“Ông nội anh hơn Đại tướng hai tuổi”

Ông cụ tên Trà Lợi, làng Đại An, xã Đại Lãnh, Đại Lộc, Quảng Nam. Năm nay ông đã 105 tuổi.

Anh thương binh Trà Quang Hảnh, nhà ngay chợ Hà Nha của Đại Lãnh. Tôi ngồi với anh, nói chuyện về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bách tuế. Anh cười: “Ông nội anh  hơn Đại tướng hai tuổi”. “Thiệt không?”. “Không giỡn”.

Đúng là không giỡn! Ông tên Trà Lợi, làng Đại An, xã Đại Lãnh, Đại Lộc, Quảng Nam. Rời chiếc giường hơi khó nhọc, ông chống gậy đến bên bàn. Gương mặt nhỏ, hơi dài, tai không to và dài, nghĩa là kinh nghiệm dân gian về cái gọi sự thọ cao, áp vào đây là không đúng. “Ông nhớ năm sinh không?”. “Có, ông sinh 1909”. “Ông nhớ tháng mô không?”. “Tháng 6, nóng nực mà”. Ông là con út trong một gia đình khá giả. “Ông già của ông mất năm ổng 32 tuổi. Ông nhớ lần đó ông già đi đốn hai cây huỳnh đàn về dựng nhà, lội qua suối xong ổng nói tau đốn hai  cây ni xong, là chết. Y như rứa. Mấy hôm sau ổng đi đám ma, về té ngã đụng cạnh bàn, chết luôn. Mấy ông anh cũng không thọ lắm, không ai thọ hơn 80 tuổi”. “Ông đau ốm chi không?”. “Không, đo huyết áp rồi, bình thường”. “Căn cước ông còn không?”. “Mất rồi con, chạy giặc thấy ông cố tổ, giấy má mô giữ lại được”. Người nhà đem Chứng minh nhân dân ra, trên đó ghi ông sinh ngày 8.6.1909.

“Ông nội anh hơn Đại tướng hai tuổi” - ảnh 1
Từ trái sang: Bà Bình (con gái), ông Lợi và bà Ngữ. Đứng sau là chị Lung. Ảnh: Mộc Miên

Ông có 7 người con. “Số ông nuôi con khổ lắm” - ông chậm rãi, nhắc  câu này đến mấy lần. Giọng người già đã yếu nghe càng buồn hơn, như cố tải hết nỗi niềm của bậc sinh thành: “Cứ đẻ con là nhà cháy, con đau, trâu chết. Giờ còn đứa con gái út”. Bà Trà Thị Bình là con gái ông, nay 70 tuổi, nhà ở  gần đó, chạy sang: “Bác đang ru đứa cháu nội ngủ”. “Đội hình” cháu gọi ông là cố, tổ, tôi không kịp thống kê. Như anh Hảnh, cháu nội đời áp út, nay cũng 55 tuổi rồi. Anh Hảnh kể, hồi còn khỏe, cứ đến tết là ông “chạy sô” đi cúng, hết việc làng đến nhà bà con, bởi ông biết quốc ngữ lẫn chữ Nho. “Học hết yếu lược, 3 đứa học thi đậu 2 đứa, ông đậu nên làng miễn cho chuyện canh gác”. Ông nói và nhắc bạn học đã thành người thiên cổ lâu lắc rồi. “Ông còn nhớ  mặt chữ không?”. “Nhớ chứ”. Tôi đẩy cái thẻ hội viên người cao tuổi ghi tên ông đến trước mặt. Ông chậm rãi đọc chính xác. “Ông nhớ chữ Nho viết tên Lợi là răng không?”. “Nhớ, nhưng tay yếu, cầm viết ghi không rõ đâu, chữ Nho trật một nét là khác liền”. Tôi viết chữ Lợi bằng chữ Nho. “Phải chữ ni không?”. “Phải. Khi chữ Nho cấm thì qua chữ quốc ngữ, nhưng bà mẹ ông cấm nói học làm chi nữa, nên không được học nhiều đâu”.

Ông nói rành rọt, nghe không cần nhắc lại lần hai, lại nói ba năm trở lại đây mắt đau yếu nên không làm được gì nhiều. “Ổng nói rứa chứ, hễ ngó không có ai canh là trốn ra vườn làm liền. Thằng Hảnh lấy cưa đục cất, bị ổng chửi rân lên” - con  dâu ông là bà Trương Thị Ngữ góp chuyện. “Làm được thì làm, mắc mớ chi nghỉ” - ông lên tiếng.

“Ông hay uống rượu không?”. “Không, vui lắm thì uống một ly thôi”. Ông nói ngay. Tôi nói: “Uổng, uống phải nhiều, say mới đã”. “Không được, tốt lành chi ba thứ đó. Ăn cũng rứa, chết sớm là do ăn kiểu “tiến lên”, chứ ông ngày 3 nữa, mỗi bữa một chén cơm canh là đủ”. Người nhà ông nói ông ăn chủ yếu là rau, khoai lang, chuối, thịt cá có thì ăn chút ít, không thì thôi, nhưng không có rau là la liền, lại cực kỳ kỹ lưỡng, dặn miết “đồ Trung Quốc là không ăn nghe”. Món khoái khẩu là bánh tráng thịt heo, bắp rang, rau muống. “Mới nghỉ xước mía đây thôi”. Bà Bình kể và cười to. Răng ông chỉ rụng mới hai chiếc. Ông hướng về tôi và cười: “Răng lạ nghe con, hồi nhỏ té một lần đau gần chết, chừ té miết lại không hề chi”.
Chị Lung cháu dâu ông kể, lúc bà còn sống có kể rằng vì chỉ đẻ được đứa con trai (cha anh Hảnh), bà muốn thêm con trai, bèn bắt ông có con với một bà mô đó. Ông không chịu, rằng con riêng con chung rắc rối lắm. Nói miết, ông đi, lát sau quay về, bà hỏi xong chưa, ông nói xong rồi. Bà bảo, ông mà nói láo tôi kiểm tra đó nghe. Ông cằn nhằn, đã nói là xong. Bà đó đẻ được đứa con gái. Ông nói, thôi nghe, bà bắt tôi đi, chừ thì khỏi nghe. “Năm đó vừa cướp chính quyền xong”. Ông nhớ lại và cười móm mém. “Nhà bà nớ bên kia sông, qua dốc là tới”. Thật bất ngờ, vừa lúc đó cô con gái ngoài giá thú mà được phép kia, xuất hiện. Bà này cũng ở trong xóm, cùng tuổi với bà Bình.

Cháu gọi ông là chú, là bác ruột, chết hết rồi. Cả làng này, ông là “tiên chỉ”.   Tôi nói: “Chúc ông sống thọ vài năm nữa”. “Ông chưa chết đâu, đợi đến năm mô  chết mà con cháu làm ăn tốt thì chết, chứ chừ trời chưa cho chết đâu”. “Sống thọ và chết sớm, cái mô sướng hơn ông?”. “Sống thọ sướng hơn chứ, coi sự đời ra răng chứ”. “Chừ ông muốn chi không?”. Ngẫm nghĩ một lát, ông nói: “Hồi trẻ muốn nhiều, chừ thì ông chỉ muốn một cái… ống điếu để hút thuốc chơi”. Cả nhà cười ầm lên.

Anh Hảnh nói rằng, ông có điều rất lạ, ai làm nhà mới, đám cưới, là ông đến vui vẻ chúc mừng, bày vẽ sao làm cho đúng, nói đó là niềm vui, phải vui với họ, bất luận con cháu trong nhà hay không. Thanh niên, đoàn thể hội hè, là ông đến góp tiền, nói mình phải làm gương cho bà con. Tính ông lại rất hài hước. Có cảm  giác ông không hờn giận, oán trách ai.

Tôi nhớ có lần đi đám tang mẹ của người bạn, bà thọ 86 tuổi. Bạn nói thế hệ trước sống thọ hơn chúng ta, ngoài ăn uống, môi trường sạch, thì họ có bí quyết mà ta không có, đó là suy nghĩ… sạch, tức là không tham sân si oán hận, những cụm từ càng ngày càng dày lên ở xã hội và con người hiện đại, khiến họ quay cuồng điên đảo trong tham cầu hỉ nộ ái ố. Khi tâm đã không yên, thì tất  trí loạn, tổn thọ là cái chắc.

Nguồn: Báo Quảng Nam

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !