Ấn Độ tự phát triển xe tăng Arjun Mk II, thử nghiệm tiêm kích Tejas
Theo tạp chí quân sự Janes, đại diện Cơ quan Nghiên cứu và thực nghiệm quốc phòng Ấn Độ (DRDO), dòng tên lửa LAHAT do Israel Aerospace Industries phát triển không đáp ứng được khả năng tác xạ qua nòng pháo chính cỡ 120mm của xe tăng Arjun Mk II. Vì điều này, Bộ Quốc phòng Ấn Độ quyết định tự phát triển dòng tên lửa mới trang bị trên Arjun Mk II.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ quyết định tự phát triển dòng tên lửa mới trang bị trên Arjun Mk II. |
Tháng 8-2014, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thông qua kế hoạch mua 118 xe tăng Arjun phiên bản mới trị giá 1,1 tỷ USD. |
Các chuyên gia quân sự đánh giá, so với phiên bản Arjun tiêu chuẩn, bản Mk II có 80 thành phần được nâng cấp hoặc cải tiến. |
Điểm đáng chú ý ở Arjun Mk II là những nâng cấp về hệ thống hỗ trợ quan sát ảnh nhiệt, hệ thống giáp chủ động, thiết bị phá mìn, hệ thống cảm biến la-de cảnh báo tên lửa phóng tới và hệ thống dẫn đường hỗn hợp. |
Nhiều khả năng, Lục quân Ấn Độ sẽ được nhận xe tăng Arjun phiên bản mới từ sau năm 2016, thời điểm nhà máy Heavy Vehicles Factory hoàn thành đơn hàng lắp ráp xe tăng Arjun phiên bản tiêu chuẩn đã ký trước đó.
Hiện chưa có nhiều quốc gia trên thế giới sở hữu công nghệ tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo chính. Công nghệ này cho phép xe tăng có thể bắn chính xác vào mục tiêu thiết giáp của đối phương cách 5km, khoảng cách mà không loại pháo tăng hiện đại nào có thể bắn chính xác. Nga là một trong những quốc gia đi đầu trong công nghệ này.
Chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas xuất xưởng từ dây chuyền sản xuất hàng loạt của Ấn Độ cũng đã hoàn thành chuyến bay đánh giá chất lượng đầu tiên. Theo thông tin trên tạp chí Janes, chuyến bay thử trên được thực hiện hôm 30-9 tại Bangalore và kéo dài trong 25 phút. Tuy nhiên, tới tận thời điểm hiện tại, thông tin về chuyến bay của dòng chiến đầu cơ tương lai do Ấn Độ tự phát triển mới được tiết lộ. Dự kiến, Không quân Ấn Độ sẽ cho Tejas thực hành thêm 4 chuyến bay thử nữa rồi mới quyết định cho phép hãng chế tạo Hindustan Aeronautics Limited (HAL) sản xuất hàng loạt dòng máy bay chiến đấu nội địa này.
Máy bay Tejas. |
Chiếc Tejas bay đánh giá chất lượng nói trên vẫn dùng động cơ phản lực F404-GE-IN20 của hãng General Electric. Tuy được tuyên bố là thành công, nhưng trong chuyến bay thử đầu tiên, các chuyên gia Ấn Độ cũng phát hiện một số vấn đề trên chiếc Tejas, trong đó có một số trục trặc cần được khắc phục để đảm bảo an toàn như việc thay đổi lại cấu trúc của ca-bin lái.
Chiến đấu cơ Tejas nội địa của không quân Ấn Độ |
Nếu được sản xuất hàng loạt, HAL đảm bảo tiến độ cung cấp 8 máy bay Tejas/năm từ năm 2016 và con số này sẽ nâng lên 16 máy bay/năm từ năm 2017. |
Theo kế hoạch, Tejas sẽ chính thức hoạt động trong biên chế Không quân Ấn Độ trong giai đoạn 2017-2018. |
Ngoài ra, máy bay Tejas cũng cần sửa đổi lại hệ thống ghế phóng thoát hiểm cho phi công và cơ cấu mở kính khoang lái khi phi công nhảy dù. Trong quá trình thử nghiệm Tejas đã ghi nhận trường hợp chân của phi công va chạm với thành khoang lái khi nhảy dù thoát hiểm khỏi máy bay. Cuối cùng, toàn bộ hệ thống điện trên máy bay cũng cần thiết kế lại để phù hợp với những sửa đổi trên và giảm trọng lượng của máy bay xuống khoảng 400-450kg.
Nếu được sản xuất hàng loạt, HAL đảm bảo tiến độ cung cấp 8 máy bay Tejas/năm từ năm 2016 và con số này sẽ nâng lên 16 máy bay/năm từ năm 2017. Không quân Ấn Độ đã đặt mua 40 máy bay Tejas mới và hợp đồng sẽ hoàn thành vào năm 2020. Ngoài ra, HAL đang có 16 nguyên mẫu máy bay Tejas để thử nghiệm chất lượng. Theo kế hoạch, Tejas sẽ chính thức hoạt động trong biên chế Không quân Ấn Độ trong giai đoạn 2017-2018.
Tejas được Ấn Độ phát triển với tham vọng thay thế các đơn vị máy bay đánh chặn Mig-21 cũ do Liên xô sản xuất. Với nhiều lý do khác nhau, quá trình phát triển Tejas đã kéo dài tới 20 năm. Từ thông tin công khai, Tejas có khả năng đạt tốc độ bay tới 1.900km/giờ và tầm hoạt động khoảng 2.000km. Vũ khí của dòng máy bay chiến đấu hạng nhẹ này là pháo hàng không 23mm và 8 móc treo vũ khí ở dưới thân và cánh.
Tổng hợp từ QĐND online và các nguồn khác