Bí mật ngân sách, cơ cấu lực lượng đặc nhiệm Mỹ

Đây là một thành tố rất quan trọng trong Lực lượng vũ trang Mỹ và trong bối cảnh hiện nay thì vai trò của nó càng trở nên quan trọng hơn.

1. Mấy nét chung về Lực lượng các chiến dịch đặc biệt Mỹ (Đặc nhiệm)

Giới lãnh đạo chính trị-quân sự Mỹ coi lực lượng này là một công cụ hữu hiệu đảm bảo có thể phản ứng ngay lập tức trong những tình huống khủng hoảng tại các khu vực khác nhau trên thế giới và giải quyết các nhiệm vụ quan trọng, trong đó có cả các nhiệm vụ ở tầm chiến lược trong các cuộc xung đột quân sự ở các quy mô khác nhau.

Ý tưởng về việc thành lập các đơn vị mới có năng lực hơn hẳn các đơn vị vũ trang thông thường, có khả năng tiến hành các hoạt động nhanh và hiệu quả trong hậu phương sâu của đối phương được Tổng thống F.Roosevelt đưa ra và được hiện thực hóa từ những năm 50 của thế kỷ trước.

Nhiệm vụ chính của Lực lượng này là tiến hành các hoạt động phá hoại và chiến tranh du kích trên lãnh thổ của quốc gia thù địch.

Rút kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh Việt Nam và trong các cuộc xung đột quân sự sau đó, Mỹ đã thành lập một bộ tư lệnh mới nhằm thống nhất chỉ huy hoạt động của tất cả những đơn vị đặc nhiệm và các đơn vị chiến tranh tâm lý.

Hiện nay, Lực lượng các chiến dịch đặc biệt Mỹ là một cơ cấu gồm các lực lượng thường trực và thành phần dự bị của Các lực lượng vũ trang Mỹ. Các đơn vị này được huấn luyện, trang bị và tổ chức đặc biệt để tiến hành hoặc làm nhiệm vụ đảm bảo cho các chiến dịch đặc biệt.

Thường là các chiến dịch như vậy được tiến hành trên lãnh thổ đối phương, tại những khu vực mà các phương tiện tiêu diệt của Mỹ không với tới được hoặc không hiệu quả, hoặc trong những tình huống chính trị căng thẳng và phức tạp.

Đặc điểm của các lực lượng này là hiệu quả tác chiến của nó phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố như thời gian, bí mật, năng lực phối hợp hoạt động với các phân đội (đặc nhiệm) của nước sở tại, khả năng nắm chắc tình hình tại khu vực tiến hành chiến dịch. Một đặc điểm nữa là mức độ rủi ro đối với lực lượng tham gia các chiến dịch đặc biệt bao giờ cũng tương đối lớn.

Bí mật ngân sách, cơ cấu lực lượng đặc nhiệm Mỹ - ảnh 1

Phát triển lực lượng các chiến dịch đặc biệt (sau đây gọi tắt là Đặc nhiệm) là hướng ưu tiên của Lực lượng vũ trang Mỹ.

2. Cơ cấu tổ chức, ngân sách hoạt động

Về mặt tổ chức, lực lượng đặc nhiệm của các quân chủng Lục quân, Hải quân, Không quân, Không quân và Hải quân của Quân đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ tư lệnh các chiến dịch đặc biệt – (U.S Special Operations Command; viết tắt - USSOCOM hoặc SOCOM) - thành lập ngày 16/4/1987 – Bộ Tư lệnh, các cơ quan của Bộ Tư lệnh đóng tại căn cứ không quân “MacDill AFB” Bang Frorida.

Đây là lực lượng giữ vai trò chủ đạo trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Thực tiễn tham gia của đặc nhiệm vào các cuộc xung đột thời gian gần đây cho thấy, cường độ và tần suất sử dụng lực lượng này đang ngày càng tăng lên và phạm vi địa lý hoạt động của chúng cũng đang được mở rộng.

Theo đánh giá của các nhà phân tích quân sự Mỹ thì Đặc nhiệm Mỹ có vai trò và ý nghĩa ngày càng tăng vì những lý do sau đây: thứ nhất, xác xuất tiến hành các hoạt động khủng bố, trong đó có cả khả năng sử dụng vũ khí giết người hàng loạt vẫn rất cao.

Thứ hai, sự mất ổn định khu vực và toàn cầu dẫn tới việc các tình huống khủng hoảng xuất hiện thường xuyên hơn. Mỹ cho rằng, đối thủ của Mỹ sẽ không chỉ là các cường quốc lớn như Trung Quốc, mà còn các các tổ chức phi nhà nước vì chúng có thể tiến hành các hoạt động (khủng bố hoặc tác chiến) phi đối xứng.

Cũng theo các nhà phân tích Mỹ thì trong 10 đến 15 năm tới trên thế giới sẽ tiếp tục tồn tại hơn 200 “điểm nóng”. Nếu các điểm nóng này tăng nhiệt sẽ tác động tiêu cực đến các lợi ích của Mỹ.

Theo quan điểm của các chuyên gia quân sự, để đặc nhiệm có khả năng phản ứng toàn diện đối với rất nhiều mối đe dọa trong một tương lai khó xác định, Mỹ sẽ hoàn thiện lực lượng này theo các hướng sau:

- tăng quân số;

- tăng ngân sách;

- tối ưu hóa cơ cấu tổ chức – biên chế;

- hoàn thiện công tác huấn luyện và tái huấn luyện

- tăng cường trang bị vũ khí và phương tiện kỹ thuật

Hiện nay, quân số của lực lượng đặc nhiệm là hơn 66.000 người, trong đó có gần 6.000 là nhân viên dân sự. Trong tương lai, Lực lượng này sẽ có 101.000 người, có nghĩa là biên chế sẽ tăng thêm 1/3. Có thông tin là đến cuối năm nay (2014), quân số đặc nhiệm đã là 69.700 người.

Về ngân sách hoạt động: Kinh phí hoạt động dành cho SOCOM được tách ra thành một khoản riêng, chứ không nằm trong danh mục các chương trình khác như trước đây.

Theo chương trình này, ngân sách hàng năm cho SOCOM lên đến 10,5 tỷ đôla- đây là điểm rất đáng chú ý nếu xét trong trong bối cảnh là Mỹ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng trong kế hoạch 5 năm tới. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng sẽ nhận nhiều ngân sách hơn để tiến hành các chiến dịch bí mật.

Chức năng hoàn thiện công tác điều hành, kiểm soát các chiến dịch bí mật từ nay sẽ thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng (Trước đây, chức năng này do CIA đảm nhiệm). Mỹ cũng sẽ dành một khoản ngân sách bổ sung cho công tác nghiên cứu khoa học- thiết kế và thử nghiệm (các phương tiện và vũ khí mới dành cho đặc nhiệm).

Cũng có thể sẽ có một số điều chỉnh trong kế hoạch nhưng xu hướng chính là tăng ngân sách cho SOCOM sẽ không thay đổi. Nhìn chung, trong các năm tới, tỷ lệ ngân sách dành cho đặc nhiệm sẽ chiếm 4% tổng ngân sách dành cho Bộ Quốc phòng.

Cơ cấu tổ chức- biên chế của lực lượng đặc nhiệm cũng sẽ có những thay đổi đáng kể. Đầu năm 2014, Lục quân đã hoàn thành công tác tái tổ chức các cụm đặc nhiệm. Mỗi cụm được tăng thêm một tiếu đoàn. Như vậy số lượng các tiểu đoàn đặc nhiệm (của Lục quân) đã lên đến 20.

Mỹ sẽ tiếp tục xem xét xác định địa bàn hoạt động cụ thể cho từng tiểu đoàn đặc nhiệm, trong đó tập trung vào các khu vực có nhiều tổ chức khủng bố, nhất là các tổ chức khủng bố Hồi giáo và cực đoan.

Theo những thông tin có được thì 02 tiểu đoàn sẽ được định hướng hoạt động tại địa bàn khu vực Trung và Nam Mỹ, 02- tại Châu Âu , 02- tại Trung Phi, 04- tại Bắc Phi và Trung Cận Đông, 04- tại Iran, Trung và Nam Á, 03 – Trung Quốc và Đông Bắc Á, 03 tại Đông Nam Á.

Mỗi một tiểu đoàn của trung đoàn biệt kích sẽ được tăng thêm 01 đại đội, còn mỗi trung đoàn sẽ có thêm tiểu đoàn thứ 4. Trong tương lai xa hơn, SOCOM lên kế hoạch thành lập thêm 2 trung đoàn biệt kích (mỗi tiểu đoàn trong các trung đoàn này có 03 đại đội).

Dự kiến sẽ tăng biên chế cho trung đoàn số150 của Không quân Lục quân, sẽ thành lập thêm các lữ đoàn và các phân đội đảm bảo thông tin (và các chiến dịch chiến tranh tâm lý).

Trong thời gian gần đây, cơ cấu tổ chức của Bộ tư lệnh đặc nhiệm quân chủng Không quân Mỹ cũng có những thay đổi đáng kể. Số lượng các biên đội trong Không đoàn số 1 được tăng lên và quân số của Không đoàn 27 mới thành lập cũng tăng. Các cụm không quân định hướng hoạt động theo địa bàn cũng sẽ thành lập thêm các biên đội sử dụng các thủ thuật chiến thuật đặc biệt.

Các chuyên gia cho rằng, do ngày càng xuất hiện nhiều mối đe dọa (trong đó có các mối đe dọa từ Trung Quốc), các đơn vị đặc nhiệm của Hải quân cũng sẽ được giao thêm nhiệm vụ như trinh sát đặc biệt và giám sát. Hải quân cũng sẽ có thêm 2 đội trinh sát- biệt kích.

Theo bản báo cáo “Tổng quan thực trạng và triển vọng phát triển Lực lượng vũ trang Mỹ” thì trong năm 2014, trong cơ cấu của SOCOM có 660 đơn vị thành viên, bao gồm cả các đội nghiệp vụ kiểu A của Lục quân, các trung đội trinh sát- biệt kích (SEAL platoons) trong Bộ tư lệnh đặc nhiệm Hải quân, các đội (teams) của các tiểu đoàn đặc nhiệm thuộc Bộ Tư lệnh lính thủy đánh bộ, các đội chiến thuật đặc biệt trong các cụm không quân hoạt động theo định hướng địa bàn của Không quân.

Có thể trong tương lai, SOCOM thống nhất sẽ được tách thành hai Bộ tư lệnh là Bộ tư lệnh các lực lượng trực tiếp tiến hành các hoạt động tác chiến và Bộ tư lệnh các lực lượng sử dụng phương pháp phi truyền thống. Cả hai bộ tư lệnh này sẽ do các tướng 3 sao làm tư lệnh.

Sau khi đúc rút kinh nghiệm sau các chiến dịch mới tiến hành gần đây, SOCOM đã soạn thảo một chiến lược mới (“Chiến lược Lực lượng các chiến dịch đặc biệt -2020”, - được công bố năm 2013 – theo Chiến lược này, các cơ cấu tương tự như đặc nhiệm của các bộ ngành Liên bang cũng như của các quốc gia đồng minh sẽ được sử dụng để cùng giải quyết nhiệm vụ vô hiệu hóa và tiêu diệt các mạng lưới khủng bố.

Để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng Đặc nhiệm trong tương lai gần Mỹ sẽ mở rộng phạm vi địa lý có sự hiện diện của Đặc nhiệm Mỹ. Nước này dự định sẽ bố trí thường xuyên các đội đặc nhiệm với quân số không lớn của Mỹ và các đồng minh tại các khu vực khác nhau trên thế giới (trước hết là tại các khu vực đang xảy ra khủng hoảng).

Điều đó cho phép trong tương lai xa có thể tiến hành các đòn tấn công trước để giảm thiểu các rủi ro chiến lược và “để bảo vệ cuộc sống của công dân (Mỹ), đồng thời làm giảm gánh nặng tài chính vì không phải tiến hành các chiến dịch chống khủng bố đắt đỏ”.

Mạng các đội đặc nhiệm bố trí tại các khu vực khác nhau trên thế giới như trên được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức phối hợp hoạt động giữa các đơn vị đặc nhiệm Mỹ với các cơ cấu tương tự của các đồng minh và đối tác của Mỹ, với các bộ ngành (của Mỹ) khi sử dụng các đơn vị này trong tác chiến;

- Tổ chức và tiến hành công tác huấn luyện tác chiến cho các đơn vị đặc nhiệm và đảm bảo hậu cần cho các đơn vi Quân đội Mỹ , các đồng minh và đối tác;

- Hỗ trợ các bộ tư lệnh (cơ quan chỉ huy) đặc nhiệm trên các chiến trường trong điều hành và phối hợp hoạt động giữa các phân đội trực thuộc khi tiến hành chiến dịch; -thu thập, tích lũy và sử dụng thông tin về các đặc điểm địa lý và sắc tộc tại khu vực tiến hành chiến dịch.

Trong tương lai, Bộ Quốc phòng Mỹ lên kế hoạch tăng cường năng lực của các đơn vị đặc nhiệm trong các chiến dịch chống khủng bố theo từng giai đoạn. Hiện đã có một số kế hoạch cụ thể theo các hướng sau:

Nâng cao vai trò và mở rộng chức năng của các bộ tư lệnh (cơ quan chỉ huy) đặc nhiệm trên chiến trường bằng cách tăng quân số cho các bộ tư lệnh này. Chức năng chỉ huy các bộ tư lệnh đặc nhiệm sẽ được Bộ Tư lệnh chiến trường cụ thể nào đó bàn giao lại cho SOCOM ; Tăng số lượng các trung tâm điều phối khu vực;

Áp dụng các phương pháp huấn luyện mới và cách thức phối hợp mới giữa tất cả các lực lượng tham gia chiến dịch;

Mở rộng hợp tác với các tổ chức trong cộng đồng tình báo Mỹ (17) và các cơ quan nhà nước bằng cách tăng số lượng các nhóm (tổ) điều phối hỗ trợ các chiến dịch đặc biệt; Tăng số lượng và tần suất các cuộc tập trận nhằm hoàn thiện và kiểm tra tính thực tiễn của các kế hoạch tác chiến và giảm tối đa các bất đồng có thể nảy sinh khi tiến hành các chiến dịch đa quốc gia và các chiến dịch chung (liên quân chủng) của riêng Lực lượng vũ trang Mỹ.

3Tuyển quân và đào tạo-huấn luyện

Nét nổi bật trong huấn luyện Lực lượng các chiến dịch đặc biệt là yêu cầu đối với các ứng viên cao hơn nhiều so với lực lượng thông thường. Các phân đội đặc nhiệm gồm chủ yếu là các quân nhân đã từng phục vụ tại các đơn vị thông thường.

Một người lính đặc nhiệm Mỹ điển hình: tuổi trung bình - gần 30, có vợ và hai con, biết ít nhất một ngoại ngữ, đã có 8 năm phục vụ tại các đơn vị vũ trang thông thường.

Các cơ sở huấn luyện chủ yếu của Đặc nhiệm Lục quân là Trung tâm huấn luyện và Trường huấn luyện các phương pháp đặc biệt tiến hành chiến tranh tại J.Kennedy (Fort-Bragg , Bang Bắc Carolina) - đây là nơi huấn luyện các chuyên gia theo 4 chuyên ngành (vũ khí, liên lạc, kỹ sư công binh và quân y).

Công tác huấn luyện biệt kích được thực hiện tại Trường bộ binh ở Fort _Benning (Bang Georgia- quân nhân các nước khác cũng theo học tại đây). Chương trình đào tạo rất khó. Chỉ có 70% học viên là hoàn thành khóa học (tốt nghiệp). Những học viên tốt nghiệp các trường này là những chuyên gia có trình độ rất cao và luôn được các đơn vị săn đón.

Công tác đào tạo các kíp lái máy bay lên thẳng của Không quân đặc nhiệm được tiến hành tại Trường không quân lục quân (Fort Raker , Bang Alabama) – Trường này chuyên huấn luyện phương pháp bay và cách thức xử lý tình huống của các tổ lái trong các chiến dịch đặc biệt.

Tuy nhiên, Trường chỉ dạy lý thuyết, còn các bài tập thực hành được tiến hành tại các Trung tâm khác. Các khóa học phức tạp nhất là các khóa dành cho các học viên chỉ huy điều hành tác chiến và tìm kiếm, cứu nạn. Chỉ có 10% học viên đầu vào tốt nghiệp.

Đối với Hải quân Mỹ: Công tác huấn luyện chủ yếu cho lính đổ bộ- trinh sát được tiến hành tại Trung tâm các biện pháp tiến hành chiến tranh đặc biệt tại Căn cứ hải quân ở Bang California, còn một khóa học đặc biệt khác – tại Trường người nhái tác chiến ở Key West (Bang Florida), giai đoạn cuối (huấn luyện nhảy dù) - tại Fort –Bragg. Sau đó là một khóa thực tập bắt buộc đối với các học viên tại các phân đội trinh sát- biệt kích của Hải quân.

Một trường nữa giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống đào tạo của SOCOM là Trường đại học lực lượng các chiến dịch đặc biệt. Học viên trường này là các sỹ quan và hạ sỹ quan của Lực lượng vũ trang Mỹ và một số quốc gia khác, trong đó có Ba Lan, Ukraine, Estonia và Gruzia.

Nhiệm vụ chính của Trường là phát triển và hoàn thiện kỹ năng chỉ huy các lực lượng và phương tiện dưới quyền ở các cấp chiến lược và chiến dịch.

Một trong những phương án hoàn thiện hệ thống đào tạo đang được xem xét là biến Trường đại học lực lượng các chiến dịch đặc biệt thành Bộ Tư lệnh huấn luyện có chức năng thống nhất chỉ huy tất cả các cơ sở đào tạo-huấn luyện của SOCOM.

Trong tương lai, Mỹ đang lên kế hoạch tăng cường hỗ trợ các quốc gia khác trong đào tạo các chuyên gia đặc nhiệm. Mục đích là để giảm bớt sự hiện diện của Lực lượng vũ trang Mỹ ở nước ngoài.

Cách đây không lâu, Trung tá Nick Sternberg – đại diện chính thức của Bộ Tư lệnh lực lượng các chiến dịch đặc biệt trong thành phần USEUCOM (Bộ Tư lệnh Châu Âu của Lực lượng vũ trang Mỹ tại Châu Âu ) đã khẳng định kế hoạch này:

“Trong những năm tới, Đặc nhiệm Mỹ sẽ có mặt thường xuyên tại nhiều nước Đông Âu để giúp các nước này đào tạo các phân đội đặc nhiệm. Lý do dẫn đến quyết định như vậy là vì Mỹ cần phải hỗ trợ bổ sung các đồng minh Đông Âu do tình hình khủng hoảng tại Ukraine” .

Theo Baodatviet.vn

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !