Trong 5 năm (2016-2020), các địa phương có chung đường biên giới với Campuchia, Lào và Trung Quốc chỉ đạo lực lượng chức năng tổ chức gần 1.000 cuộc gặp gỡ, giao ban có liên quan đến tình hình tội phạm mua bán người, giải cứu, trao trả nạn nhân...
Một số mô hình lồng ghép ở Cần Thơ đã giải quyết cho nhiều chị em thoát nghèo, góp phần hạn chế tình trạng phụ nữ bị tội phạm mua bán người dụ dỗ, lôi kéo bỏ địa phương đi làm ăn xa.
Từ năm 2016 đến tháng 9/2020, lực lượng Công an, Biên phòng đã điều tra, khám phá 1.024 vụ, bắt 1.342 đối tượng phạm tội mua bán người ra nước ngoài.
Giai đoạn 2016 - 2020, Sở Lao động – Thương binh và xã hội Cần Thơ đã tổ chức tuyên truyền lồng ghép công tác phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm mua bán người với 1.134 cuộc với 54.131 lượt người dự.
Nghệ An chính là tỉnh đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về phòng, chống mua bán người.
Tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán người nói riêng, nhất là tại các xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp.
Hiện nay, tại các tỉnh của Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam, người Việt Nam nói chung và người Nghệ An sinh sống, qua lại làm ăn, du lịch… tương đối nhiều, trong đó có cả đối tượng lẫn nạn nhân trong các vụ mua bán người.
Từ khi triển khai thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người (năm 2011) đến nay, về cơ bản, các sở, ngành chức năng có liên quan đã thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục, tư vấn về phòng, chống mua bán người.
Tham gia hội thi, các đội đã xây dựng kịch bản và tình huống về muôn vàn cách dụ dỗ mua bán người cũng như di cư trái phép không an toàn, mỗi tiểu phẩm là một thông điệp ý nghĩa mang tính tuyên truyền giáo dục cao.
Tại lớp tập huấn, các báo cáo viên đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong công tác tiếp nhận, giải cứu và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; những khó khăn trong công tác điều tra tội phạm mua bán người của các lực lượng chức năng...
Chiều 24/10, Thành đoàn Bắc Giang phối hợp với Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh và trường THPT Thái Thuận tổ chức Hội thi tuyên truyền pháp luật về phòng chống mại dâm và mua bán người năm 2020.
Thông qua các tiểu phẩm, 4 đội tham gia sôi nổi trong Hội thi đã đưa ra các thông điệp tuyên truyền chính sách pháp luật, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm mua bán người...
Đa số nạn nhân của nạn mua bán người là phụ nữ và trẻ em. Để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng mua bán người cần sự tham gia của toàn xã hội; trong đó gia đình, nhà trường có vai trò rất quan trọng.
Quá trình tiếp nhận và xác định, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Do đó, cần có các quy định hỗ trợ toàn diện và hỗ trợ tốt hơn cho nạn nhân bị mua bán.
Sau 05 năm triển khai thực hiện Đề án 'Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán', Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Thanh Hóa đã rút ra một số bài học kinh nghiệm.
Trong những năm qua, mặc dù số vụ buôn bán người có giảm nhưng thủ đoạn của tội phạm lại ngày càng tinh vi và mạnh động. Việc tuyên truyền để người dân hiểu rõ và phòng ngừa được nạn mua bán người là hết sức quan trọng.