Hoa Hậu Phương Nga thực hiện "Quyền im lặng" và “hợp đồng tình ái” hợp pháp?

Vụ án hoa hậu Phương Nga bị truy tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông Cao Toàn Mỹ (Giám đốc một công ty ở TP.HCM) với số tiền 16,5 tỷ đồng đã được TAND TP.HCM xét xử và trả hồ sơ để điều tra lại đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Hoa Hậu Phương Nga thực hiện

Hoa hậu Phương Nga tại tòa

Thực hiện “Quyền im lặng”

Trong bản cáo trạng kết luận của VKS ND TP.HCM, Phương Nga không trả lời một câu hỏi nào của cơ quan điều tra. Nhưng dựa vào lời khai của Dung (đồng phạm), nạn nhân, những người làm chứng và chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra kết luận Nga đã có hành vi lừa đảo tài sản của ông M.

Tại tòa, bị cáo Phương Nga tiếp tục khiếu nại cáo trạng của VKSND TP.HCM là không đúng sự thực và khẳng định bị oan, bị cáo không phạm tội. Trước tòa, cô cũng khai rành mạch những tình tiết về “hợp đồng tình ái” đã khiến tòa phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Trao đổi về “Quyền im lặng” mà hoa hậu Phương Nga thực hiện, luật sư (LS) Nguyễn Văn Quynh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) chia sẻ: Phiên toà xét xử Hoa hậu Phương Nga vừa qua cho thấy, trong quá trình điều tra vụ án bị cáo Phương Nga đã vận dụng rất tốt quyền của mình trong điều tra, truy tố. Có lẽ, do bị cáo Phương Nga đã từng học tập ở nước ngoài lên vận dụng đúng quyền của mình khi bị điều tra, mặt khác Phương Nga thực hiện quyền trả lời của mình khi công khai tại phiên toà để dư luận giám sát, vì có thể vụ án có nhiều điều khuất tất mà bị cáo không thể trả lời khi lấy cung. Đây là quyền của bị cáo vận dụng rất tốt, đặc biệt trong thời gian lùi hiệu lực Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

“Hiến pháp năm 2013 quy định, “Quyền im lặng” gắn liền với quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người bào chữa đã được quy định tại khoản 4, điều 31 Hiến pháp năm 2013. Đây là quyền tự do dân chủ trọng yếu trong các quyền tự do dân chủ của công dân, trở thành một nguyên tắc tố tụng căn bản phải được tôn trọng và triệt để thực hiện”, luật sư Quynh khẳng định.

Luật sư Quynh chia sẻ:  Đặc điểm nói trên của mô hình Tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam cũng cho thấy nguyên tắc “bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội” và “không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội” đã được ghi nhận (điều 10 và 72 Bộ luật TTHS). Khoản 4, điều 209, Bộ luật TTHS cũng quy định tại phiên tòa, trong giai đoạn xét hỏi, nếu khi được hỏi bị cáo không trả lời thì Hội đồng xét xử chuyển sang xét hỏi người khác... Theo điểm (p), khoản 1,  điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999, việc “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Theo luật sư Quynh, trong thực tiễn, cũng có nhiều trường hợp bị can, bị cáo im lặng, không trả lời các câu hỏi mà người tiến hành tố tụng đưa ra. Thông thường, nếu bị buộc tội thì khi quyết định hình phạt, nhiều hội đồng xét xử cho rằng bị cáo đã không thành khẩn khai báo, không ăn năn hối cải để xử phạt nghiêm khắc hơn.

Đồng thời, do không quy định nghĩa vụ bảo đảm và hậu quả pháp lý, cho nên nhiều trường hợp cơ quan, người tiến hành tố tụng bằng các biện pháp khác nhau gây khó khăn cho người bị buộc tội trong việc thực hiện các quyền con người đã được pháp luật quy định. Trong đó có quyền được tiếp cận sớm nhất với người bào chữa. Các luật sư cũng gặp nhiều khó khăn bởi những rào cản về thủ tục làm hạn chế việc tư vấn và hỗ trợ về mặt pháp lý cho người bị buộc tội.

Trên thực tế, quyền im lặng chỉ có giá trị với người bị oan, còn nếu hành vi phạm tội thực sự thì vẫn bị kết tội bình thường. “Thực hiện tốt quyền này không những không cản trở mà nó còn giúp CQĐT không phải mang tiếng bị nghi ngờ về chuyện bức cung, nhục hình. Như vậy, quyền im lặng đã mang lại lợi ích kép cho cả hai phía chứ không riêng gì bị can, bị cáo”, luật sư Quynh khẳng định.

Hoa Hậu Phương Nga thực hiện

Tại tòa, ông Cao Toàn Mỹ phủ nhận toàn bộ "hợp đồng tình ái" mà Phương Nga khai

“Hợp đồng tình ái” có hiệu lực không?

Nếu lời khai của Nga, Dung là đúng thì theo luật sư Quynh, “hợp đồng tình ái” này không hợp pháp, không có giá trị pháp lý.

Đối chiếu với quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005, một giao dịch dân sự chỉ được coi là có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 2. Hình thức GDDS là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Luật sư Quynh cho hay: Khách quan mà nói, hợp đồng tình ái là vấn đề dân sự và đã bị vô hiệu theo nguyên tắc trái pháp  luật do ông Mỹ đã có gia đình và vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng, không chung thủy, không phù hợp với nền tảng đạo đức xã hội.

Về “hợp đồng tình ái” có dấu hiệu về tội danh vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng tại điều 147 Bộ luật hình sự, luật sư Quynh nói: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng với ông Mỹ.

Trước đó, trong phiên tòa, Phương Nga khai: thứ 2,4,6 ông Mỹ sẽ "ghé" buổi trưa, thứ 3,5,7 “ghé” buổi chiều tại căn hộ của cô.

“Luật hình sự đã quy định về việc chung sống như vợ chồng với người đã có vợ, có hôn nhân với người khác là vi phạm luật hôn nhân. Tòa có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với ông Mỹ về tội vi phạm chế độ 1 vợ  1 chồng”, luật sư Quynh cho hay.

Về “hợp đồng tình ái” này, nếu được điều tra làm rõ thì theo luật sư Quynh, việc cáo buộc bị cáo Nga lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phá vỡ. Tuy nhiên, nếu chỉ có lời khai mà không có chứng cứ chứng minh thì khó mà được HĐXX chấp nhận.

Công ước về các quyền dân sự và chính trị của Liên hiệp quốc tuy không đề cập trực tiếp khái niệm “quyền im lặng”, nhưng điều 14.3 (g) quy định “quyền không bị buộc phải cung khai bất lợi cho mình và quyền không thú tội”. Quyền này cùng với quyền được suy đoán vô tội tại điều 14.2 được nhà nước và tòa án ở nhiều quốc gia đồng nhất hoặc phái sinh ra quyền im lặng.

Còn các học giả thuộc hệ thống dân luật thì cho rằng quyền im lặng bắt nguồn từ “quyền suy đoán vô tội”, nguyên tắc “ai buộc tội, người đó phải chứng minh” của luật La Mã cổ đại.

Quyền im lặng được công nhận và phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước kể từ thế kỷ 19, đặc biệt là trong thế kỷ 20, nhất là sau khi có các quyền nhờ người khác bào chữa là một phần cụ thể của quyền im lặng; và đến lượt mình, quyền im lặng là bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện quyền bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, hạn chế được oan sai trong tố tụng hình sự.

Nguyễn Tuấn

Ông chủ lĩnh án tội hiếp dâm, cô gái giúp việc tật nguyền lầm lũi rời tòa

Trong thời gian ở lại giúp việc nhà cho bị cáo Thủy, chị Q. đã bị ông chủ nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm.

Huế: Bị CSGT truy đuổi, tài xế bỏ lại ô tô cùng gỗ lậu trốn vào rừng

Chở 26 phách gỗ đi tiêu thụ, khi bị lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế phát hiện, tài xế tăng ga bỏ chạy, đến đoạn đường vắng lập tức dừng và xuống xe chạy trốn vào rừng sâu.

Nghi án vợ sát hại chồng lúc nửa đêm ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng nay (6/3), Công an huyện Châu Đức đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng xảy ra lúc nửa đêm.

Thanh Hóa: Điều tra cái chết thương tâm của một phụ nữ độc thân tại chòi canh rẫy

Khi không thấy người thân trở về, gia đình nạn nhân đi tìm thì phát hiện người này đã tử vong trên chòi canh rẫy với nhiều vết thương trên cơ thể.

Mang súng bút lên máy bay, 2 thanh niên bị khởi tố

Ngày 5/3, Công an TP Hải Phòng cho biết cơ quan điều tra vừa khởi tố 2 đối tượng vì liên quan đến việc mang súng dạng bút lên máy bay.

Người đàn ông đốt pháo dài hơn 50m trong đám cưới ở Hà Nội khai gì?

Sau bị cơ quan công an tạm giữ hình sự, đối tượng Trần Văn Khang, người đốt pháo trong đám cưới ở xã Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) khai nhận đã lên mạng xã hội đặt mua pháo của một người lạ mặt, được người bán chuyển về nơi tổ chức đám cưới.

Đồng Nai: Nam thanh niên nổ súng khi chuyển đồ giúp bạn gái, 1 người trúng đạn

Được nhờ tới chuyển đồ giúp một cô gái, Khải mang theo súng và xảy ra ẩu đả với người đàn ông thuê phòng trọ. Khi nạn nhân bỏ chạy, Khải nổ súng, viên đạn trúng một người khác gây thương tích.

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối tượng đốt pháo trong đám cưới ở Hà Nội

Cơ quan Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa cho biết đã khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Khang (40 tuổi, ở khối 12, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Xử phạt thanh niên tung tin "lái xe đeo khẩu trang bị phạt 10 triệu đồng"

Ngày 4/3, Công an TP Hải Phòng cho biết vừa xử phạt 5 triệu đồng với thanh niên lên mạng xã hội tung tin "Từ ngày hôm nay, lái xe đeo khẩu trang bị phạt từ 10 triệu đồng".

Vụ con đánh chết cha ở Quảng Nam: Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Chiều 4/2, Công an tỉnh Quảng Nam cho hay đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can đối tượng đánh cha ruột tử vong ở phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !