Nữ sinh chống nạng làm thủ tục dự thi

Ngay trong buổi sáng làm thủ tục dự thi đại học đợt hai, tại ĐH Hà Nội, một thí sinh quên giấy tờ suýt khóc tại trường thi, còn một bạn khác phải chống nạng vì bị tai nạn giao thông.

Tại ĐH Hà Nội, sáng nay (8/7), ngay từ 6h các thí sinh đã bắt đầu có mặt tại trường để làm thủ tục dự thi. Theo phản ánh của các sinh viên tình nguyện, do 8h mới bắt đầu tập trung nên hơn 7 sĩ tử và người nhà mới đổ về trường.

Trò chuyện cùng Lê Thu (THPT Yên Viên, Long Biên, Hà Nội), sáng nay em tự đến trường làm thủ tục thi cùng các bạn mà không cần người nhà đi cùng. Thu cho biết em đi đến trường từ lúc 6h30 do nhà khá xa và đã chuẩn bị mọi thủ tục giấy tờ từ hôm qua để tránh bị quên.

Dự thi khối D vào khoa tiếng Đức, Thu chia sẻ: “Trong ba môn em lo lắng nhất là môn Toán. Đợt 1 em có dự thi khối A1 vào ĐH Công Đoàn nhưng đây mới là khối chính của em. Năm ngoái em thấy khoa này chỉ lấy khoảng 18 điểm, nên đăng ký dự thi. Tuy nhiên, năm nay khá nhiều bạn chọn khoa này khiến tỷ lệ choi cao nên em cũng cảm thấy hơi hồi hộp. Mặc dù vậy, em đã ôn tập khá tốt các môn và hy vọng sẽ đạt kết quả cao”.

Cô gái này còn cho biết trước khi thi đã kiêng kỵ các món ăn như trứng, chuối cách đây 2 tuần, sáng mai mẹ sẽ đưa Thu đi vì hợp mệnh.

Tương tự, Dương Thủy Tiên (Hàng Đào, Hà Nội) dự thi khối D vào khoa tiếng Pháp cũng chia sẻ đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ từ hôm qua và sẵn sàng bước vào kỳ thi đại học vì đã ôn tập khá tốt.

Khuôn mặt tự tin khi đến làm thủ tục, Đặng Nhật Trường (THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội) chia sẻ: “Đợt 1 em thi khối A1 vào ĐH Bách khoa và dự tính được khoảng 20 điểm. Vì vậy em không cảm thấy áp lực khi đi thi lần này. Mặc dù vậy, trong ba môn em khá lo lắng với môn Văn nên sẽ dành thời gian còn lại để ôn tập môn này”. Do nhà khá xa nên chàng trai này đã đi làm thủ tục từ sớm và dự định sáng mai sẽ đi thi từ lúc 5h.

Tuy nhiên, không phải thí sinh nào cũng đến trường thi suôn sẻ, bạn Võ Thị Tính (Tân Yên, Bắc Giang) sáng nay mới từ quê lên thẳng trường làm thủ tục đã quên mang theo giấy chứng nhận tốt nghiệp. Khuôn mặt lo lắng, Tính và anh trai đã lập tức gọi điện cho người nhà để tìm và sau đó nhanh chóng vào phòng làm thủ tục. Nhưng sáng mai, Tính vẫn phải xuất trình giấy chứng nhận tốt nghiệp mới được vào thi. Anh trai của Tính cho biết có lẽ sẽ đi về Bắc Giang để mang lên.

Chống nạng đi lại khó khăn khi bước vào phòng thi, bạn Phạm Thị Yến (Đông Hưng, Thái Bình) lập tức gây sự chú ý của rất nhiều người có mặt tại phòng thi. Cha của Yến cho biết sau khi thi tốt nghiệp đã đưa con lên Hà Nội để ôn lớp cấp tốc nhưng không may trên đường từ lên Hà Nội thì bị taxi đâm khiến em bị gãy chân. Mặc dù có đăng ký khối A nhưng Yến đã phải bỏ thi vì sức khỏe yếu. Tuy nhiên, cô gái này vẫn vui vẻ bước vào phòng làm thủ tục và sẽ cố gắng hết mình để đạt kết quả tốt.

Không chỉ các sĩ tử lo lắng mà rất nhiều người nhà đang chờ con tại trường thi cũng rất hồi hộp. Cô Nguyễn Thi Lan (TP Cao Bằng) đưa con đi thi vào khoa tiếng Anh được biết hai mẹ con đã lên Hà Nội được 1 tuần vì dự thi cả khối A vào ĐH Phòng cháy chữa cháy. Mặc dù rất lo lắng nhưng cô Lan chia sẻ gia đình hoàn toàn không gây áp lức cho con, thậm chí những ngày gần thi cô khuyên con nên nghỉ ngơi thay vì cố gắng nhồi nhét kiến thức.

Còn Nguyễn Thị Thắm (Đan Phương, Hà Tây) đưa em đi thi cho biết: “Do bố mẹ bận công việc mà mình lại học tại Hà Nội nên cả nhà quyết định giao phó việc đưa em đi thi cho mình. Sáng nay hai chị em đi từ 4h30 và đến thẳng trường thi”.

Do cũng vừa dự thi đại học năm ngoái, nên Thắm cho biết dặn dò kỹ lưỡng em trước khi bước vào phòng thi, đặc biệt là không cho cầm điện thoại để tránh gặp những tình huống đáng tiếc xảy ra.

Hình ảnh các thí sinh đến trường làm thủ tục dự thi ĐH đợt 2:

Nữ sinh chống nạng làm thủ tục dự thi - ảnh 1
Các thí sinh đăng ký thi tại ĐH Hà Nội làm thủ tục sáng nay.
Nữ sinh chống nạng làm thủ tục dự thi - ảnh 2
Sĩ tử được sự hướng dẫn nhiệt tình của sinh viên tình nguyện.
Nữ sinh chống nạng làm thủ tục dự thi - ảnh 3
Các thí sinh thi vào ĐH Sư Phạm Hà Nội 1 tỏ vẻ lo lắng và mệt mỏi.
Nữ sinh chống nạng làm thủ tục dự thi - ảnh 4
Hầu hết các thí sinh đi xem số báo danh và phòng thi tại ĐH Hà Nội đều đến muộn.
Nữ sinh chống nạng làm thủ tục dự thi - ảnh 5
Có những thí sinh 8h mới đến điểm thi này.
Nữ sinh chống nạng làm thủ tục dự thi - ảnh 6

Thí sinh xem số báo danh và phòng thi.

Nữ sinh chống nạng làm thủ tục dự thi - ảnh 7
Thí sinh bắt đầu nghe quy chế thi tại ĐH Hà Nội.

An Hoàng

Ảnh Lê Hiếu

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Đang cập nhật dữ liệu !