Agribank chối bỏ trách nhiệm trả nợ BHXH gần 1.700 tỷ đồng?

“Tôi đề nghị HĐXX bác yêu cầu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc đòi lại tiền. Đề nghị TAND TP Hà Nội đề nghị TAND Tối cao bác bỏ nghĩa vụ của Agribank” – Trưởng ban pháp chế Ngân hàng Agribank nói.

HĐXX vụ án“Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam và Công ty cho thuê tài chính II (ALC II, trực thuộc Agribank).

Trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam và Công ty cho thuê tài chính II (ALC II, trực thuộc Agribank), mức độ thiệt hại được xác định là 1.697 tỉ đồng (bao gồm hơn 769 tỉ đồng tiền gốc và hơn 928 tỉ đồng tiền lãi).

Đây là số tiền từ 13 hợp đồng quá hạn với tổng số tiền ALC II còn nợ BHXH Việt Nam sau khi ALC II phá sản theo tuyên bố của TAND TP.HCM ngày 31/7/2018.

Có mặt tại phiên tòa xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại TAND TP Hà Nội sáng 19/9, đại diện Agribank – Trưởng ban Pháp chế của  Agribank phủ nhận nghĩa vụ trả nợ của Agribank đối với BHXH.

Khi ALC II vay tiền của BHXH, Agribank với tư cách là Công ty mẹ đã có chứng thư bảo lãnh gửi BHXH, trong đó cam kết nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp ALC II không thể trả nợ cho BHXH.

Đáng chú ý, mặc dù ghi là “Thư bảo lãnh” nhưng nội dung lại sử dụng từ “nhận hộ”, “vay hộ”. Tuy nhiên, theo đại diện Agribank tại phiên tòa,  ngân hàng chỉ  bảo lãnh thanh toán để nhận vốn nội tệ từ quỹ BHXH, và đây là hình thức huy động tiền gửi. Việc “nhận vốn” và “vay vốn” là khác nhau.

Đại diện Agribank đang trả lời các câu hỏi của luật sư.

Trưởng ban pháp chế Agribank cho rằng đây là quan hệ giữa hai doanh nghiệp, thực chất thỏa thuận này phù hợp với từng giai đoạn, văn bản này có tính chất định hướng giữa hai đơn vị với nhau, nên khi thực hiện có thể tuân thủ, nhưng điểm nào chưa phù hợp thì không cần thực hiện.

“ALC II là công ty của chúng tôi nhưng thành lập theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước ra quyết định thành lập và là đơn vị phê chuẩn về việc thành lập ALC II” và Trưởng ban Pháp chế Agribank nói: Tôi đề nghị HĐXX bác yêu cầu của BHXH Việt Nam về việc đòi lại tiền. Đề nghị TAND TP Hà Nội đề nghị TAND Tối cao bác bỏ nghĩa vụ của Agribank”.

Quá trình xét xử vụ án, TAND TP Hà Nội triệu tập bị án Vũ Quốc Hảo – nguyên Tổng Giám đốc ALC II, người bị TAND TP.HCM tuyên án Tử hình về tội “Tham ô tài sản” năm 2015 – có mặt tại tòa để làm rõ những vấn đề liên quan.

Trả lời câu hỏi của luật sư, bị án Vũ Quốc Hảo cho biết, trong tờ trình vay vốn do ALC II gửi Agribank có ghi rõ là nhận tiền vay, bảo hiểm yêu cầu cho vay nên ngân hàng nhận tiền vay chứ không phải tiền gửi.

 

Tử tù Vũ Quốc Hảo lặng lẽ ngồi một góc riêng trong phòng xử.

Trong khi đó, trả lời câu hỏi của đại diện VKS và các luật sư, bị cáo Lê Bạch Hồng – nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam – cho biết, trước khi ông làm Tổng Giám đốc BHXH, cơ quan này đã ký 11 hợp đồng cho vay đối với ALC II và không được báo cáo về việc ALC II làm ăn yếu kém nên không có nghi ngờ gì.

Bị cáo Hoàng Hà – nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban Kế hoạch - Tài chính BHXH Việt Nam – người trực tiếp soạn thảo hợp đồng cho vay, khẳng định không hề cố ý vì thực tế BHXH Việt Nam không hề có quy trình nào quy định đối tượng cho vay.

Lê Bạch Hồng cho biết, trong giai đoạn làm Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, từ năm 2010-2015, mức độ thiệt hại của BHXH từ việc cho vay “chỉ” 173 tỷ đồng, nhưng trong khoảng thời gian này Hồng “có công” mang về cho BHXH Việt Nam 51.000 tỷ đồng tiền lãi vay.

“173 tỷ đó là không may xảy ra, nhưng con số 51.000 tỷ đồng là rất lớn. Ngay sau khi xảy ra sự việc, bị cáo đã rút ngay ra bài học kinh nghiệm và thành lập Ban Pháp chế”.

Quá trình trả lời đại diện VKS và các luật sư, ông Hồng nhắc đi nhắc lại việc bị cáo thấy tiền tồn đọng gây lãng phí nên cho vay, và cho rằng việc cho vay là đúng với nhiệm vụ của mình.

“Nếu không cho vay thì Nhà nước mỗi ngày mất vài tỷ đồng nên tôi nghĩ mình phải làm tăng quỹ BHXH. Việc cho vay là theo bảo lãnh của Agribank nên tôi thấy yên tâm, mình làm như vậy là có lợi cho Nhà nước khi sử dụng tiền nhàn rỗi để nâng cao hiệu quả của BHXH. Việc cho vay như vậy là bảo đảm an toàn và có hiệu quả” – Lê Bạch Hồng nói.

Ông Hồng nói: “Tôi tin tưởng vì có thư bảo lãnh do Tổng Giám đốc Agribank ký. Tôi đã làm việc với Tổng giám đốc Agribank và được cam kết sẽ trả nợ”.

Lê Bạch Hồng (đeo kính, đứng trước) - cựu Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cựu Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

Lê Bạch Hồng tiếp tục: “Khi phát hiện thư bảo lãnh thứ ba và đã hủy 2 thư bảo lãnh trước, tôi đã làm việc với Agribank. Agribank khẳng định sẽ có trách nhiệm trả nợ cho BHXH và không chối bỏ trách nhiệm bảo lãnh của mình”.

“Thời điểm đó, Agribank gửi mấy công văn khẳng định sẽ chịu trách nhiệm. Và thực tế họ đã trả 200 tỷ đồng, họ đồng ý trả tiếp và hứa là sẽ trả, có điều trả ít một, mỗi lần trả khoảng 5 hoặc 3 tỷ đồng”.

Lời khai của Lê Bạch Hồng còn hé lộ những thông tin động trời, đó là trong số các ngân hàng thương mại vay tiền của BHXH Việt Nam, có nhiều đối tượng “gần giống như ALC II”.

Người tiền nhiệm của Lê Bạch Hồng, bị cáo Nguyễn Huy Ban (nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam) thậm chí còn “cảm ơn” Agribank về sự hợp tác với BHXH Việt Nam.

“Đúng ra chúng tôi gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng thì đúng hơn. Chúng tôi mời chào các ngân hàng thương mại nhưng không ngân hàng nào vay, ngoại trừ Agribank và ngân hàng Công thương” – bị cáo Ban nói.

Khi được hỏi vì sao BHXH không thành lập Ban pháp chế để rà soát các quy định của pháp luật, Nguyễn Huy Ban cho biết thời điểm đó đơn vị sự nghiệp không được phép thành lập Ban pháp chế.

Theo cáo trạng, ngày 25/12/2003, Lê Văn Sở (khi đó là Tổng Giám đốc Agribank) và Nguyễn Huy Ban ký thỏa thuận hợp tác về việc BHXH đồng ý cho Agribank, các chi nhánh cấp 1 và các công ty thuộc Agribank vay vốn.

Agribank chịu trách nhiệm toàn bộ về việc vay, sử dụng và hoàn trả vốn của tất cả các hợp đồng do Agribank trực tiếp đi vay, các chi nhánh cấp 1, các công ty trực thuộc ký kết với BHXH do Tổng giám đốc Agribank ký bảo lãnh.

ALC II là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, pháp luật không cho phép vay vốn của BHXH Việt Nam và cũng không cho phép BHXH Việt Nam cho ALC II vay vốn.

Tuy nhiên, thời điểm tháng 2/2008 và tháng 3/2008, Vũ Quốc Hảo (khi đó là Tổng Giám đốc ALC II) đã gặp Nguyễn Huy Ban và Nguyễn Phước Tường ( nguyên Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính) để đặt vấn đề vay vốn.

Hai bên đi đến thống nhất, để được BHXH Việt Nam cho vay vốn, ALC II phải có bảo lãnh của Agribank. Căn cứ vào đề nghị của ALC II, Nguyễn Thế Bình (khi đó là Tổng Giám đốc Agribank) đã ký 03 Thư bảo lãnh thanh toán để ALC II được nhận vốn của BHXH Việt Nam.

Từ tháng 4/2008 đến tháng 8/2009, các cán bộ BHXH Việt Nam đã lập 14 tờ trình đề nghị Nguyễn Huy Ban và Lê Bạch Hồng cho ALC II vay vốn từ Quỹ BHXH. Sau bút phê "đồng ý" của hai bị cáo này, 14 hợp đồng BHXH Việt Nam cho ALCII vay 1.010 tỉ đồng đã được thực hiện.

Việc cho vay vốn này là không đúng đối tượng, không đảm bảo nguyên tắc đầu tư Quỹ BHXH, trái với Điều 96, Điều 97 – Luật BHXH 2006… Ngày 31/7/2018, TAND TP Hồ Chí Minh tuyên bố ALC II phá sản.

Tính đến thời điểm ALC II phá sản, công ty này mới tất toán một hợp đồng ngắn hạn, còn 13 hợp đồng quá hạn với tổng số tiền nợ BHXH Việt Nam là hơn 1.697 tỉ đồng (bao gồm hơn 769 tỉ đồng tiền gốc và hơn 928 tỉ đồng tiền lãi).

Số tiền còn nợ này, ALC II không có khả năng thanh toán, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1.697 tỉ đồng.

Ngân Giang

Ông chủ lĩnh án tội hiếp dâm, cô gái giúp việc tật nguyền lầm lũi rời tòa

Trong thời gian ở lại giúp việc nhà cho bị cáo Thủy, chị Q. đã bị ông chủ nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm.

Huế: Bị CSGT truy đuổi, tài xế bỏ lại ô tô cùng gỗ lậu trốn vào rừng

Chở 26 phách gỗ đi tiêu thụ, khi bị lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế phát hiện, tài xế tăng ga bỏ chạy, đến đoạn đường vắng lập tức dừng và xuống xe chạy trốn vào rừng sâu.

Nghi án vợ sát hại chồng lúc nửa đêm ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng nay (6/3), Công an huyện Châu Đức đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng xảy ra lúc nửa đêm.

Thanh Hóa: Điều tra cái chết thương tâm của một phụ nữ độc thân tại chòi canh rẫy

Khi không thấy người thân trở về, gia đình nạn nhân đi tìm thì phát hiện người này đã tử vong trên chòi canh rẫy với nhiều vết thương trên cơ thể.

Mang súng bút lên máy bay, 2 thanh niên bị khởi tố

Ngày 5/3, Công an TP Hải Phòng cho biết cơ quan điều tra vừa khởi tố 2 đối tượng vì liên quan đến việc mang súng dạng bút lên máy bay.

Người đàn ông đốt pháo dài hơn 50m trong đám cưới ở Hà Nội khai gì?

Sau bị cơ quan công an tạm giữ hình sự, đối tượng Trần Văn Khang, người đốt pháo trong đám cưới ở xã Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) khai nhận đã lên mạng xã hội đặt mua pháo của một người lạ mặt, được người bán chuyển về nơi tổ chức đám cưới.

Đồng Nai: Nam thanh niên nổ súng khi chuyển đồ giúp bạn gái, 1 người trúng đạn

Được nhờ tới chuyển đồ giúp một cô gái, Khải mang theo súng và xảy ra ẩu đả với người đàn ông thuê phòng trọ. Khi nạn nhân bỏ chạy, Khải nổ súng, viên đạn trúng một người khác gây thương tích.

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối tượng đốt pháo trong đám cưới ở Hà Nội

Cơ quan Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa cho biết đã khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Khang (40 tuổi, ở khối 12, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Xử phạt thanh niên tung tin "lái xe đeo khẩu trang bị phạt 10 triệu đồng"

Ngày 4/3, Công an TP Hải Phòng cho biết vừa xử phạt 5 triệu đồng với thanh niên lên mạng xã hội tung tin "Từ ngày hôm nay, lái xe đeo khẩu trang bị phạt từ 10 triệu đồng".

Vụ con đánh chết cha ở Quảng Nam: Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Chiều 4/2, Công an tỉnh Quảng Nam cho hay đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can đối tượng đánh cha ruột tử vong ở phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !