Vụ Innova chạy lùi trên cao tốc: Bản án phúc thẩm thiếu thuyết phục

Theo luật sư, mức án 6 năm cho việc quy kết tài xế container phạm hai lỗi là thiếu thuyết phục, không thực tế. Theo Luật giao thông đường bộ, khoảng cách an toàn được tính với xe chạy liền trước, cùng tiến chứ không phải với xe “đi lùi”.

Trong những ngày gần đây, vụ việc chiếc xe Innova bị tông trên đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được đưa ra xét xử phúc thẩm tại tỉnh Thái Nguyên đang gây nên làn sóng phản ứng khá dữ dội.

Sau 2 ngày xử phúc thẩm, tài xế container là anh Lê Ngọc Hoàng bị tuyên 6 năm tù về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Tuy nhiên với mức án như vậy, nhiều quan điểm cho rằng kết luận tại bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Thái Nguyên là không thuyết phục.

Liên quan đến vụ án này, PV Infonet đã có cuộc phỏng vấn luật sư Trần Thị Thanh Thủy (Công ty Luật HTC Việt Nam - Đoàn Luật sư TP Hà Nội) để làm rõ hơn một số vấn đề.

Luật sư đánh giá như thế nào về mức án đối với bị cáo Lê Ngọc Hoàng (tài xế container) tại phiên phúc thẩm của Toà án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên về vụ việc lùi xe trên cao tốc gây xôn xao dư luận những ngày qua?

Luật sư Trần Thị Thanh Thủy: Theo tôi, mức án 6 năm cho việc quy kết Hoàng phạm hai lỗi (không giảm tốc độ và không giữ khoảng cách an toàn) là thiếu thuyết phục, không thực tế.

Việc HĐXX cho rằng Hoàng có lỗi trong việc không giữ khoảng cách an toàn đối với xe Innova đi lùi của Sơn là chưa có cơ sở rõ ràng. Bởi theo Luật giao thông đường bộ thì khoảng cách an toàn được tính với xe chạy liền trước, cùng tiến cùng chiều chứ không phải tính đối với xe “đi lùi”.

Còn đối với lỗi Hoàng không giảm tốc độ, hồ sơ thể hiện Hoàng đã phanh "chết" xe, việc này khiến xe lết trên mặt đường 48m. Hoàng cũng không thể tránh sang làn bên do phía sau có ô tô khác vượt lên.

Hơn nữa, đối với kết quả điều tra có giám định hộp đen cho thấy xe container không có sự thay đổi tốc độ mà đột ngột giảm từ 62 km/h xuống 0 km/h thì bất cứ ai lái xe cũng điều biết, định vị tốc độ của hộp đen luôn bị trễ so với tốc độ thực tế của xe.

Bị cáo Lê Ngọc Hoàng, tài xế xe container.

Nhiều lái xe lâu năm cho rằng, lỗi ban đầu xuất phát từ việc lái xe Innova vi phạm Luật Giao thông đường bộ, xét về cả lý và tình thì khó quy tội cho lái xe container được, tuy nhiên bản án đã tuyên Hoàng có tội và chịu hình phạt quá nặng. Dưới góc nhìn của luật sư, bà có cho rằng ý kiến trên là có căn cứ?

LS Trần Thị Thanh Thủy: Xét về lý thì ý kiến trên hoàn toàn có căn cứ. Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, Tòa án đã tuyên Hoàng có hai lỗi là "thiếu chú ý quan sát" nên không giảm tốc độ khi gặp xe của Sơn và "không giữ khoảng cách an toàn" đối với xe của Sơn.

Thứ nhất, xét về hành vi của tài xế Sơn (lái xe Innova): Sơn uống rượu khi lái xe, chở quá số người quy định và lùi xe trên cao tốc. Điều 16 Luật giao thông đường bộ quy định về "lùi xe" như sau:

“1. Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

2. Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc”.

Có thể thấy Sơn đã vi phạm luật giao thông đường bộ bởi Luật quy định không được lùi xe trên đường cao tốc.

Thứ hai, xét về hành vi của Hoàng: Đối với lỗi Hoàng không giảm tốc độ, theo như báo cáo điều tra thì Hoàng đã phanh "chết" xe khiến xe lết trên mặt đường 48m. Còn đối với lỗi không giữ khoảng cách an toàn thì có lẽ không ai có thể giữ được khoảng cách an toàn đối với xe đi lùi về phía mình.

Khoản 1 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ quy định: "Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình", nghĩa là người lái xe chỉ có thể và chỉ có nghĩa vụ phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước. Còn với xe đi lùi về phía xe của Hoàng, nếu muốn giữ khoảng cách an toàn, chỉ còn cách lái xe container cũng phải đi lùi trên đường cao tốc". Như vậy, nếu Hoàng cũng lùi xe trên đường cao tốc thì cũng sẽ vi phạm luật giao thông đường bộ và gây nguy hiểm cho các phương tiện đang lưu thông ở phía sau.

Trước khi va chạm xảy ra, tài xế xe container hoàn toàn đúng luật khi đảm bảo đúng khoảng cách. Đặt giả thiết theo toà, nếu tài xế container bắt đầu giảm tốc từ 35m thì với 1 xe chạy 62km/h, 1 xe lùi và lấn sang làn của xe container thì tai nạn có xảy ra không? Chắc là vẫn xảy ra nhưng hậu quả nhẹ hơn. Như vậy, dù hậu quả nhẹ hơn thì Hoàng vẫn sẽ bị tuyên án. Điều này đồng nghĩa với việc một người phải chịu án vì hành vi vi phạm pháp luật của người khác gây ra. Như thế liệu có hợp lý, hợp pháp hay không, thưa luật sư?

LS Trần Thị Thanh Thủy: Theo Điều 12 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định: Khoảng cách an toàn với xe đi tốc độ trên 60km/h là khoảng 35m, đây là khoảng cách an toàn tối thiểu. Tuy nhiên, đó là khoảng cách tối thiểu với điều kiện bình thường. Với các điều kiện khác như trời mưa, sương mù, đường trơn trượt hay xe có tải trọng lớn thì phải tự điều chỉnh để khi xe đi trước có vấn đề bị dừng lại đột ngột thì tài xế phải có đủ thời gian để xử lý. Như vậy, việc quy định về khoảng cách an toàn chỉ là tương đối. Trong trường hợp của tài xế Hoàng, cần phải xem xét ở nhiều yếu tố khác so với điều kiện bình thường như: Xe phía trước đi lùi, lấn làn, xe container đang điều khiển có trọng tài lớn,... Qua đó, các tài xế phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, giả thiết và thực tế khác xa nhau, chỉ một sự thay đổi nhỏ tại thực tế cũng kéo theo một loạt những thay đổi có thể xảy ra. Không thể nói rằng hậu quả nhẹ hơn thì tài xế container vẫn bị tuyên án, cũng như việc một người phải chịu án vì hành vi vi phạm pháp luật của người khác gây ra. Bởi để xác định người lái xe này có tội hay không thì phải căn cứ vào các chứng cứ đã được thu thập hợp pháp. Cơ quan điều tra cần phải làm rõ những tình tiết trong vụ án này để đảm bảo công bằng, khách quan. Những chứng cứ này phải được đưa ra phân tích, tranh luận, đánh giá công khai tại phiên tòa qua phần tranh tụng.

Việc quyết định hình phạt cần căn cứ vào nhiều yếu tố phụ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; quyết định sao cho vừa hợp lý lại thuận tình.

Sau phiên tòa xét xử sơ thẩm, vợ của anh Hoàng đã có đơn kêu cứu. Uỷ ban ATGT Quốc gia cũng đã có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình về vụ việc. Sau đó, Phó Thủ tướng đã giao cho Văn phòng Chính phủ chuyển đơn kêu cứu và hồ sơ sang Tòa án nhân dân Tối cao. Tuy vậy, dù chưa thấy TAND tối cao phản hồi nhưng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên vẫn tiến hành xét xử phúc thẩm. Theo luật sư, trình tự phiên tòa như thế có đúng luật hay không?

LS Trần Thị Thu Thủy: Theo quy định tại Điều 330 của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, căn cứ để xét xử phúc thẩm là khi có kháng cáo, kháng nghị. Trong vụ việc này, sau khi xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Thái Nguyên nhận được kháng cáo của các bị cáo Lê Ngọc Hoàng, Ngô Văn Sơn, người bị hại Nguyễn Thị Viên, người đại diện hợp pháp cho người bị hại Hoàng Thanh Thủy, Trần Thế Bảng, bị đơn dân sự Công ty TNHH Hiếu Thảo. Do đó, khi có kháng cáo thì được xem là có căn cứ đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, việc gửi đơn kêu cứu của vợ anh Hoàng không phải là căn cứ để đưa ra xét xử phúc thẩm. Như vậy, trình tự phiên tòa phúc thẩm trong vụ án này diễn ra theo đúng quy định của pháp luật Tố tụng hình sự hiện hành.

Xin cảm ơn luật sư!

N. Huyền (thực hiện)

Ông chủ lĩnh án tội hiếp dâm, cô gái giúp việc tật nguyền lầm lũi rời tòa

Trong thời gian ở lại giúp việc nhà cho bị cáo Thủy, chị Q. đã bị ông chủ nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm.

Huế: Bị CSGT truy đuổi, tài xế bỏ lại ô tô cùng gỗ lậu trốn vào rừng

Chở 26 phách gỗ đi tiêu thụ, khi bị lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế phát hiện, tài xế tăng ga bỏ chạy, đến đoạn đường vắng lập tức dừng và xuống xe chạy trốn vào rừng sâu.

Nghi án vợ sát hại chồng lúc nửa đêm ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng nay (6/3), Công an huyện Châu Đức đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng xảy ra lúc nửa đêm.

Thanh Hóa: Điều tra cái chết thương tâm của một phụ nữ độc thân tại chòi canh rẫy

Khi không thấy người thân trở về, gia đình nạn nhân đi tìm thì phát hiện người này đã tử vong trên chòi canh rẫy với nhiều vết thương trên cơ thể.

Mang súng bút lên máy bay, 2 thanh niên bị khởi tố

Ngày 5/3, Công an TP Hải Phòng cho biết cơ quan điều tra vừa khởi tố 2 đối tượng vì liên quan đến việc mang súng dạng bút lên máy bay.

Người đàn ông đốt pháo dài hơn 50m trong đám cưới ở Hà Nội khai gì?

Sau bị cơ quan công an tạm giữ hình sự, đối tượng Trần Văn Khang, người đốt pháo trong đám cưới ở xã Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) khai nhận đã lên mạng xã hội đặt mua pháo của một người lạ mặt, được người bán chuyển về nơi tổ chức đám cưới.

Đồng Nai: Nam thanh niên nổ súng khi chuyển đồ giúp bạn gái, 1 người trúng đạn

Được nhờ tới chuyển đồ giúp một cô gái, Khải mang theo súng và xảy ra ẩu đả với người đàn ông thuê phòng trọ. Khi nạn nhân bỏ chạy, Khải nổ súng, viên đạn trúng một người khác gây thương tích.

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối tượng đốt pháo trong đám cưới ở Hà Nội

Cơ quan Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa cho biết đã khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Khang (40 tuổi, ở khối 12, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Xử phạt thanh niên tung tin "lái xe đeo khẩu trang bị phạt 10 triệu đồng"

Ngày 4/3, Công an TP Hải Phòng cho biết vừa xử phạt 5 triệu đồng với thanh niên lên mạng xã hội tung tin "Từ ngày hôm nay, lái xe đeo khẩu trang bị phạt từ 10 triệu đồng".

Vụ con đánh chết cha ở Quảng Nam: Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Chiều 4/2, Công an tỉnh Quảng Nam cho hay đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can đối tượng đánh cha ruột tử vong ở phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !