Nhiều mô hình chăn nuôi giúp các hộ nghèo ở Quảng Ngãi thoát nghèo

Các mô hình nuôi gà, nuôi lợn, dê hay nuôi cá… đã và đang là những mô hình kinh tế hiệu quả được nhân rộng trên địa bàn Quảng Ngãi giúp người dân giảm nghèo bền vững.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, rất nhiều mô hình đầu tư phát triển kinh tế dành cho hộ nghèo, cận nghèo ở các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh được triển khai, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Trong đó, ưu tiên hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo trên địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng an toàn khu trên địa bàn các huyện của tỉnh Quảng Ngãi như Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ và phường Phổ Minh và xã Phổ Khánh (TX. Đức Phổ).

{keywords}
Mô hình nuôi gà giúp hộ nghèo ở Quảng Ngãi thoát nghèo. (Ảnh minh họa)

Điển hình như mô hình nuôi lợn kybafn2 huyện Sơn Hà, Sơn Tây. Lợn ky là loại lợn rừng lai với lợn bản địa, dễ nuôi, khả năng thích ứng cao, ít dịch bệnh, thịt chắc, nhiều nạc, thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Hơn nữa, thịt lợn ky còn được chế biển sản phẩm lợn ky xông khói, lạp xưởng…

Hay mô hình nuôi gà kiến của người dân bản địa Sơn Hà  là giống gà của địa phương, rất phù hợp với các huyện miền núi. Việc cho gà ăn cũng theo quy định thức ăn như ngô, lúa, bã mì, trộn chung với nhau cho gà ăn để săn chắc thịt.

Các mô hình chăn nuôi này đã được chính quyền địa phương phối hợp với đơn vị tiêu thụ như ở siêu thị khu vực miền Trung và miền Nam, đảm bảo hướng tiêu thụ bền vững và tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và vốn vay ưu đãi, chị Đinh Thị Giấy, xã Sơn Trung (huyện Sơn Hà) đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà. Dần dần mở rộng quy mô khiến thu nhập cứ thế tăng lên. Chị Giấy từng thuộc diện hộ nghèo nhận trợ cấp của Nhà nước, nay đã thoát nghèo.

Hay như gia đình Đinh Văn Thu, xã Sơn Long (huyện Sơn Tây) từ 5 con dê được cấp vào năm 2017, đến nay, anh đã có trong tay đàn dê gần 20 con. Nhờ sự hỗ trợ về kỹ thuật cũng như cách chăm sóc, nên đàn dê của anh dần ổn định và sinh sản tốt.

Mô hình nuôi cá nước ngọt bằng lồng bè hồ Nước Trong của các hộ dân xã Trà Xinh (Trà Bồng) cũng được xem là khá hiệu quả. Được chính quyền hỗ trợ kinh phí làm lồng bè, cá giống, thức ăn chăn nuôi… nhiều hộ dân thu về hàng trăm triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi lồng cá thu lãi tới 20 - 30 triệu đồng.

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, việc nhân rộng các mô hình giảm nghèo đang phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho các hộ nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo.

Để các mô hình khi nhân rộng phát huy hiệu quả, các cấp, ngành, địa phương phải chủ động triển khai, hướng dẫn, bám sát trong quá trình thực hiện, thậm chí cầm tay chỉ việc. Tuy vậy, chủ lực vẫn là bản thân mỗi người dân phải tự nâng cao ý thức, trách nhiệm trong làm ăn. Có như vậy công tác giảm nghèo mới thực sự hữu hiệu.

Trong 5 năm qua, thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế trên cơ sở các mô hình đang phát huy hiệu quả, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai nhân rộng 9 mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cho 598 hộ dân, với tổng kinh phí hơn 11,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương, vốn đối ứng của người dân, vốn vay ưu đãi và vốn khác.

Đó là các mô hình chăn nuôi bò cái địa phương sinh sản; chăn nuôi dê bản địa sinh sản; phát triển chăn nuôi heo bản địa; cải tiến chăn nuôi bò cái lai Zebu F2; phát triển chăn nuôi gà ta; chăn nuôi bò cái Zebu sinh sản; nuôi heo ky sinh sản; chăn nuôi trâu cái nội sinh sản; nhân rộng mô hình cam sành.

Thời gian qua, chính sách giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi được triển khai đầy đủ, kịp thời nên tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,82%. Đầu năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 15,19% thì đến nay chỉ còn 6,17%. 

Minh Thư

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !