Những hậu quả khó lường khi trẻ dùng mạng xã hội không an toàn

Học sinh được dạy kỹ năng về công nghệ thông tin, nhưng lại thiếu các kiến thức về an toàn khi sử dụng mạng. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà các em phải đối mặt như bị bắt nạt.

Với sự phát triển của internet, mạng xã hội, trẻ em đã trở thành “công dân số” từ rất sớm và công nghệ mạng đã tạo ra những thay đổi lớn trong cách thức các em kết bạn, giao tiếp với xã hội. Internet, mạng xã hội mang đến nhiều cơ hội học tập, mở mang kiến thức, giải trí, nhất là với những trẻ em ở vùng sâu, vùng xa. Song, nhiều người cũng tỏ ra lo ngại về những tác động xấu, nguy cơ rủi ro trẻ phải đối mặt.

Theo TS Trần Văn Công, Khoa Tâm lý giáo dục, ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) thì qua một nghiên cứu của nhóm này cho thấy học sinh bị bắt nạt nhiều nhất là trên mạng xã hội Facebook, tiếp đến là các ứng dụng nhắn tin như Zalo, Viber; các trang chia sẻ hình ảnh, video clip qua Youtube, Instagram.

Các hành vi bị bắt nạt trực tuyến là gửi các bình luận đe dọa, gây tổn thương thông qua email hoặc tin nhắn; gửi những tin nhắn đe dọa, gây tổn thương; gây hiểu lầm bằng cách giả vờ là người giới tính khác; chế nhạo người khác trong các nhóm diễn đàn…

Những nguyên nhân học sinh đi bắt nạt trực tuyến được xác định như bắt nạt trực tuyến trên mạng sẽ nhiều người biết hơn, làm như vậy để trả thù lại những người bạn đã từng làm thế với mình. Ngoài ra, môt nguyên nhân học sinh bắt nạt trực tuyến người khác nhiều nhất là chỉ trêu đùa cho vui.

{keywords}
Ảnh minh họa

Cũng theo TS Trần Văn Công và nhóm nghiên cứu, cứ 10 học sinh thì có khoảng 3 - 4 em tham gia vào bắt nạt trực tuyến với các vai trò khác nhau như thủ phạm, nạn nhân, vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân. Học sinh nam đi bắt nạt nhiều hơn nữ, nữ vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân nhiều hơn nam. Việc các em thường xuyên bị bắt nạt trên mạng đối diện với nhiều nguy cơ.

Với mối quan hệ xã hội, các em sẽ sợ hãi, ngại gặp các bạn, thầy cô. Có trường hợp bị ghép ảnh nhạy cảm sẽ không dám gặp ai nữa, học tập bị ảnh hưởng, không tập trung học hành, luôn có cảm xúc lo lắng, sợ hãi, ảnh hưởng đến cuộc sống các em. Thậm chí, có những trường hợp không chịu được áp lực đã tìm đến những giải pháp tiêu cực như rạch tay, tự tử.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng có tác động mạnh hơn đến trẻ em so với hành vi trẻ em bị xâm hại trong đời thực

Dù tình trạng bắt nạt trực tuyến xảy ra khá nhiều, song các chuyên gia tâm lý đều thừa nhận, các chương trình mang tính phòng ngừa nạn bắt nạt học đường hiện nay tại các trường học còn rất hạn chế.

Để ngăn chặn và khắc phục những hậu quả của bắt nạt trực tuyến nói riêng và bắt nạt học đường nói chung, các bậc cha mẹ nên chú ý xem con mình có những dấu hiệu bất thường nào để can thiệp, giúp đỡ. Khi trẻ chán học, uể oải, than phiền, sợ hãi… bố mẹ cần tìm cách chia sẻ với con hoặc khuyến khích con đến gặp chuyên gia tâm lý.

Giáo viên cũng có thể trao đổi với học sinh, nói chuyện một cách tình cảm, để các con cảm thấy tin tưởng và được tin tưởng, từ đó thoải mái chia sẻ câu chuyện của mình. Ngoài ra, bố mẹ và thầy cô cũng cần nói cho trẻ hiểu thế nào là bắt nạt trực tuyến, sự phê phán, chỉ trích ra sao thì coi là bắt nạt, những gì nên làm và không nên làm khi tham gia vào môi trường mạng xã hội để tránh những hậu quả đáng tiếc khi trẻ bị “vướng” vào các tình huống này.

Đầu tiên bố mẹ hãy lắng nghe và cảm thông: Bố mẹ có xu hướng cố gắng sửa chữa mọi chuyện, nhưng điều quan trọng đầu tiên cần làm là đáp ứng nhu cầu cảm xúc, cần được chia sẻ của trẻ. Hãy nhờ trẻ diễn giải những chuyện đang xảy ra, cho xem các bài đăng/đoạn chat và chụp màn hình.

Bắt nạt trên mạng có thể khiến trẻ cảm thấy bị cô lập, không có ai bên cạnh. Hãy xóa đi suy nghĩ này của trẻ bằng cách chứng minh cho con thấy có những người quan tâm và luôn ở bên con.

Đừng lấy điện thoại của trẻ: Một trong những lý do trẻ không đề cập đến việc bị bắt nạt trực tuyến là sợ bố mẹ sẽ tịch thu điện thoại hoặc giới hạn thời gian truy cập mạng xã hội, cho dù bố mẹ có ý tốt khi làm vậy, trẻ vẫn có cảm giác bị phạt.

Thay vì không cho trẻ dùng điện thoại, hãy ở cạnh con và cùng tìm cách để con dùng Internet một cách an toàn.

Hoàng Thanh

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !