Lời khai của bị cáo Trương Quý Dương về hợp đồng chạy thận với Công ty Thiên Sơn

Theo bị cáo Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình, để bệnh viện (BV) triển khai kỹ thuật chạy thận, cần phải có máy móc, kỹ thuật, con người. Quyết định 175 của BV về việc thành lập Đơn nguyên Thận nhân tạo nêu rõ việc điều phối là do trách nhiệm của khoa.

Đơn nguyên Thận nhân tạo được hình thành như thế nào?

Đơn nguyên Thận nhân tạo được thành lập nằm trong Khoa Hồi sức tích cực. Về kỹ thuật và con người, Đơn nguyên Thận nhân tạo cơ bản là đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật lọc máu. Cái “không cơ bản” có thể là cơ sở hạ tầng, vật chất.

“Nếu đủ quy mô và thiết bị, bị cáo đã thành lập Khoa Lọc máu, nhưng vì chưa đủ nên mới để đơn nguyên Thận nhân tạo nằm trong khoa Hồi sức tích cực. Còn về các vị trí để đảm đương kỹ thuật, theo bị cáo là đã đáp ứng được vì có bác sỹ, điều dưỡng được đào tạo về kỹ thuật lọc máu”, bị cáo Trương Quý Dương nói.

Cựu Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình khẳng định, tại khoa Hồi sức tích cực đã đáp ứng đủ điều kiện thực hiện công việc kỹ sư, kỹ thuật viên lọc máu. Đối với khoa Hồi sức tích cực, trừ một số bác sỹ được đào tạo kỹ thuật lọc máu, các điều dưỡng viên được đào tạo chương trình kỹ thuật viên và họ có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

Về tổ chức nhân sự tại Đơn nguyên Thận nhân tạo và Khoa Hồi sức tích cực, bị cáo cho rằng đã đáp ứng được yêu cầu tối thiểu tại thời điểm xảy ra sự cố. Tuy nhiên, không có văn bản nào quy định một bác sỹ phụ trách bao nhiêu máy, tùy thuộc điều kiện cụ thể và năng lực cán bộ.

Bị cáo Trương Quý Dương đang trả lời HĐXX.

“Bị cáo dựa vào ý kiến tư vấn của BV Bạch Mai (đơn vị chuyển giao kỹ thuật cho BVĐK tỉnh Hòa Bình) và ý kiến tư vấn của cán bộ tại Đơn nguyên Thận nhân tạo vì đa phần họ đã được đào tạo về kỹ thuật lọc máu. Theo phân cấp thì việc này thuộc thẩm quyền của lãnh đạo khoa, Giám đốc bệnh viện hoàn toàn không can thiệp”.

Bị cáo khẳng định chưa có đề nghị nào về mặt cơ sở vật chất của Đơn nguyên Thận nhân tạo mà bị cáo từ chối, chẳng hạn như yêu cầu bổ sung máy móc, bảo hành, sửa chữa thiết bị,…

Theo Đề án 1816 về xã hội hóa trong khám chữa bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình ký với Bệnh viện Bạch Mai (đơn vị được Bộ Y tế chỉ định phải chuyển giao kỹ thuật cho BVĐK tỉnh Hòa Bình) nhiều hợp đồng về việc đào tạo kỹ thuật toàn diện về lọc máu và đều có chứng chỉ do Bệnh viện Bạch Mai cấp. Hình thức đào tạo là đào tạo tại BV Bạch Mai và tại BVĐK tỉnh Hòa Bình theo phương thức “cầm tay chỉ việc”. Đã có 26 người được đào tạo, trong đó có 3 bác sỹ là Hoàng Công Lương, Hoàng Đình Khiếu và Hoàng Công Tình.

Trước khi chuyển giao công nghệ từ BV Bạch Mai, địa điểm chạy thận là tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, nhưng thực chất đơn vị thực hiện là BV Bạch Mai theo tinh thần của Đề án 1816.

Căn cứ xác định "tỷ lệ ăn chia" doanh thu chạy thận

Bị cáo Trương Quý Dương khẳng định lãnh đạo BV cùng với bị cáo "lo" việc xã hội hóa từ nhiều nguồn cho dự án xây dựng lại bệnh viện, trong đó có dự án cung cấp hệ thống RO số 1. Do nguồn kinh phí có hạn nên BV quyết định bổ sung thêm 1 kênh nữa là kênh xã hội hóa, bằng hình thức thuê máy của đối tác bên ngoài. Ngoài ra, BV còn xin thêm nguồn kinh phí để mua bổ sung hệ thống RO số 2.

“Toàn bộ hệ thống RO đều do BV dùng kinh phí để mua, duy nhất chỉ xã hội hóa trong máy chạy thận. Tại thời điểm 29/5/2017, trong 18 máy, BV sở hữu 13 máy, chỉ có 5 máy đang đi thuê từ đơn vị ngoài, sau khi Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn chuyển giao một số máy cho bệnh viện”, ông Dương nói.

Bị cáo Hoàng Công Lương (ngồi trước) vào đầu giờ chiều. Các bị cáo ngồi sau: Đỗ Anh Tuấn, Trương Quý Dương, Trần Văn Thắng, Hoàng Đình Khiếu.

Khẳng định việc xã hội hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, dựa trên hướng dẫn của Thông tư 15 của Bộ Y tế về xã hội hóa, bị cáo Dương cho rằng BVĐK tỉnh Hòa Bình đã làm công văn gửi Sở Y tế xin chủ trương thực hiện xã hội hóa và được đồng ý. Không chỉ máy chạy thận, BV đã xã hội hóa máy CT và đã phát huy hiệu quả rất tốt.

“Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và điều kiện về mặt kinh tế, bị cáo thấy như thế là hoàn toàn có lợi cho bệnh viện, có lợi cho tỉnh vì tỉnh không phải bỏ ra xu nào, và như thế cũng là có lợi cho nhân dân”.

Theo đó, Đảng bộ BVĐK tỉnh Hòa Bình đã họp và thống nhất có nên thuê hay không, thuê như thế nào, thuê ai,... sau đó ra Nghị quyết và phải làm rất nhiều đầu việc mới có thể triển khai việc thuê máy để thực hiện việc xã hội hóa.

Bị cáo thay mặt BVĐK tỉnh Hòa Bình ký Hợp đồng với Công ty cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn (Công ty Thiên Sơn). Trước khi Hội đồng kinh tế của BV quyết định, Hội đồng và bị cáo đã phải nghiên cứu rất kỹ, thậm chí đi đến một số bệnh viện để dò la tìm hiểu công ty này như thế nào và thấy công ty có đủ năng lực. Trong suốt quá trình hợp tác, Thiên Sơn hoàn toàn đáp ứng được về mặt chuyên môn.

“Tổng cộng có 4 lần BVĐK tỉnh Hòa Bình ký hợp đồng với Công ty Thiên Sơn, mỗi lần ký đều phải theo quy trình như vậy sau khi dưới khoa có đề xuất bổ sung máy. Ngành y tế rất coi trọng tính đồng bộ, quan điểm của BV là cái gì tốt nhất thì dùng”, cựu Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình nói.

HĐXX đặt câu hỏi: Tại sao không phải là đơn vị khác mà cứ phải để Công ty Thiên Sơn độc quyền?

Lúc này, ông Trương Quý Dương trả lời: “Nếu ngay từ đầu đưa ra yêu cầu BV cần 15-20 máy, có thể có một số lựa chọn khác tương tự chứ không phải duy nhất Thiên Sơn. Nhưng do yêu cầu lắt nhắt, mỗi lần 1-2 máy, việc yêu cầu các đơn vị khác là rất khó khăn trong quản lý, nếu 3-4 đơn vị cùng đặt máy thì thực sự không khoa học, không hợp lý”.

Bị cáo khẳng định lại một lần nữa việc ký kết hợp đồng căn cứ từ chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước cũng như căn cứ vào Thông tư 15 của Bộ Y tế. Còn việc mua bán hóa chất, vật tư lại theo quy định khác, không liên quan đến việc đặt và thuê máy. Ngoài ra, trên cơ sở Luật Dân sự, khi hết hình thức thuê mua thì Thiên Sơn chuyển giao máy chạy thận cho BV.

Trong quá trình hợp tác giữa hai bên, trách nhiệm của BV là tổ chức vận hành máy theo đúng quy định. Toàn bộ những vấn đề về con người là việc của BV. BV có trách nhiệm sử dụng máy theo đúng quy định và có nghĩa vụ tài chính đối với Thiên Sơn.

Thiên Sơn có nghĩa vụ cung cấp máy theo như hợp đồng, máy mới 100%, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chuyển giao kỹ thuật vận hành máy, đảm bảo máy hoạt động liên tục. Ngoài ra, công ty phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và các nghĩa vụ tài chính khác.

Việc phân chia quyền lợi giữa hai bên dựa trên nguyên tắc: Giai đoạn đầu tiên (1,5 năm) mức giá chạy thận là 400.000 đồng/ca (đã được HĐND tỉnh phê duyệt). Mức giá trên được cấu thành trên nội dung vật tư thiết bị, thiết bị đi kèm; tiền điện, nước, ấn phẩm,... trong đó Thiên Sơn được hưởng 360.000 đồng.

“Nói là lợi nhuận thì không phải mà đây là doanh thu. Bị cáo chỉ đạo không ai được thu thêm của bệnh nhân bất cứ khoản nào”, bị cáo Dương đính chính thông tin.

Sang giai đoạn 2: Căn cứ vị trí, số lượng máy, chất lượng máy,… khoán gọn theo ca với giá 7,7 USD/ca và Thiên Sơn được hưởng 100%. Sau giai đoạn này thì máy thuộc sở hữu của bệnh viện 100%.

PV

Ông chủ lĩnh án tội hiếp dâm, cô gái giúp việc tật nguyền lầm lũi rời tòa

Trong thời gian ở lại giúp việc nhà cho bị cáo Thủy, chị Q. đã bị ông chủ nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm.

Huế: Bị CSGT truy đuổi, tài xế bỏ lại ô tô cùng gỗ lậu trốn vào rừng

Chở 26 phách gỗ đi tiêu thụ, khi bị lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế phát hiện, tài xế tăng ga bỏ chạy, đến đoạn đường vắng lập tức dừng và xuống xe chạy trốn vào rừng sâu.

Nghi án vợ sát hại chồng lúc nửa đêm ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng nay (6/3), Công an huyện Châu Đức đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng xảy ra lúc nửa đêm.

Thanh Hóa: Điều tra cái chết thương tâm của một phụ nữ độc thân tại chòi canh rẫy

Khi không thấy người thân trở về, gia đình nạn nhân đi tìm thì phát hiện người này đã tử vong trên chòi canh rẫy với nhiều vết thương trên cơ thể.

Mang súng bút lên máy bay, 2 thanh niên bị khởi tố

Ngày 5/3, Công an TP Hải Phòng cho biết cơ quan điều tra vừa khởi tố 2 đối tượng vì liên quan đến việc mang súng dạng bút lên máy bay.

Người đàn ông đốt pháo dài hơn 50m trong đám cưới ở Hà Nội khai gì?

Sau bị cơ quan công an tạm giữ hình sự, đối tượng Trần Văn Khang, người đốt pháo trong đám cưới ở xã Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) khai nhận đã lên mạng xã hội đặt mua pháo của một người lạ mặt, được người bán chuyển về nơi tổ chức đám cưới.

Đồng Nai: Nam thanh niên nổ súng khi chuyển đồ giúp bạn gái, 1 người trúng đạn

Được nhờ tới chuyển đồ giúp một cô gái, Khải mang theo súng và xảy ra ẩu đả với người đàn ông thuê phòng trọ. Khi nạn nhân bỏ chạy, Khải nổ súng, viên đạn trúng một người khác gây thương tích.

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối tượng đốt pháo trong đám cưới ở Hà Nội

Cơ quan Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa cho biết đã khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Khang (40 tuổi, ở khối 12, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Xử phạt thanh niên tung tin "lái xe đeo khẩu trang bị phạt 10 triệu đồng"

Ngày 4/3, Công an TP Hải Phòng cho biết vừa xử phạt 5 triệu đồng với thanh niên lên mạng xã hội tung tin "Từ ngày hôm nay, lái xe đeo khẩu trang bị phạt từ 10 triệu đồng".

Vụ con đánh chết cha ở Quảng Nam: Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Chiều 4/2, Công an tỉnh Quảng Nam cho hay đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can đối tượng đánh cha ruột tử vong ở phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !