Chiến hạm tàng hình Hải quân Indonesia thăm Việt Nam

Hai tàu 366 và 367 thuộc lớp tàu hộ tống tàng hình hiện đại lớp Sigma, do tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế và thi công. Tàu có chiều dài 90,71m, rộng 13,2m, mớn nước 3,6m và lượng giãn nước toàn tải 1.692 tấn.

Được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, ngày 18/10, Biên đội tàu Hải quân Indonesia gồm hai tàu hộ vệ tên lửa Kri Sultan Hasanuddin 366 và tàu Kri Sultan Iskandar Muda 367 do Trung tá Sunmarji Bimoaji, Thuyền trưởng Tàu 367 làm Trưởng đoàn cập Cảng Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 18 - 21/10.

Tham gia lễ đón Biên đội tàu Hải quân Cộng hòa Indonesia có đại biểu Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố Hồ Chí Minh và một số cơ quan thuộc Quân chủng Hải quân.

Chuyến thăm của biên đội tàu Hải quân Indonesia nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai quân đội nói chung và hải quân hai nước nói riêng; đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Indonesia ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, chỉ huy hai tàu Hải quân Indonesia đến chào xã giao lãnh đạo Bộ tư lệnh Quân khu 7, Quân chủng Hải quân, UBND TP Hồ Chí Minh.

Sĩ quan, thủy thủ hai tàu sẽ thi đấu giao lưu bóng chuyền với học viên Trường Trung cấp kỹ thuật hải quân, giao lưu với học viên Học viện Hải quân Việt Nam và tham quan một số danh lam, thắng cảnh của thành phố.

Được biết, hai tàu 366 và 367 thuộc lớp tàu hộ tống tàng hình hiện đại lớp Sigma, do tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế và thi công. Tàu có chiều dài 90,71m, rộng 13,2m, mớn nước 3,6m và lượng giãn nước toàn tải 1.692 tấn.

Nhỏ bé, nhanh nhẹn, hỏa lực mạnh, các lớp tàu hộ vệ Sigma đóng vai trò quan trọng trong lực lượng hải quân Hà Lan và một số nước trên thế giới. Lớp tàu Sigma với thiết kế module đem lại sự linh hoạt tối ưu trong thiết kế và giảm chi phí. Các tàu hộ vệ Sigma đều có tính năng chiến đấu và thông tin liên lạc tiên tiến, có thể mang theo một máy bay trực thăng, với thủy thủ đoàn 80 người.

Nhiệm vụ chính của tàu hộ vệ Sigma bao gồm tuần tra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), ngăn chặn các hành vi xâm nhập, tìm kiếm và cứu hộ (SAR), và tác chiến chống tàu ngầm.

Lớp tàu hộ vệ Sigma được đóng theo phương pháp module tiên tiến. Nhờ đó, các quốc gia có thể tùy ý lựa chọn nhiều cấu hình với kích thước khác nhau như Morocco đã chọn Sigma 9813 (dài 98m, rộng 13), Indonesia chọn Sigma 9113 (dài 91m, rộng 13m) và 10514 (dài 105m, rộng 13).

Sigma được lắp đặt 2 động cơ Diezen công suất 23.000hp, hệ thống động lực CODAD giúp tàu đạt vận tốc tối đa 27,5 hải lý/h, vận tốc tuần hành 14 hải lý/h cho phép nó hành trình xa tới 4800 hải lý.

Tàu được thiết kế tàng hình tối ưu với tầng thượng rất thấp, các góc vát làm giảm diện tích phản xạ radar, hệ thống máy chính thiết kế giảm rung chấn và tiếng ồn triệt để.

Hệ thống tên lửa phòng không được sử dụng là loại tên lửa VL MICA, biến thể dùng trên hạm của tên lửa không đối không MICA do tập đoàn MBDA (Pháp) thiết kế sản xuất.

Tàu được trang bị hệ thống chỉ huy kiểm soát TACTICOS và hệ thống truyền số liệu chiến thuật LINK-Y MK2; các hệ thống tìm kiếm/đo đạc bao gồm radar đối không/hải MW08, radar mảng pha điện tử đối không SMART-SMK2, radar điều khiển hỏa lực LIROD MK2 và sonar chủ/bị động trung tần.

Có hệ thống tác chiến điện tử bao gồm hệ thống trinh sát chi viện điện tử cùng với các ống phóng tên lửa nhử mồi và tên lửa gây nhiễu.

Đối với hệ thống điện tử hàng không, các biến thể Sigma đều được trang bị hệ thống radar giám sát vùng trời, vùng biển SMART-S Mk2. Theo Thales, SMART-S Mk2 có thể phát hiện máy bay tàng hình ở cự ly 50km.

Hệ thống radar này có 2 chế độ hoạt động: nếu anten quay tốc độ 13,5 vòng/phút thì có tầm xa tới 200km; nếu quay tốc độ 27 vòng/phút thì có tầm xa tới 150km với tổng số mục tiêu theo dõi là 500 (trên không và trên biển).

Đạn tên lửa VL MICA nặng 112kg, dài 3,1m, lắp đầu đạn nổ phá nặng 12kg, trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn SNPE cho phép diệt mục tiêu 11km.

Tàu được trang bị tên lửa Exocet. Tên lửa có khối lượng 670 kg, dài 4,7 m, đường kính 35 mm, khối lượng đầu chiến đấu 165 kg, vận tốc hành trình cận âm 315 m/s, sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính trong giai đoạn hành trình và radar chủ động trong giai đoạn cuối.

Sau khi được nâng cấp, tên lửa Exocet Block 3 mới có tầm bắn gấp đôi (180 km) so với phiên bản Block 2. Cùng với đó, Exocet Block 3 cũng linh hoạt hơn trong việc chọn chế độ bay và quỹ đạo tấn công để nâng cao khả năng đánh trúng mục tiêu.

LG

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !