Các lực lượng 'khuấy đục' Biển Đông của TQ: Ngư chính và Hải giám (kỳ2)

Hiện nay Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động sai trái xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và nước khác trên Biển Đông thông qua nhiều lực lượng 'chấp pháp' trên biển. Báo điện tử Infonet tiếp tục giới thiệu các tư liệu phân tích rõ hơn về các lực lượng này.

Các lực lượng 'khuấy đục' Biển Đông của TQ: Ngư chính và Hải giám (kỳ2)

Các lực lượng "khuấy đục" Biển Đông của TQ: Hải cảnh và cứu nạn (Kỳ 1)

> Phát hiện 56 bản đồ cổ phương Tây vẽ Hoàng Sa của Việt Nam

> “Phải tiến ra biển một cách quyết liệt và vững chắc”

> Bộ Ngoại giao gửi công hàm phản đối Trung Quốc

> Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

Tư liệu sử dụng trong bài được trích dẫn từ Chương trình Nghiên cứu Biển Đông (Học viện Ngoại giao)

Cơ quan Ngư Chính (FLEC)

Cơ quan Ngư chính của Trung Quốc (FLEC), trực thuộc Bộ Nông nghiệp, chỉ có khoảng một nghìn nhân viên. Nhiệm vụ của cơ quan này là thực thi pháp luật ở các ngư trường, đảm bảo thi hành các quy định nhằm duy trì sự ổn định, làm tái tạo lại các nguồn cá.

Do thực hiện đánh bắt cá trên toàn cầu, ngành công nghiệp đánh bắt cá của Trung Quốc trong thập kỷ trước đã gặp nhiều khó khăn do sự tàn phá môi trường bắt nguồn từ nạn đánh bắt hết cá. Một nghiên cứu công khai khác cho thấytừ những năm 1960, các loài cá trong vùng Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông đã giảm từ 487 xuống 238.

Các lực lượng 'khuấy đục' Biển Đông của TQ: Ngư chính và Hải giám (kỳ2)

Tàu thăm dò FLEC 44183 đang tuần tra. So với các cơ quan thực thi pháp luật trên biển khác, đội quân đảm bảo thi hành ở các ngư trường đã không có những nguồn lực tương đương, ít nhất đến thời điểm này, và có thể cũng còn thiếu thủy thủ trầm trọng. Tấm áp phích lớn trên tàu đề: “Hãy Bảo vệ các Nguồn tài nguyên Ngư nghiệp Quốc gia.” Như đối với nhiều quốc gia, những nỗ lực bảo tồn các ngư trường đã trở thành một nhiệm vụ cực kỳ nhiều thách thức đối với chính phủ Trung Quốc. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

Những điều kiện như vậy đã tăng áp lực lên các cơ quan và nhân viên thực thi pháp luật ở các ngư trường do yêu cầu phải đảm bảo thi hành các qui định mới một cách nghiêm ngặt để làm đầy lại các nguồn cá. Trong số các loại cá có vảy, Trung Quốc đa phần bắt cá trống, cá sòng Nhật Bản, cá hố, cá croaker vàng nhỏ; dùng lưới, dây thép, và móc, và lưới kéo dạng túi. Các ngư trường biển và các ngành công nghiệp liên quan của Trung Quốc được xếp là ngành lớn nhất trong các ngành công nghiệp biển chính của nước này. Quảng Đông và Sơn Đông là hai tỉnh dẫn đầu, tính theo sản lượng đầu ra; Phúc Kiến và Chiết Giang ngay sát phía sau.

Tác động chiến lược của thực trạng năng lực đảm bảo thi hành ngư nghiệp của Trung Quốc đã được đề xuất vào đầu năm 2009, khi các tàu đánh bắt và nuôi trồng cá dính líu vào một loạt các vụ việc quốc tế với các nước láng giềng khu vực và Hoa Kỳ.Dấu hiệu về hiệu suất thấp và tính vô hiệu quả đã được vạch rõ trong nghiên cứu của Viện Ninh Ba mà đã lấy việc thực thi luật ngư nghiệp làm ví dụ minh chứng cho sự rối loạn giữa các lực lượng chấp pháp trên biển.

Trong những năm gần đây Bắc Kinh đã đẩy mạnh phát triển hạm đội đánh bắt xa bờ. Đến năm 2006, hạm đội này đã tăng lên khoảng hai nghìn tàu và đang hoạt động ở vùng biển cả cũng như vùng đặc quyền kinh tế của ba mươi lăm quốc gia.Cụ thể các tàu đánh bắt cá của Trung Quốc hiện là một hình ảnh thường thấy ở các vùng nước ở châu Phi và châu Mỹ La tinh – đó là một hiện tượng đã dẫn đến nhiều tranh cãi.

Khi lượng dự trữ cá xung quanh khu vực giảm, ý thức về chủ nghĩa dân tộc trong các vùng đánh bắt cá lại tăng lên. Căng thẳng bùng lên vào mùa hè năm 2009 khi các cơ quan tuần duyên biển của Trung Quốc tuần tra đuổi bắt tàu nước ngoài "vi phạm các qui định nghiêm ngặt mới về đánh cá" trong khu vực Biển Đông nhạy cảm.

Tổng Cục Hải quan (GAC)

Tính theo quy mô nhân lực, thì Tổng cục Hải quan Trung Quốc là một trong những 'con rồng' nhỏ nhất, nhưng lại có thẩm quyền nhiều nhất trong vấn đề chống buôn lậu của Trung Quốc. Trong những nhiệm vụ trọng yếu của hải quan Trung Quốc có việc biên soạn tài liệu về các số liệu ngoại thương, việc thu thuế, sự kiểm soát của hải quan (các bản khai báo, v.v…), chống buôn lậu, và kiểm soát cảng. Hai nhiệm vụ sau cùng có liên quan nhiều nhất đến khả năng tuần duyên biển.

Theo nghiên cứu của Viện Ninh Ba, số nhân viên thực thi pháp luật trên biển của GAC vào khoảng hai nghìn người. Điều thú vị là một bài báo trong một tạp chí quân đội Trung Quốc cho rằng GAC có đến 212 tàu tuần tra nhanh để triển khai chống lại tàu buôn lậu, nhưng khó có thể thẩm tra được con số này.Báo cáo thường niên năm 2007 ghi nhận một cuộc cải cách tiền lương gần đây, đồng phục mới, và việc thành lập một cơ quan mới ở Thượng Hải nhằm giải quyết các vấn đề hải quan.

Các lực lượng 'khuấy đục' Biển Đông của TQ: Ngư chính và Hải giám (kỳ2)

Cơ quan hải quan của Trung Quốc điều hành một hạm đội gồm các tàu nhỏ tập trung vào các hoạt động chống buôn lậu. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

Theo báo cáo thường niên của Hải quan Trung Quốc năm 2007, GAC là “cơ quan có thẩm quyền chống buôn lậu của chính phủ Trung Quốc – cơ quan đảm nhiệm nhiều nhất, nếu không phải là toàn bộ trách nhiệm chống buôn lậu.”Các vụ việc buôn lậu nghiêm trọng bị GAC khởi tố năm 2007 theo báo cáo lên tới con số 1.190 bao gồm hơn 1 tỷ đô la Mỹ, tăng 4,3% so với năm trước.

Cơ quan Hải dương (SOA) và các tàu Hải giám

Với đội ngũ nhân viên ước tính từ 6 đến 8.000 người, cơ quan Giám sát biển Trung Quốc (海洋局下属的中国海监) hay gọi là CMS (China Marine Surveillance) trực thuộc Cơ quan Hải dương học Nhà nước (SOA) là một 'con rồng' thực thi luật pháp trên biển cỡ trung bình. Những nhiệm vụ chính của SOA bao gồm bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, và đảm bảo thực thi các quyền và nghĩa vụ trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).

Tương ứng với nhiệm vụ tuần tra vùng EEZ của Trung Quốc, SOA có một hạm đội tương đối lớn gồm các tàu và máy bay. Năm 2006 có báo cáo cho rằng bản thân SOA có 21 tàu, mỗi tàu có trọng lượng từ 1.000 đến 4.000 tấn. Một báo cáo gần đây về một đội tàu nhỏ ở Biển Đông của SOA cho rằng nhóm này có 7 tàu, 6 trong số đó có trọng lượng 4.000 tấn. Có ý kiến còn nói rằng nhóm biển Đông này của SOA được trang bị 01 trực thăng và 2 máy bay có cánh cố định. Một báo cáo năm 2008 khẳng định rằng CMS có tổng 9 máy bay và nhiều hơn 200 tàu tuần tra. Mới đây, SOA đã nhận được ít nhất 3 tàu tuần tra loại mới cỡ lớn, bao gồm Haijian 46, Haijian 51, và Haijian 83. Theo báo cáo năm 2009, con tàu cuối cùng là chiếc tuần tra lớn nhất của SOA, dài 89 mét; con tàu 3.400 tấn này được đóng ở xưởng đóng tàu Giang Nam, được cho là có giá trị khoảng 22 triệu đô la Mỹ và có kèm một chiếc trực thăng.

Các lực lượng 'khuấy đục' Biển Đông của TQ: Ngư chính và Hải giám (kỳ2)

Tàu Hải giám (Haijian) 83 là chiếc tàu lớn nhất và hiện đại nhất của CMS. Việc hạ thủy một số tàu tuần tra mới cho CMS trong cuối thập kỷ qua cho thấy rằng CMS rõ ràng được ưu tiên trong số các cơ quan thẩm quyền trên biển của Trung Quốc. Ảnh tư liệu.

Việc phân nhiệm vụ cho nhóm máy bay của SOA rõ ràng đã phân biệt cơ quan này với một 'con rồng' lớn khác, BCD (cụ thể là Lực lượng tuần duyên Trung Quốc) vốn không có máy bay nào. Tuy nhiên, giống như BCD, SOA gần đây đã tiếp quản một vài tàu hải quân Trung Quốc đã về hưu. Có báo cáo cho rằng Haijian 20 và Haijian 32, hai tàu tuần tra ở biển Bột Hải được chuyển thành tàu săn ngầm của Hải quân PLA.

Các lực lượng 'khuấy đục' Biển Đông của TQ: Ngư chính và Hải giám (kỳ2)

Một chiếc trực thăng do cơ quan Giám sát trên Biển Trung Quốc điều hành. Đây là mẫu loại Z-9 được sử dụng rộng rãi trong lực lượng vũ trang của Trung Quốc. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

Theo một báo cáo khác, SOA được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc chỉ định khởi xướng việc đi tuần ở Biển Đông năm 2006. Hoạt động giám sát cấp cao này rõ ràng liên quan đến hoạt động tuần tra hàng ngày của 4 máy bay và 6 tàu do SOA quản lý. Một báo cáo năm 2009 cho rằng CMS khởi xướng việc tuần tra thường xuyên ở phía Nam biển Đông năm 2007.CMS báo cáo rằng tựu chung trong giai đoạn 2001-2007, 15.000 trường hợp 'hoạt động trái pháp luật' đã bị phát hiện trong vùng EEZ của Trung Quốc. Theo một báo cáo năm 2006, SOA cộng tác mật thiết với BCD Trung Quốc trong vùng Vịnh Bắc Bộ (Beibu Wan) và cũng đang xem xét để nhân rộng hoạt động ở các nơi khác. Nguồn tin của SOA thẳng thắn mô tả mối quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc.

Các lực lượng 'khuấy đục' Biển Đông của TQ: Ngư chính và Hải giám (kỳ2)

Một máy bay Y-12 của CMS. Dường như là các cơ quan hàng hải dân sự của Trung Quốc nhìn chung đều không đủ số máy bay cánh cố định cần phải có, do đó đã hạn chế, ví dụ như các hoạt động nghiên cứu và cứu hộ tầm xa.Việc CMS vận hành máy bay cánh cố định một lần nữa cho thấy sự ưu tiên dành cho CMS trong số các cơ quan thẩm quyền hàng hải dân sự. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc).

SOA đang dẫn đầu nỗ lực nghiên cứu hải dương học ở Trung Quốc. Theo website chính thức của SOA, cơ quan này có không ít hơn 16 trung tâm và viện nghiên cứu riêng biệt. Đây là nhà tài trợ chính cho các dự án nghiên cứu tại trường Đại học Hải Dương Trung Quốc ở Thanh Đảo cũng như nhiều trường đại học khác. Năm 2005, tàu nghiên cứu của SOA mà có khả năng khoan các điểm dưới đáy biển ở những độ sâu vượt quá 3.000 mét đã thúc đẩy nghiên cứu hải dương học của Trung Quốc trên khắp các đại dương của thế giới. SOA đã phóng một loạt các vệ tinh quan sát hàng hải. Nhiệm vụ gần đây của Trung Quốc đối với Nam Cực nhằm xây dựng căn cứ thứ ba của quốc gia này ở đó do SOA tổ chức thực hiện, cho thấy chương trình nghiên cứu đầy tham vọng mà cơ quan này đang theo đuổi.

Theo Nghiên cứu Biển Đông (Học viện Ngoại giao)

Theo Nghiên cứu Biển Đông (Học viện Ngoại giao)

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !