Trên 1.400 phạm nhân người nước ngoài đang chấp hành án hình sự tại Việt Nam

Theo thống kê, đã có trên 1.400 phạm nhân là người nước ngoài thuộc 30 quốc tịch khác nhau đang chấp hành án hình sự tại các cơ sở giam giữ trên lãnh thổ Việt Nam, hơn 4.000 người Việt Nam đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, chung thân hoặc các hình phạt tước tự do khác ở nước ngoài.

Bộ Công an vừa công bố dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và đề nghị xây dựng Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù để lấy ý kiến góp ý rộng rãi.

Tính đến đầu tháng 5/2019, theo thống kê của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Bộ Công an), đã có trên 1.400 phạm nhân là người nước ngoài thuộc 30 quốc tịch khác nhau (bao gồm cả người không có quốc tịch) đang chấp hành án hình sự tại các cơ sở giam giữ trên lãnh thổ Việt Nam; số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù là trên 500 người.

Về tội danh, đa số các phạm nhân bị kết án liên quan đến các tội phạm về ma túy và kinh tế. Về quốc tịch, số phạm nhân mang quốc tịch Lào và Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao) là nhiều nhất, tiếp đến là phạm nhân quốc tịch Nigeria, Campuchia, Australia.

Một băng nhóm tội phạm người nước ngoài bị Công an TPHCM triệt phá. (Ảnh minh họa: Tiền Phong)

Đến tháng 7/2019, với tư cách là Cơ quan trung ương về chuyển giao người bị kết án phạt tù, Bộ Công an đã tiếp nhận và xử lý 61 hồ sơ yêu cầu chuyển giao phạm nhân từ Việt Nam ra nước ngoài (chủ yếu là các nước Australia, Hàn Quốc, Lào…

Số liệu thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (tính đến tháng 5/2019) cho thấy có hơn 5 triệu người Việt đang làm ăn, sinh sống, lao động, học tập tại 103 nước và vùng lãnh thổ. Đa số công dân Việt Nam luôn tuân thủ pháp luật nước sở tại. Tuy nhiên, rất nhiều người đã vi phạm pháp luật và bị kết án phạt tù ở các quốc gia đó.

Hiện nay, theo số liệu của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, có hơn 4.000 người Việt Nam đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, chung thân hoặc các hình phạt tước tự do khác ở nước ngoài, tập trung phần lớn tại tại Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao), Cộng hòa Séc, Campuchia, Đức.

Bộ Công an đã nhận được trên 16 đề nghị của phía nước ngoài về việc chuyển giao công dân Việt Nam đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam để tiếp tục chấp hành hình phạt, trong đó có đối tượng liên quan đến tổ chức khủng bố quốc tế, có đối tượng là đối tượng truy nã của Việt Nam.

Việt Nam đã tiến hành tiếp nhận 4 phạm nhân đầu tiên từ Vương quốc Anh về Việt Nam để tiếp tục cho chấp hành án, gồm: Khoa Kim Học, Vũ Lâm Giang, Vũ Văn Phòng và Nguyễn Việt Cường. Các phạm nhân này đều bị Tòa án có thẩm quyền của Vương quốc Anh tuyên hình phạt tù chung thân về tội giết người. Quá trình chuyển giao không áp dụng các biện pháp chuyển đổi hình phạt; đến nay, chưa phạm nhân nào được áp dụng các hình thức giảm án, tha tù trước thời hạn. 

Cần xây dựng Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù

Bên cạnh các mặt đã đạt được, Bộ Công an cho biết qua triển khai thi hành quy định về chuyển giao người bị kết án phạt tù của Luật Tương trợ tư pháp còn cho thấy một số khó khăn, vướng mắc. Nhiều nội dung của luật chưa phù hợp với pháp luật quốc tế, thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trong khi đó, Luật Thi hành án hình sự năm 2010 chưa có quy định rõ về việc thi hành bản án hình sự do tòa án có thẩm quyền nước ngoài tuyên đối với công dân Việt Nam sau khi được tiếp nhận về Việt Nam để tiếp tục chấp hành hình phạt.

Vấn đề tạm tha có điều kiện được quy định trong các hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù mà Việt Nam ký kết với các nước nhưng chưa được quy định trong luật.

Luật Đặc xá năm 2007 chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đặc xá cho người bị kết án phạt tù được tiếp nhận về Việt Nam cũng như đối với người nước ngoài được chuyển giao cho nước ngoài.  

Một số nước có nhiều người Việt sinh sống, học tập và lao động chưa sẵn sàng đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về chuyển giao người bị kết án phạt tù với Việt Nam. Trong nhiều trường hợp, việc Việt Nam đàm phán, ký kết điều ước về chuyển giao người bị kết án phạt tù với một số đối tác mới chỉ đáp ứng yêu cầu về mặt chính trị, đối ngoại mà chưa có giá trị thực tiễn.

Hồ sơ phạm nhân được chuyển giao từ nước ngoài về Việt Nam không có tài liệu thể hiện quá trình chấp hành án phạt tù tại nước chuyển giao nên không xác định được quá trình chấp hành án phạt tù của phạm nhân tại nước chuyển giao như thế nào, gây khó khăn trong việc thực hiện các chế độ, chính sách cho các phạm nhân này.

Vì thế, Bộ Công an cho rằng cần sớm ban hành một đạo luật riêng biệt về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù trên cơ sở tách từ Luật tương trợ tư pháp năm 2007 để phân biệt rõ giữa các hoạt động mang bản chất nhân đạo với các hoạt động mang tính cưỡng chế cao như dẫn độ, tương trợ tư pháp về hình sự của luật hiện hành.

“Tiến hành khảo sát, thống kê, đánh giá thực trạng, tình hình người Việt Nam đang chấp hành án tại nước ngoài và nhu cầu được chuyển giao về Việt Nam để tiếp tục chấp hành án. Đồng thời, khảo sát khả năng đáp ứng yêu cầu tiếp nhận của các trại giam tại Việt Nam trong trường hợp tất cả các công dân Việt Nam đang chấp hành án tại nước ngoài mong muốn được trở về Việt Nam để chấp hành án” - Bộ Công an đề xuất.

Theo Thế Kha/Dantri.com.vn

Ông chủ lĩnh án tội hiếp dâm, cô gái giúp việc tật nguyền lầm lũi rời tòa

Trong thời gian ở lại giúp việc nhà cho bị cáo Thủy, chị Q. đã bị ông chủ nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm.

Huế: Bị CSGT truy đuổi, tài xế bỏ lại ô tô cùng gỗ lậu trốn vào rừng

Chở 26 phách gỗ đi tiêu thụ, khi bị lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế phát hiện, tài xế tăng ga bỏ chạy, đến đoạn đường vắng lập tức dừng và xuống xe chạy trốn vào rừng sâu.

Nghi án vợ sát hại chồng lúc nửa đêm ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng nay (6/3), Công an huyện Châu Đức đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng xảy ra lúc nửa đêm.

Thanh Hóa: Điều tra cái chết thương tâm của một phụ nữ độc thân tại chòi canh rẫy

Khi không thấy người thân trở về, gia đình nạn nhân đi tìm thì phát hiện người này đã tử vong trên chòi canh rẫy với nhiều vết thương trên cơ thể.

Mang súng bút lên máy bay, 2 thanh niên bị khởi tố

Ngày 5/3, Công an TP Hải Phòng cho biết cơ quan điều tra vừa khởi tố 2 đối tượng vì liên quan đến việc mang súng dạng bút lên máy bay.

Người đàn ông đốt pháo dài hơn 50m trong đám cưới ở Hà Nội khai gì?

Sau bị cơ quan công an tạm giữ hình sự, đối tượng Trần Văn Khang, người đốt pháo trong đám cưới ở xã Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) khai nhận đã lên mạng xã hội đặt mua pháo của một người lạ mặt, được người bán chuyển về nơi tổ chức đám cưới.

Đồng Nai: Nam thanh niên nổ súng khi chuyển đồ giúp bạn gái, 1 người trúng đạn

Được nhờ tới chuyển đồ giúp một cô gái, Khải mang theo súng và xảy ra ẩu đả với người đàn ông thuê phòng trọ. Khi nạn nhân bỏ chạy, Khải nổ súng, viên đạn trúng một người khác gây thương tích.

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối tượng đốt pháo trong đám cưới ở Hà Nội

Cơ quan Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa cho biết đã khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Khang (40 tuổi, ở khối 12, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Xử phạt thanh niên tung tin "lái xe đeo khẩu trang bị phạt 10 triệu đồng"

Ngày 4/3, Công an TP Hải Phòng cho biết vừa xử phạt 5 triệu đồng với thanh niên lên mạng xã hội tung tin "Từ ngày hôm nay, lái xe đeo khẩu trang bị phạt từ 10 triệu đồng".

Vụ con đánh chết cha ở Quảng Nam: Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Chiều 4/2, Công an tỉnh Quảng Nam cho hay đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can đối tượng đánh cha ruột tử vong ở phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !