Những người giữ nghề thuyền nan ở Nội Lễ

Nghề đan thuyền nan Nội Lễ thuộc xã An Viên, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) đã có từ lâu đời, một thời đã trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên, nghề này đang ngày càng mai một đi và nguy cơ thất truyền là khó tránh khỏi.
Những người giữ nghề thuyền nan ở Nội Lễ - ảnh 1

Nghề làm thuyền nan đang ngày bị mai một.

Nghề đan thuyền nan Nội Lễ có từ khi nào không mấy ai còn nhớ nữa. Tuy nhiên cũng theo một số cụ già trong làng thì nghề đan thuyền ở đây có liên quan đến truyền thuyết kể về tướng quân Trần Ứng Long đem quân đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Trần Ứng Long đã hạ lênh cho quân vào rừng chặt tre đan thuyền  phỏng theo cách đan thúng. Nhờ có thuyền nan mà quân của Trần Ứng Long đã phá tan được quân của Đỗ Cảnh Thạc, góp phần làm thống nhất giang sơn. Người dân nơi đây tin rằng nghề bắt đầu có từ khi đó và cũng tâm niệm rằng Trần Ứng Long chính là ông tổ của nghề đan thuyền.

Nghề đan thuyền nan là một nghề truyền thống nhưng chỉ phát triển dưới hình thức là một nghề phụ. Ngoài thời gian dành cho công việc đồng áng, những lúc nông nhàn người dân mới tranh thủ làm những chiếc thuyền nan. Trước đây, dân thôn Nội Lễ làm đủ mọi loại thuyền từ, có những thuyền nhỏ dung để chở khi gặt lúa, hái sen… thuyền nan không chỉ phục vụ trong làng mà còn được bán rộng ra các vùng lân cận. Nguyên liệu chủ yếu là tre và nứa. Theo kinh nghiệm, tre làm cạp thuyền và thang thuyền làn những cây tre đực, tức là những cây tre to, có ống dài. Còn tre dung để uốn cong mũi thuyền hay phủ đầu thì dung tre cái là tốt nhất vì loại tre này có độ mềm, dẻo nhất định. Kích cỡ của mỗi loại thuyền dựa trên một khuôn mẫu chung. Nan thuyền Nan thuyền có 3 loại: nan dọc, nan ngang và nan mũi. Trong đó nan dọc là nan quan trọng nhất, vì nan dọc tạo nên xương sống của chiếc thuyền, nên thường được dùng đoạn gốc của cây nứa.

Đan mê thuyền là một trong những khâu quan trọng nhất của làm thuyền. Người thợ phải rất tỉ mỉ, cẩn thận khi đan thì các nan thuyền mới đều và khít khi đó các công đoạn sau: sơn thuyền, mê  và sắn thuyền sẽ gắn kết làm một, lòng thuyền sẽ ko bị thấm nước. Mê thuyền đan xong sẽ đem ra phơi nắng. Nan sẽ bị ngót, người thợ phải làm tiếp công đoạn nữa là dồn nan và cài thêm nan dọc theo kiểu “cất 5 đè 2”.Tiếp đến là công đoạn cạp thuyền. Người ta đào một cái hố đất theo hình lòng thuyền, sau đó chốt cọc ở bốn góc để làm gióng cạp. Cạp thuyền làm bằng tre đực già tách đôi, hai đầu vót mỏng. Cạp thuyền có hai loại là cạp trong và cạp ngoài. Cạp trong là thành phần chịu lực chính của thuyền nên phải dùng tre gốc. Cạp thuyền xong đến nộm thuyền để buộc chặt cạp trong và cạp ngoài.

Trong quy trình đan thuyền thì nức thuyền – buộc thuyền chính thức, là khâu quan trọng nhất. Trước đây người thợ nứt bằng lạt tre. Để lạt mềm và bền thì trước khi nứt, người thợ phải chọn lạt cật tre đem luộc kỹ sau ngâm với nước muối. Còn ngày nay hầu hết thuyền được nứt bằng dây thép nhỏ.  Sau khi nứt xong thì tiếp tục đến sơn. Thuyền được sơn bằng một loại vỏ cây gọi là sắn thuyền. Trước khi sơn, sắn thuyền phải được cạo sạch vỏ, dùng dao băm nhỏ, sau đó cho vào cối giã cho đến khi thật dẻo, thật nhuyễn thì thôi. Thuyền phải được sơn làm ba lần thì lòng thuyền mới không bị thấm nước. Sơn lần thứ nhất là để sắn thuyền kết dính toàn bộ các mắt nan, đến lần thứ hai, thứ ba là để củng cố lại độ kết dính. Sau khi sơn thuyền sẽ được hong phơi cho khô. Nhưng nếu phơi gặp trời nắng to quá thì sắn thuyền sẽ bị nứt. Vì vậy, trời nắng to phải phơi thuyền vào trong bóng râm miễn sao cho khi sờ tay vào mặt thuyền thấy se tay là được.

Về thôn Nội Lễ, xã An Viên, huyện Tiên Lữ những năm trở lại đây, sẽ rất khó để nhận ra đây từng là làng nghề đan thuyền truyền thống. Bởi hầu như các hộ gia đình đều chuyển sang nghề khác làm với mức thu nhập khá hơn lại thiết thực với cuộc sống hiện tại. Bác Phạm Văn Miền – một trong những người cuối cùng còn theo đuổi nghề đan thuyền chia sẻ: “Thời buổi này thuyền nan không còn được ưa chuộng nữa vì xuất hiện rất nhiều thuyền tôn, thuyền bê tông. Làm thuyền bây giờ ngày công thấp lắm, chịu khó lắm thì cũng chỉ được vài chục nghìn nhưng cái khó là hiếm người mua lắm nghìn, đa phần người dân nơi đây đã chuyển sang làm nghề khác với mức thu nhập cao hơn.”

Chính sự thay đổi của thị trường, sự phát triển của công nghệ đã gần như “xóa sổ” một làng nghề truyền thống. Đây không chỉ là vấn đề riêng của thôn Nội Vũ, mà còn là vấn đề đặt ra đối với việc lưu giữ và phát triển các ngành nghề truyền thống từ lâu đời không chỉ ở Hưng Yên mà còn ở các địa phương khác trong cả nước cần rất nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan.

Hoàng Nam

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !