PVN: Khoan và dịch vụ Dầu khí (PVD) lỗ nặng, nhiều DN sụt giảm mạnh lợi nhuận

Trong số các đơn vị thuộc PVN, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) là đơn vị có kết quả kinh doanh yếu nhất với khoản lỗ kỷ lục 201 tỷ đồng.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2017 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong tập đoàn đạt 117.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 5,1 nghìn tỷ đồng.

Mặc dù vậy, với giá dầu dự kiến quý 2 khoảng 50 USD/thùng, PVN cũng chỉ đặt mục tiêu doanh thu toàn tập đoàn trong quý 2 là 102,5 nghìn tỷ đồng. So với kết quả thực hiện trong quý 1, các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh và tài chính của PVN đều giảm mạnh.

Thực tế các doanh nghiệp thuộc PVN có kết quả kinh doanh không mấy tích cực trong quý 1 vừa qua. Trong số các đơn vị thuộc PVN, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) là đơn vị có kết quả kinh doanh kém khả quan nhất với khoản lỗ kỷ lục 201 tỷ đồng. Khoản lỗ trên không những đến từ hoạt động cốt lõi là cho thuê giàn khoan mà còn do hơn 100 tỷ đồng trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

Trong quý 1, doanh thu của PVD đạt 503 tỷ đồng, giảm 68,1% so với cùng kỳ. Doanh thu từ mảng dịch vụ khoan giảm 67,2% so với cùng kỳ và lỗ gộp 38,2 tỷ đồng. Chỉ có giàn khoan PVD I hoạt động toàn thời gian, giàn khoan PVD VI bắt đầu hợp đồng khoan cho Hoàng Long/Hoàn Vũ JOC vào cuối quý 3, trong khi đó các giàn khoan khác tạm ngừng hoạt động. Số ngày hoạt động là khoảng 90 ngày với giá thuê giàn bình quân là 45.000 USD/ngày, giảm 40% so với cùng kỳ.

Sau hai năm giá dầu thô duy trì dưới mức hòa vốn, tất cả các doanh nghiệp dầu khí trong nước đang phải đối mặt với tình hình tài chính khó khăn. Trong năm 2016, PVD đã phải trích lập 180 tỷ đồng dự phòng phải thu khó đòi. Công ty cũng trích lập 97 tỷ đồng dự phòng phải thu khó đòi trong quý 1 năm nay.  Hiện nợ của PVD là 5.440 tỷ đồng, chủ yếu là nợ dài hạn được dùng để tài trợ cho việc đóng các giàn khoan PVD V và PVD VI. Theo thỏa thuận vay, PVD sẽ phải trả gốc tổng cộng khoảng 950 tỷ đồng trong năm 2017 cộng với lãi khoảng 180 tỷ đồng. Phần gốc phải trả nói trên bằng khoảng 40% tiền mặt hiện tại của PVD, điều này có nghĩa PVD sẽ chịu áp lực khá lớn vì trong năm 2017 lợi nhuận của công ty được dự báo gần như bằng không.

Lợi nhuận năm 2017 của PVD sẽ phụ thuộc vào việc thu hồi nợ khó đòi từ Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP). PVD có thể thu hồi 12 triệu USD dự phòng cho các khoản phải thu và hoàn nhập 8,7 triệu USD dự phòng quỹ phát triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên, ngay cả với các khoản dự phòng này, dự kiến PVD sẽ ghi nhận lỗ 6 triệu USD trong năm 2017 vì giá thuê ngày thấp còn giàn khoan nửa nổi nửa chìm (TAD) không hoạt động.

Trong khi đó, báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 của Tổn

g CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cho thấy, lợi nhuận sau thuế quý 1/2017 đạt 4,076 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo giải trình của PVC, lợi nhuận sau thuế quý 1 giảm chủ yếu do sụt giảm về doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó PVC tiếp tục phải trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi, đầu tư tài chính theo quy định. Trong quý 1, hầu hết các công ty con, công ty liên kết đều gặp khó khăn, nhất là các công ty bất động sản, doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.

PVN: Khoan và dịch vụ Dầu khí (PVD) lỗ nặng, nhiều DN sụt giảm mạnh lợi nhuận - ảnh 1

PVC đã tích cực làm việc với một số đơn vị và thu hồi được một số khoản công nợ khó đòi đã trích dự phòng trước đây, theo đó hoàn nhập được một số khoản dự phòng. Để khắc phục khó khăn và giảm lỗ lũy kế trong thời gian tới, PVC cho biết sẽ triển khai công tác tái cấu trúc tổng thể PVC, thoái toàn bộ vốn tại các doanh nghiệp không thuộc chuỗi ngành nghề hoạt động chính của công ty. Đồng thời PVC cũng sẽ phải thuyết phục các ngân hàng cơ cấu lại các khoản nợ, đàm phán giảm lãi suất vay vốn.

Tính đến hết quý I/2017, khoản lỗ lũy kế của PVC vẫn lên tới 2.967 tỷ đồng. PVC cũng đã công bố thoái 100% vốn tại 23 công ty con, việc thoái vốn sẽ được thực hiện từ nay cho đến năm 2020.

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) cũng đã công bố doanh thu quý 1/2017 đạt 149 triệu USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 11 triệu USD. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra ngày 09/05, ban lãnh đạo PVS đã trấn an các nhà đầu tư về phí bồi thường chấm dứt hợp đồng và việc sử dụng lại kho nổi FPSO Lam Sơn. PVS cho biết vẫn đang thương lượng với các đối tác khác về phí bồi thường và việc sử dụng lại kho nổi FPSO Lam Sơn sau tháng 06/2017.

Trước đó, có thông tin về việc Lam Sơn JOC, đơn vị vận hành mỏ dầu thô Thăng Long - Đông Đô, đã công bố hủy hợp đồng đối với PTSC AP, đơn vị thành viên của PVS vào ngày 31/03/2017. PTSC AP đã ký kết hợp đồng trong 7 năm, với trị giá 737 triệu USD bắt đầu từ tháng 06/2014. Diễn biến hủy hợp đồng này đến từ việc thanh lý Lam Sơn JOC vào ngày 30/06/2017, sau 90 ngày thông báo trước, do sản lượng thấp và chi phí sản xuất cao tại mỏ dầu thô này.

Tuy nhiên, đã có một số doanh nghiệp thuộc PVN có kết quả kinh doanh quý 1 khả quan. Báo cáo tài chính quý 1 của Tổng CTCP Bảo hiểm Dầu khí (PVI) cho thấy, doanh thu quý 1 của PVI đạt 2.056 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 109 tỷ đồng, tăng 16%. PVI có lợi thế lớn trong mảng hiểm tài sản kỹ thuật với việc bảo hiểm gần như toàn bộ các công trình, dự án dầu khí, kéo theo mảng thị phần hơn 44% trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, khó khăn của PVN nói chung cũng đã kéo theo sự sụt giảm trong doanh thu của PVI đối với phân khúc này. Trong năm 2016, doanh thu giao dịch với PVN đã giảm mạnh 60%. Nếu loại trừ mảng mảng bảo hiểm tài sản kỹ thuật, hiện tại doanh thu từ mảng bảo hiểm xe cơ giới và sức khỏe của PVI chỉ đạt xấp xỉ 30% tổng doanh thu của PVI.

Một DN lớn thuộc PVN sắp được IPO là Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) cũng đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2017. Theo đó, doanh thu tăng 67% so với cùng kỳ, đạt 12,69 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 222 tỷ đồng so với mức lỗ 105 tỷ đồng trong quý 1 năm ngoái.

Theo kế hoạch, PVOil sẽ được IPO vào tháng 7 tới. Kiểm toán Nhà nước xác định PVOilcó giá trị doanh nghiệp là 10.342 tỷ đồng. PVOil dự kiến sẽ bán ra 49% cổ phần cho cổ đông chiến lược, cán bộ công nhân viên và bán ra thị trường chứng khoán. Được biết, đã có 10 doanh nghiệp, Tập đoàn nước ngoài nộp hồ sơ thể hiện mong muốn trở thành cổ đông chiến lược của PVOil. Trong đó có 2 nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, 1 nhà đầu tư từ Hàn Quốc, còn lại đến từ Nga, Trung Đông, Singapore, Thái Lan, Philippines

Hiền Anh

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Sun Group giới thiệu dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà

Vị trí đắc địa cùng triết lý phát triển bền vững của dự án BĐS đầu tiên Sun Group giới thiệu ở Cát Bà kích hoạt khí thế của gần 2.000 chuyên viên kinh doanh, trong sự kiện “Kích hoạt kỷ nguyên Xanh” sáng 21/2 tại TP Hải Phòng.