩnh những bản án nặng vì “âm mưu làm gián điệp”. Héc-nan-đết, Ghê-rê-rô và La-ba-ni-nô bị tuyên án tù chung thân, trong khi Phéc-nan-đô và Rê-nê Gôn-da-lết lần lượt lĩnh án 19 và 15 năm tù. Héc-nan-đết còn bị buộc tội âm mưu giết người vì báo tin giúp không quân Cu-ba bắn hạ 2 máy bay loại nhỏ của "Brothers to the Rescue" đến La Ha-ba-na rải truyền đơn chống chính quyền năm 1996.

Rê-nê Gôn-đa-lết và Phéc-nan-đô Gôn-da-lết lần lượt mãn hạn tù vào năm 2011 và đầu năm 2014, trong khi các ông Héc-nan-đết, Ghê-rê-rô và La-ba-ni-nô được Mỹ trao trả vào ngày 17-12-2014 vừa qua.

Ở Cu-ba, “Bộ ngũ” từ lâu được xem như anh hùng quốc gia. Gương mặt của họ được vẽ trên các bức tường, in trên tem và "thậm chí trẻ em đang cắp sách tới trường cũng có thể kể vanh vách thông tin chi tiết liên quan đến họ", Uy-li-am Bút (William Booth), cây bút từ Washington Post năm 2009 viết. Héc-nan-đết từng tâm sự với một nhà báo Mỹ: "Cu-ba chưa có máy bay không người lái để tiêu diệt khủng bố ở nước ngoài nên phải gửi người đi thu thập thông tin để bảo vệ nhân dân trước những kẻ khủng bố. Tôi nghĩ người dân Mỹ cũng có chung tình cảm muốn bảo vệ đất nước mến yêu của mình, khi đưa người xâm nhập vào các nhóm Al-Qaeda để ngăn chặn khủng bố. Và nước Mỹ cần hiểu rằng, Cu-ba đã bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố cách đây 50 năm".

Sau khi 3 tù nhân cuối cùng được Mỹ trả về, cả Cu-ba như vỡ òa trước niềm vui và hạnh phúc. Hàng nghìn sinh viên Cu-ba xuống đường tuần hành và chào đón đoàn xe từ sân bay về tới trung tâm La Ha-ba-na với những khẩu hiệu: “Chào đón những vị anh hùng của chúng ta đã trở về”, “Chào đón những người con của Ca-ri-bê” hay “Đất mẹ đang dang tay chào đón những đứa con xa nhà trở về”.

Theo NGỌC HÀ (QĐND Online)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !