Olympics 2014: ‘Trận chiến mạo hiểm’ của ông Putin

Thế vận hội mùa Đông Sochi được đánh giá là “cú đặt cược nặng tay” của Tổng thống Vladimir Putin để “khẳng định sự trở lại toàn diện của nước Nga cường quốc”. Nhưng liệu ông có thành công?
Olympics 2014: ‘Trận chiến mạo hiểm’ của ông Putin - ảnh 1

Nhận ra được ý đồ này của ông Putin và nước Nga nên giới truyền thông quốc tế đặc biệt quan tâm đến sự kiện. Ngay trong ngày khai mạc Olympics Shochi, tờ La Croix (Pháp) giật tít ngay trên trang nhất của mình: “Sochi, cú cá cược của Putin” và kèm theo đó là một bài xã luận: “Sự thách thức của Nga”. Nhật báo L’Humanité cũng chạy tựa lớn trên trang nhất: “Sochi: Trò chơi đầy rủi ro đối với Tổng thống Putin”.

Các tờ báo trên đều nhận định rằng, Thế vận hội mùa Đông Sochi 2014 là một “cú cá cược” của Tổng thống Vladimir Putin về uy tín của nước Nga. Theo các tờ báo này, ông Putin muốn nhân sự kiện trên khẳng định sự trở lại toàn diện của Nga trên trường quốc tế với tư cách là một cường quốc. Trong quyết tâm đạt được mục tiêu, Tổng thống Putin đã quyết định đầu tư tối đa và đạt mức kỷ lục 36 tỷ euro (50 tỷ USD) cho Thế vận hội mùa Đông Sochi 2014, vượt qua Thế vận hội mùa Hè Bắc Kinh 2008 tại Trung Quốc với mức 26 tỷ euro.

Tuy vậy, theo các tờ báo trên, trong 7 năm triển khai xây dựng các công trình phục vụ Thế vận hội mùa Đông tại Sochi, nhiều vấn đề đã phát sinh không nhận được sự đồng thuận của người dân địa phương.

Thứ nhất là vấn đề môi trường. Sochi là khu vực nóng nhất nước Nga, ở bên bờ biển Hắc Hải và cạnh dãy núi Kavkaz. Thành phố này hồi năm 2007 hoàn toàn không có cơ sở hạ tầng cơ bản cho sự kiện Thế vận hội. Vì vậy, theo các tờ báo, việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Sochi gần như là bắt đầu từ con số không. Từ đó, có rất nhiều công trình xây dựng phá vỡ cảnh quan, làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Olympics 2014: ‘Trận chiến mạo hiểm’ của ông Putin - ảnh 2

Bên cạnh đó, các công trình này cũng trở thành điều kiện cho vấn nạn tham nhũng phát triển. Các công trình thường được qua nhiều khâu trung gian và thường được giao cho các tập đoàn thân cận với chính phủ. Theo báo Les Echos, mức tham nhũng các công trình ở Sochi chiếm từ 20-60% tổng chi phí, còn báo La Croix cho rằng con số này là từ 30-60%. Và trong bảy năm xây dựng, chi phí đã tăng gấp 5 lần so với dự toán ban đầu.

Chưa hết, nguy cơ an ninh cũng là vấn đề làm các cơ quan an ninh Nga lo ngại. Có nhiều lo ngại sẽ xảy ra vụ  tấn công ở Volgograd hồi tháng 12 rồi làm 34 người thiệt mạng. Vì vậy, an ninh tại Olympics Sochi được các nhà chức trách Nga triển khai như đang trong tình trạng khẩn cấp, với khoảng 40.000 nhân viên an ninh tại Sochi.

Lòng tin của người dân Nga đang giảm sút trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang phát triển chậm lại. Việc cắt giảm ngân sách và hiện tượng giá cả leo thang được cho là sẽ thúc đẩy xu hướng bất lợi này. Tóm lại, có nhiều vấn đề tồn tại khiến cho cú cá cược trên có nguy cơ rơi vào cảnh: “Được ăn cả, ngã về không”.
Lương Minh

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !