Tại ngoại là gì? Những trường hợp được tại ngoại khi bị khởi tố

Không phải lúc nào khi bị khởi tố, bị can cũng bị tạm giam. Trong nhiều vụ án, chúng ta thường nghe đến cụm từ “tại ngoại”. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tại ngoại là gì và trường hợp được tại ngoại khi bị khởi tố.

Tại ngoại là gì? Điều kiện để được cho tại ngoại

Thông thường, khi cơ quan có thẩm quyền đã khởi tố một người thì sẽ tạm giam, tạm giữ người đó để giúp quá trình điều tra, xét xử được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người này có thể được tại ngoại.

Theo đó, tại ngoại không phải là một cụm từ được pháp luật định nghĩa rõ ràng. Đây chỉ là một từ được nhiều người dùng để gọi chung việc đối tượng đã có quyết định điều tra, khởi tố nhưng không bị tạm giam.

Bởi không được pháp luật quy định cụ thể nên điều kiện để được tại ngoại sẽ là điều kiện để bị can không bị áp dụng biện pháp tạm giam. Khi đó, theo Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, một người có thể được tại ngoại khi:

- Tội phạm gây ra không phải tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng;

- Nếu là tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng thì phải:

+ Không vi phạm biện pháp ngăn chặn khác: Cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh,…

+ Có nơi cư trú rõ ràng hoặc xác định được lý lịch của bị can rõ ràng;

+ Không phải bị bắt theo quyết định truy nã;

+ Không có dấu hiệu bỏ trốn;

+ Không có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này…

Như vậy, khi các cơ quan có thẩm quyền xét thấy mức độ của hành vi phạm tội chưa đến mức phải tạm giam và việc cho người này tại ngoại không gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể xét cho người bị truy tố được tại ngoại.

Chỉ được xét tại ngoại khi nộp tiền hoặc có người bảo lãnh

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, để được tại ngoại thì người bị khởi tố phải được bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm. Đây là 02 biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam.

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can thì cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định cho đối tượng này được tại ngoại mà không phải tạm giam.

Theo đó, để được bảo lãnh hoặc đặt tiền để bảo đảm, người bị khởi tố hoặc thân thích của người này phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ theo quy định.

Bảo lãnh (hay còn được gọi là bảo lĩnh)

Để bị can được bảo lãnh thì người đứng ra bảo lãnh phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

- Là người đủ 18 tuổi trở lên;

- Có nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;

- Có thu nhập ổn định, đủ điều kiện quản lý người được bảo lãnh;

- Nếu là cá nhân thì phải có ít nhất 02 người, là người thân thích của bị can phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập;

- Nếu là cơ quan, tổ chức thì bị can phải là người làm việc tại cơ quan, tổ chức đó;

Đặt tiền để bảo đảm

Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 nêu rõ, người thân thích của bị can có thể đặt tiền để bảo đảm cho người này được tại ngoại. Tuy nhiên, người thân thích cũng phải làm giấy cam đoan không để bị can vi phạm các nghĩa vụ trong thời gian được tại ngoại.

Nếu bị can vi phạm thì số tiền đã đặt sẽ bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước và bị can sẽ bị tạm giam. Nếu người này chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đã cam đoan thì số tiền này sẽ được trả lại.

Như vậy, không phải lúc nào khi bị khởi tố, bị can cũng bị tạm giam. Nếu đủ điều kiện để được bảo lĩnh hoặc đặt tiền bảo đảm thì những đối tượng này có thể được tại ngoại.

 

Nộp tiền để tại ngoại được áp dụng khi:

- Bị can, bị cáo phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải

- Bị can, bị cáo có khả năng về tài chính để đặt bảo đảm theo quy định. Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần mà không có hoặc không đủ tiền để đặt bảo đảm thì xem xét đến khả năng tài chính của người đại diện hợp pháp của họ.

- Có căn cứ xác định, sau khi được tại ngoại, bị can, bị cáo sẽ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng và không tiêu hủy, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử.

- Việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

Không áp dụng biện pháp nộp tiền để tại ngoại nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bị can, bị cáo phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

- Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

- Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; phạm tội rất nghiêm trọng thuộc loại tội phạm về ma túy, tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản;

- Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã;

- Bị can, bị cáo là người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

- Bị can, bị cáo là người nghiện ma túy;

- Bị can, bị cáo là người tổ chức trong trường hợp phạm tội có tổ chức;

- Hành vi phạm tội gây dư luận xấu trong nhân dân.

Tiền được đặt để bảo đảm là tiền mặt Việt Nam đồng, thuộc sở hữu hợp pháp của bị can, bị cáo hoặc của người đại diện hợp pháp của họ. Không được đặt tiền đang có tranh chấp, tiền đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, tiền có nguồn gốc bất hợp pháp để bảo đảm.

Mức tiền đặt để đảm bảo do cơ quan có thẩm quyền quyết định nhưng không dưới: 20 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 80 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng; 200 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng.

Các trường hợp bị can, bị cáo thuộc hộ nghèo, bị cáo là người chưa thành niên… thì có thể được quyết định mức tiền phải đặt thấp hơn nhưng không dưới 1/2 mức nêu trên.

Nghĩa vụ cam đoan, thời hạn được đặt tiền bảo đảm và thẩm quyền quyết định đặt tiền bảo đảm tương tự như biện pháp bảo lĩnh. Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam, số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì được trả lại số tiền đã đặt.

Điều kiện bảo lãnh tại ngoại cho bị can

Khi bị khởi tố hoặc truy tố trong một vụ án hình sự, bị can hoặc bị cáo sẽ bị tạm giam đến khi có phán quyết của Tóa án. Trường hợp không muốn bị giam giữ, có 02 biện pháp giúp bị can, bị cáo được tại ngoại đó là “bảo lãnh” và “nộp tiền để tại ngoại”.

Bảo lãnh cho bị can, bị cáo phải có điều kiện gì?

Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lãnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lãnh và cần đảm bảo:

Cơ quan, tổ chức:

- Bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức nhận bảo lãnh.

- Viết Giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Cá nhân:

- Đủ 18 tuổi trở lên;

- Nhân thân tốt;

- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;

- Thu nhập ổn định;

- Có điều kiện quản lý người được bảo lãnh;

- Là người thân thích của bị can, bị cáo;

- Phải có ít nhất 02 người nhận bảo lĩnh;

- Viết Giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập;

Nội dung cam đoan: Không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ tại khoản 3 Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Bị can, bị cáo được bảo lãnh phải cam đoan những gì?

- Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan

- Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội

- Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật

- Không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án

- Không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này

Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì bị tạm giam. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lãnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền.

Thẩm quyền cho phép bảo lãnh thuộc về ai?

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

- Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.

- Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

- Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa.

Căn cứ quyết định: Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi; Nhân thân của bị can, bị cáo. Hiện chưa có hướng dẫn chi tiết; do đánh giá của cơ quan có thẩm quyền.

Thời hạn bảo lãnh: Không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Thời hạn bảo lãnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

Thông tin tổng hợp theo luatvietnam.vn

Ông chủ lĩnh án tội hiếp dâm, cô gái giúp việc tật nguyền lầm lũi rời tòa

Trong thời gian ở lại giúp việc nhà cho bị cáo Thủy, chị Q. đã bị ông chủ nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm.

Huế: Bị CSGT truy đuổi, tài xế bỏ lại ô tô cùng gỗ lậu trốn vào rừng

Chở 26 phách gỗ đi tiêu thụ, khi bị lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế phát hiện, tài xế tăng ga bỏ chạy, đến đoạn đường vắng lập tức dừng và xuống xe chạy trốn vào rừng sâu.

Nghi án vợ sát hại chồng lúc nửa đêm ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng nay (6/3), Công an huyện Châu Đức đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng xảy ra lúc nửa đêm.

Thanh Hóa: Điều tra cái chết thương tâm của một phụ nữ độc thân tại chòi canh rẫy

Khi không thấy người thân trở về, gia đình nạn nhân đi tìm thì phát hiện người này đã tử vong trên chòi canh rẫy với nhiều vết thương trên cơ thể.

Mang súng bút lên máy bay, 2 thanh niên bị khởi tố

Ngày 5/3, Công an TP Hải Phòng cho biết cơ quan điều tra vừa khởi tố 2 đối tượng vì liên quan đến việc mang súng dạng bút lên máy bay.

Người đàn ông đốt pháo dài hơn 50m trong đám cưới ở Hà Nội khai gì?

Sau bị cơ quan công an tạm giữ hình sự, đối tượng Trần Văn Khang, người đốt pháo trong đám cưới ở xã Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) khai nhận đã lên mạng xã hội đặt mua pháo của một người lạ mặt, được người bán chuyển về nơi tổ chức đám cưới.

Đồng Nai: Nam thanh niên nổ súng khi chuyển đồ giúp bạn gái, 1 người trúng đạn

Được nhờ tới chuyển đồ giúp một cô gái, Khải mang theo súng và xảy ra ẩu đả với người đàn ông thuê phòng trọ. Khi nạn nhân bỏ chạy, Khải nổ súng, viên đạn trúng một người khác gây thương tích.

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối tượng đốt pháo trong đám cưới ở Hà Nội

Cơ quan Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa cho biết đã khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Khang (40 tuổi, ở khối 12, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Xử phạt thanh niên tung tin "lái xe đeo khẩu trang bị phạt 10 triệu đồng"

Ngày 4/3, Công an TP Hải Phòng cho biết vừa xử phạt 5 triệu đồng với thanh niên lên mạng xã hội tung tin "Từ ngày hôm nay, lái xe đeo khẩu trang bị phạt từ 10 triệu đồng".

Vụ con đánh chết cha ở Quảng Nam: Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Chiều 4/2, Công an tỉnh Quảng Nam cho hay đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can đối tượng đánh cha ruột tử vong ở phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !